Nghiên cứu luân hồi | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSat, 23 Nov 2024 08:08:09 +0000en-UShourly1Nghiên cứu luân hồi: Câu chuyện hôn nhânhttps://chanhkien.org/2020/09/nghien-cuu-luan-hoi-cau-chuyen-hon-nhan.htmlSat, 19 Sep 2020 03:28:45 +0000https://chanhkien.org/?p=26582Tác giả: Thanh Địch   [ChanhKien.org] Chấp tử chi thủ Dữ tử hữu duyên Tử sinh khiết khoát Dữ tử thành thuyết Chấp tử chi thủ Dữ tử giai lão Chấp tử chi thủ Phu phục hà cầu (Dịch nghĩa: Ta nắm tay nàng, có duyên với nàng. Chết sống hay xa cách, đã cùng […]

The post Nghiên cứu luân hồi: Câu chuyện hôn nhân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thanh Địch

 

[ChanhKien.org]

Chấp tử chi thủ

Dữ tử hữu duyên

Tử sinh khiết khoát

Dữ tử thành thuyết

Chấp tử chi thủ

Dữ tử giai lão

Chấp tử chi thủ

Phu phục hà cầu

(Dịch nghĩa: Ta nắm tay nàng, có duyên với nàng. Chết sống hay xa cách, đã cùng nàng thành lời thề ước. Ta nắm tay nàng, Hẹn ước sẽ sống chung với nhau đến tuổi già. Ta nắm tay nàng, còn gì phải truy cầu) (Kinh thi – Quốc phong – Kích cổ)

Bài thơ lấy bối cảnh người đi quân dịch nhớ gia đình, kể lại lúc mới lập gia đình, đã ước hẹn với vợ, chết sống hay xa cách cũng không bỏ nhau; lại nắm tay vợ mà hẹn sống với nhau đến già.

Con người có luân hồi, cuộc hôn nhân đời này của chúng ta thực ra đã được định sẵn từ duyên đời trước. Nhìn từ góc độ này, chúng ta có thể có một tầng chú giải sâu sắc hơn đối với câu thơ “Tử sinh khiết khoát – Dữ tử thành thuyết” (Chết sống hay xa cách, đã cùng nàng thành lời thề ước). Không phải ư? Chúng ta đã cùng với người phối ngẫu của mình vượt qua sinh tử, khoảng cách xa gần, mới có thể ở bên nhau đời này, làm sao chúng ta có thể không trân trọng duyên phận này được?

Đương nhiên, không phải cuộc hôn nhân nào cũng hòa thuận, nhưng thực tế đó vừa hay chính là cơ hội để đôi bên hoàn trả những gì đã nợ nhau, là cơ hội để tâm chúng ta trở nên vị tha và quan tâm tới nhau hơn, đây chẳng phải là mục đích để hai người có thể tác thành vợ chồng sao?

Cuốn sách Những bí ẩn cuộc đời (Many Mansions) xuất bản năm 1950 đã chỉnh lý và phân tích rất nhiều nghiên cứu về tiền kiếp được nhà ngoại cảm nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce (1877-1945) thực hiện. Trong đó có ghi chép một câu chuyện như sau:

Một nữ chủ nhân kết hôn với chồng khi cô là một cô gái 23 tuổi xinh đẹp, khi yêu cầu Cayce diễn giải tiền kiếp của mình thì cô đã 41 tuổi, dù đã ở độ tuổi ấy nhưng cô vẫn có dung nhan quyến rũ. Chồng cô là một doanh nhân rất thành đạt. Nhưng trong 18 năm chung sống, chồng cô hoàn toàn không có khả năng quan hệ vợ chồng. Đối với một số người, tình huống này chỉ là một điều thiếu sót trong hạnh phúc mà thôi. Tuy nhiên, đối với một số người, đây là một bi kịch trong cuộc đời. Trong xã hội hiện đại, đây có thể là một lý do để ly hôn. Nhưng người phụ nữ này không nhẫn tâm làm như vậy, cô ấy yêu chồng, cô ấy không nhẫn tâm làm tổn thương chồng mình.

