Đừng bao giờ lơ là tu luyện



Tác giả: Đồng Chân

[ChanhKien.org] Gần đây, một đồng tu ở điểm luyện công địa phương chúng tôi đã qua đời vì nghiệp bệnh. Trong vài năm qua, vài đồng tu đã ra đi, rất nhiều người là thành viên chủ chốt của nhóm học Pháp địa phương và độ tuổi trung bình của họ mới chỉ 65 tuổi. Tôi cảm thấy rất đau buồn cho những học viên này và đã suy nghĩ rất nhiều.

Trong 10 năm qua, một số đồng tu đã bị bức hại rất nghiêm trọng. Vẫn còn những người khác hàng ngày bận rộn với các hạng mục Đại Pháp đến mức trở nên lơ là tu luyện cá nhân. Bất kể chúng ta đã tu luyện Đại Pháp được bao lâu, bất kể đã làm bao nhiêu việc giảng chân tướng hay đã cứu được bao nhiêu người, chúng ta không bao giờ được phép chểnh mảng trong tu luyện cá nhân mình. Trong “Bài giảng thứ nhất” trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã giảng:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.”

Sư phụ cũng đã giảng rõ cho chúng ta về nguyên nhân đằng sau việc không thể đề cao tầng:

“Không biết Pháp tại cao tầng thì chẳng có cách nào tu; không hướng nội mà tu, không tu tâm tính [thì] chẳng thể tăng công.”

Thời kỳ đầu tu luyện, chúng ta đều có thể nắm chắc những yêu cầu căn bản này để tu bản thân, đều biết rằng hễ gặp mâu thuẫn thì tìm ở bản thân, cơ thể có chỗ nào khó chịu tức là Sư phụ đang giúp mình tiêu trừ nghiệp bệnh, đều biết rằng dù bận thế nào cũng cần kiên trì học Pháp luyện công.

Cùng với quá trình tu luyện cá nhân bước sang giai đoạn tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, các đệ tử Đại Pháp vừa tu luyện tốt bản thân, vừa giải thể tà ác, cứu độ chúng sinh. Một số đồng tu đã dần dần xao lãng việc tu luyện cá nhân trong khi làm các hạng mục Đại Pháp, những học viên này hay biện minh bằng “can nhiễu của tà ác” để che giấu những vấn đề mà đáng lẽ phải được giải quyết thông qua tu luyện. Những học viên như vậy thường lấy lý do bào chữa rằng “quá bận rộn với các hạng mục Đại Pháp” để che giấu sự phóng túng trong tu luyện. Một số học viên vì tâm sợ hãi không bỏ, lại coi những sinh mệnh nên cứu độ là “tà ác” để diệt trừ… Thực ra dù là tu luyện cá nhân hay là tu luyện trong Chính Pháp, yêu cầu đối với tu luyện của chúng ta từ trước tới nay không hề thay đổi, là do chúng ta có nhân tâm và bản thân ôm giữ tâm chấp trước không bỏ mà tự hạ thấp yêu cầu của Pháp đối với chính mình.

Từ trước đến giờ, cựu thế lực không nghĩ theo cách như vậy trong cuộc bức hại chưa từng có đối với Đại Pháp và các đệ tử Đại Pháp. Cựu thế lực thấy khó chịu khi chúng ta trở thành đệ tử Đại Pháp, kết quả là, ngay cả những điều tầm thường cũng có thể bị chúng lợi dụng như một cái cớ để tiếp tục cuộc đàn áp nếu chúng ta không cư xử đúng đắn. Tôi mới đọc kinh văn gần đây nhất của Sư phụ Giảng Pháp tại Pháp hội Newyork 2015 và càng minh bạch hơn về việc không bao giờ được lơ là trong tu luyện cá nhân. Người và Thần chỉ khác biệt trong một niệm, ngay khi một người lơi lỏng, người đó rất dễ bị rớt xuống tầng thứ người thường. Khi chúng ta buông lơi một chút, chúng ta đang thực sự đang tiến gần trở thành một người bình thường. Một sơ suất nhỏ rốt cuộc có thể trở thành một tổ kiến dẫn đến sự sụp đổ của một con đập. Sư phụ đã giảng cho chúng ta câu chuyện về một người tu luyện đơn độc trong núi. Ban đầu người đó rất tinh tấn tu luyện; rồi một ngày, có một con nai bị trúng tên của thợ săn chạy đến chỗ người tu luyện này. Người ấy quyết định giúp đỡ con nai và giữ nó lại bên mình vì người đó rất cô đơn khi tu luyện thiền định trong núi. Khi thời gian trôi đi, người này ngày càng trở nên yêu quý con nai và thậm chí đối xử với nó như một người bạn thân thiết nhất, dành rất nhiều thời gian công sức vào con nai đó, lơ là không tinh tấn tu luyện. Sau khi con nai chết, người tu luyện này nghĩ về nó suốt ngày đêm. Ngay cả đến khi anh ta sắp chết, trong tâm trí anh ta chỉ nghĩ về con nai đó. Sau khi người tu luyện này qua đời đi, anh ta đã chuyển sinh thành một con nai và bao nhiêu năm tu luyện cá nhân của anh ấy đã bị hủy hoại chỉ trong một ngày. Bài học từ câu chuyện này vô cùng nghiêm trọng.