Trong những năm đầu khi vừa mới kết hôn, cô ấy không chịu được sự dày vò của dục vọng nên đã ngoại tình. Nhưng dần dần, thông qua nghiên cứu tôn giáo và thiền định, trong quá trình dùi mài kinh sách, cô đã vượt qua được dục vọng này. Năm tháng như dòng nước chảy lặng lẽ trôi qua, cho đến một ngày một người đã từng theo đuổi cô một lần nữa lại bước vào cuộc sống của cô. Người đàn ông này yêu cô từ khi còn là một cậu bé, nhưng khi anh có đủ tài chính để bắt đầu một gia đình thì cô đã hứa hôn với người khác. Hai người gặp lại nhau và dường như không thể tự kiềm chế được. Nhưng người phụ nữ này vẫn cắt đứt quan hệ với anh ta. Cô ấy không nỡ rời bỏ chồng mình, chồng cô là một người đàn ông tốt. Cô cũng không thể chịu đựng được việc làm tổn thương vợ của người đàn ông kia. Cô không muốn làm tổn thương bất cứ ai.

Trong phần diễn giải kiếp trước của Cayce, người phụ nữ này và chồng cô hai kiếp trước ở Pháp cũng là vợ chồng. Do cuồng tín với tôn giáo thời bấy giờ, người chồng đã tham gia đội quân thập tự chinh về phía Đông. Nhưng trước khi lên đường, anh ta bắt cô phải đeo đai trinh tiết để đảm bảo rằng vợ mình sẽ không ngoại tình với người khác. Điều này đã khiến vợ anh ta sống phần đời còn lại trong cơn giận dữ và cô ấy quyết tâm tương lai sẽ trả thù anh ta.

Vậy là trong đời này họ đã gặp lại nhau trở thành bạn đời của nhau. Việc người chồng bị mất khả năng quan hệ vợ chồng âu cũng là nhân quả. Nhưng tại sao đời này người vợ lại cũng phải chịu những rắc rối tương tự như vậy? Bởi vì vào một đời cách đây sáu thế kỷ trước, người phụ nữ này mang trong mình đầy hận thù và mong muốn trả thù người chồng của mình. Kiếp này cô có dung nhan quyến rũ, cô có đủ khả năng khiến chồng phải ghen tị và xấu hổ cho đến khi ly hôn. Nhưng sinh mệnh đời này của cô đã tự đề cao về mặt tinh thần nên cô không nhẫn tâm làm tổn thương bất cứ ai. Vì để giữ gìn sự chung thủy và thành thật trong hôn nhân, cô hy sinh dục vọng, dung nhan và tuổi thanh xuân của chính mình.

Con người thế gian cảm thấy mình chỉ sống được một đời này, cho nên nhìn không rõ rất nhiều sự việc, về tình cảm lại càng là không muốn dứt bỏ. Thực ra, tình yêu chỉ là nhân tố dẫn dắt trong thế tục, khi linh hồn của con người rời bỏ trần thế thì không còn bị tình yêu nam nữ chi phối nữa. Khi đó, điều quan trọng nhất đối với một sinh mệnh là liệu anh ấy hay cô ấy khi ở trong mê mờ và đau khổ của thế tục có thể học cách yêu thương, bảo vệ và quan tâm đến người khác hay không. Điều này đã được kiểm chứng trong rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về luân hồi của phương Tây.

Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân” (Nghĩa là: Những gì mình không muốn, đừng làm điều đó với người khác). Khi một người bị tình và dục thao túng suy nghĩ, lời nói và hành vi, thì thử nghĩ xem mình làm như vậy sẽ gây hại gì cho bản thân và người khác? Bạn hãy thử tưởng tượng một chút: Giả sử người phối ngẫu của bạn cũng suy nghĩ giống như bạn, cũng nói như bạn, cũng làm như bạn, thì khi đó bạn sẽ cảm giác như thế nào?

Hãy trân quý duyên phận khó được này, hãy giữ lời hứa lúc ban đầu: “Ta nắm tay nàng, hẹn ước sẽ sống chung với nhau đến tuổi già”.

Tài liệu tham khảo: Gina Cerminara, Many Mansions: The Edgar Cayce Story on Reincarnation, Signet, July 1999 Gina Cerminara, Many Mansions: Câu chuyện của Edgar Cayce về sự tái sinh, Signet, tháng 7 năm 1999 (Bản tiếng Anh: http://www.pureinsight.org/node/1601)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/227659

The post Nghiên cứu luân hồi: Câu chuyện hôn nhân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ý nghĩa của luân hồi là gì?https://chanhkien.org/2013/11/y-nghia-cua-luan-hoi-la-gi.htmlFri, 15 Nov 2013 02:07:54 +0000http://chanhkien.org/?p=22586Linh hồn hoặc nguyên thần của một người sẽ rời khỏi thân thể khi sinh mệnh kết thúc, và sẽ một lần nữa xuất hiện ở một sinh mệnh khác, quá trình này gọi là luân hồi.

The post Ý nghĩa của luân hồi là gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Tử

[Chanhkien.org] Linh hồn hoặc nguyên thần của một người sẽ rời khỏi thân thể khi sinh mệnh kết thúc, và sẽ một lần nữa xuất hiện ở một sinh mệnh khác, quá trình này gọi là luân hồi.

Hiện nay ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy đại não của con người chỉ là  một công cụ xử lý tư duy mà không phải là nguồn gốc sinh ra ý thức. Gần đây, Bác sĩ Sam Parnia thuộc trường Đại học Southampton ở Anh trong một kết quả nghiên cứu đã chứng minh đầy đủ luận điểm này.

Dick Sutphen là một nhà tâm lý học nổi tiếng. Ông đã tiến hành quan sát và nghiên cứu kỹ càng đối với những người có trí nhớ về luân hồi, và ghi lại kết quả trong cuốn sách “Tình yêu tiền định” (Predestined Love) và “Liệu pháp nhớ lại kiếp trước” (Past-life Therapy in Action).

Nghiệp lực là nguyên nhân sinh ra luân hồi, và mỗi một lần luân hồi cũng đều là vì cân bằng đức và nghiệp lực.

“Đức” (virtue) là làm việc tốt mà có được, sinh mệnh ở trong luân hồi sẽ được ban thưởng. Chẳng hạn: khoẻ mạnh, sự nghiệp thành công, tình yêu mỹ mãn, gia đình hoà thuận, v.v. Mặc dù những điều đó là được ban thưởng trong luân hồi, nhưng sinh mệnh cũng cần phải học tập. Ví dụ, phải chăng bạn dùng cơ hội của bạn để giúp đỡ người khác, bạn đối đãi với tiền tài của bản thân như thế nào. Thái độ của bạn đối với danh và lợi trong cư xử với người khác sẽ quyết định bạn có thể tiếp tục hưởng thụ những điều bạn đang sở hữu hay không, cùng với vận mệnh trong lần chuyển thế tiếp theo của bạn.

“Nghiệp lực” (karma) là lúc bạn làm việc không tốt mà nhận được, và cách hoàn trả nghiệp nhanh nhất là cho bạn trực tiếp trải nghiệm hậu quả do việc xấu bạn đã làm. Nói ví dụ, kiếp này bạn cùng khốn lao đao, hơn phân nửa là vì kiếp trước bạn đã lạm dụng tiền của để làm việc ác. Nhưng đồng thời cũng khảo nghiệm bạn, xem bạn khi ở trong hoàn cảnh cuộc sống bi thảm đến nỗi khiến bạn muốn tự tử, xem bạn có thái độ đối đãi đúng đắn hay không. Nếu bạn dùng một loại tâm tính bình tĩnh mà đối mặt với những điều bất công trong cuộc sống, những hoạn nạn đã được sắp đặt sẵn trong vận mệnh của bạn, thì nghiệp lực của bạn cũng theo đó mà hoàn trả.

Trong lúc chuyển thế hết lần này đến lần khác, sinh mệnh không ngừng hoàn thiện mình. Nếu như một sinh mệnh trong quá trình này không ngừng hoàn trả nghiệp và tích đức, sinh mệnh đó sẽ trở nên càng ngày càng thành thục, ngày càng thuần khiết tốt đẹp. Khi sinh mệnh có thể đồng hoá với đặc tính của vũ trụ, thì sẽ có thể thăng lên.

Theo Dick Sutphen, nghiệp lực được chia thành năm loại:

1. Nghiệp cân bằng (Balancing karma)

Đây là hình thức đơn giản nhất, là một loại quan hệ nhân quả cứng nhắc.

Có một người tại đời trước đã đối xử tàn nhẫn với người khác, anh ta cần học giá trị trong mối quan hệ giữa người với người. Ở kiếp này, anh ta sẽ rất cô độc, anh ta cũng rất khó tìm được tình bạn vui vẻ. Hoặc ví như, có một người ở đời này luôn không được thăng chức, là vì anh ta ở đời trước đã phá hỏng cơ hội thăng chức của người khác. Một phụ nữ mắc bệnh đau nửa đầu vô cùng nghiêm trọng, là vì cô ta ở kiếp trước xuất phát từ ghen tuông đã dùng hung khí đánh vào đầu người yêu cho đến chết. Có một người sinh ra mắt đã mù, là vì ở đời trước anh ta làm lính La Mã đã làm mù mắt của một người tù nhân Cơ Đốc giáo.