Khi chúng ta mới bắt đầu tu luyện Đại Pháp, nếu có một ngày không luyện công, chúng ta nhất định dành thời gian để luyện bù. Đến bây giờ, liệu chúng ta có luôn làm như vậy? Đôi khi vì một số lý do chúng ta không phát chính niệm, liệu chúng ta có phát bù? Khi chúng ta mới bắt đầu học Pháp, chúng ta luôn luôn hướng nội bất cứ khi nào có việc gì khiến mình động tâm. Sư phụ đã giảng cho chúng ta trong Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu:

“Chư vị hãy nhớ lời tôi: Cho dù đó có phải vấn đề của chư vị hay không, chư vị nên hướng nội tìm, và chư vị sẽ tìm thấy vấn đề.” (Tạm dịch)

Do đó, liệu chúng ta vẫn đang làm điều mà mình vẫn làm khi mới tu luyện hay không? Vâng, có can nhiễu của tà ác, vâng, có rất nhiều lý do bên ngoài, và chúng ta vẫn cần phải “hướng nội” trong suốt quá trình tu luyện cá nhân và trong thời kỳ Chính Pháp. Mỗi đệ tử Đại Pháp cần phải suy ngẫm về sự nhiệt huyết khi mới tu luyện Đại Pháp, và tình trạng hiện nay là như thế nào? Nếu chúng ta đang lơ là giải đãi trong tu luyện, thì chúng ta cần phải tu luyện bản thân mình một cách vững vàng hơn từ bây giờ. Hãy tu luyện chăm chỉ và tinh tấn như thuở ban đầu.

Mỗi chấp trước đều là các vật chất tồn tại. Nếu chúng ta không hướng nội tu và đề cao bản thân mình, những nhân tố vật chất đó sẽ không bao giờ bị loại bỏ. Có những quan niệm được hình thành hàng nghìn năm và đã trở thành một phần cơ thể chúng ta trong các không gian khác. Sư phụ đã cho chúng ta chiếc chìa khóa để giải thể tất cả những nhân tố đó: hướng nội tìm. Bây giờ, bất cứ khi nào chúng ta gặp khổ nạn, chúng ta luôn có xu hướng nhìn ra bên ngoài. “Nhìn vào bên trong” chân chính là phải oan tâm thấu cốt, tương đương với việc cắt thịt của mình, tất nhiên, “cắt thịt” từ cơ thể mình là vô cùng đau đớn thê thảm. Thế nhưng chỉ có thông qua việc hướng nội vô điều kiện chúng ta mới có thể hoàn thiện chính mình và loại bỏ các “vật chất đen” khỏi cơ thể.

Dù có bận rộn với các hạng mục Đại Pháp thế nào, dù đóng vai trò quan trọng trong hạng mục Đại Pháp đến đâu, người đó cần phải sắp xếp thời gian để học Pháp, tu luyện bản thân trong khi hoàn thành các hạng mục đó. Chỉ khi chúng ta tu luyện tốt bản thân mình thì chúng ta mới có thể thực hiện các hạng mục Đại Pháp với tâm thái của một người tu luyện; với tâm thái đó, mới đảm bảo rằng công việc Đại Pháp của chúng ta sẽ hiệu quả hơn, kết quả sẽ tốt hơn. Trái lại, nếu chúng ta tự tách mình khỏi Pháp vì không tu luyện bản thân tốt, sẽ rất khó khăn để chứng thực Pháp, chúng ta có thể khiến bản thân rơi rớt đến tầng thứ của người bình thường và dùng cách của người thường để giải quyết vấn đề, cựu thế lực chắc chắn sẽ chớp lấy cơ hội để can nhiễu chúng ta.

Dù cho những người bình thường đã trở nên thoái hóa như thế nào, hay những người xung quanh chúng ta bị tà đảng đầu độc nghiêm trọng đến đâu, chúng ta đều cần tu luyện bản thân mình. Chúng ta thậm chí không phải nhìn vào đồng tu khác. Chúng ta đã có Pháp trong tâm mình; chúng ta nên luôn luôn tu luyện theo nguyên tắc cơ bản của Đại Pháp để có thể bước đi ngay chính trên con đường của mình và giúp cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa.

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7006



Ngày đăng: 23-09-2015

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.