2. Nghiệp lực tự thân (Physical karma)

Nghiệp lực tự thân là kết quả của việc lạm dụng thân thể ở đời trước, và hoàn trả nghiệp lực phần nhiều sẽ biểu hiện trên bộ phận tương ứng. Nghiệp lực tự thân hơn phân nửa là vì chuyển thế quá nhanh, khiến sinh mệnh trong quá trình chuyển sinh có mang vết thương. Một đứa trẻ sinh ra đã mắc bệnh phổi, là vì nó ở đời trước đã từng có tiền sử chết do ung thư phổi vì hút thuốc. Còn có một người, trên thân thể xuất hiện bớt làm mất nhan sắc, là vì vết bỏng nghiêm trọng trong đời trước di lưu lại.

3. Nghiệp lực giả sợ hãi (False-fear karma)

Nghiệp lực giả sợ hãi đến từ việc bị thương trong sinh hoạt ở kiếp trước, nhưng không có quan hệ nhiều với kiếp này.

Ví dụ như, có một người nghiện làm việc hồi ức lại tiền kiếp mình từng sống trong thời kinh tế khủng hoảng không cách nào nuôi sống gia đình, anh ta đã tự tay chôn đứa con chết vì đói. Kết quả là ở đời này, anh ta vô ý thức mà tránh cho việc đó không được lặp lại. Vì vậy, loại động lực nội tại này khiến anh ta làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi, để bảo đảm cuộc sống gia đình không gặp trở ngại.

Nghiệp lực giả sợ hãi cùng nghiệp lực giả tội nói ở bên dưới là dễ dàng thông qua trị liệu kiếp trước (past-life therapy) mà giải quyết. Bởi vì một bệnh nhân một khi hiểu được nguyên nhân của loại cảm giác sợ hãi và tội lỗi này, họ sẽ không quá mức cố giữ cảm giác sợ hãi và tội lỗi khó hiểu này.

4. Nghiệp lực giả tội (False-guilty karma)

Cảm giác giả tội là do vết thương hoặc gặp sự cố trong sinh hoạt ở đời trước, nhưng anh ta hoặc cô ta không thật sự có lỗi trong việc đó.

Có một người bị bệnh bại liệt trẻ em mà tê liệt hai chi dưới. Anh ta nhớ lại, là vì đời trước lúc anh ta lái xe, đã tông một đứa bé bị thương đến nỗi có tật cà nhắc. Dù đó cũng không phải lỗi của anh ta, anh ta vẫn hay oán trách chính mình. Đương nhiên, anh ta trong khi tự trách mà tiêu nghiệp, do đó đạt được giải thoát bản thân.

5. Nghiệp do phấn đấu bản thân (Developed ability and awareness karma)

Tài năng và tri thức phải trải qua đời đời kiếp kiếp tích luỹ mới có thể đạt được.

Chẳng hạn như, có một người đối với âm nhạc cảm thấy rất hứng thú, hạ quyết tâm bỏ công sức vào âm nhạc để có thành tựu. Anh ta ở trong sáu lần luân hồi đã một mực bồi dưỡng năng lực âm nhạc của mình, mỗi đời đều có một chút tiến bộ. Cuối cùng, ở đời này, anh ta trở thành một nghệ sĩ nổi danh. Còn có một người phụ nữ, ở kiếp này cô ấy có 30 năm cuộc sống hôn nhân hạnh phúc khiến người khác hâm mộ, đây là bởi vì cô ấy qua nhiều lần chuyển thế luôn một mực chú trọng tăng thêm nhận thức giá trị trong các mối quan hệ.

Những người này thành công và hạnh phúc là thông qua sự vất vả hết đời này sang đời khác mà có được, họ trong lúc cố gắng và vất vả mà được tiêu nghiệp và tích đức, do đó đổi lấy sự thành công và hạnh phúc ở đời này. (Chú thích của dịch giả: Đối với sinh mệnh khác mà nói, việc đối xử với thành công và cơ hội học tập của người khác, không ghen ghét thành công và hạnh phúc của người khác là một thái độ chính xác).

Thưa quý độc giả, khi đọc đến đây, các bạn có lẽ đã hiểu vì sao một sinh mệnh nhất định phải có nghiệp lực. Nhân vô thập toàn mà! Con người có khuynh hướng phạm sai lầm. Cho dù bạn không muốn hoàn trả nghiệp lực của mình, phép tắc luân hồi sẽ cưỡng bức bạn hoàn trả. Sinh mệnh luân hồi là hình thức tồn tại cơ bản của sinh mệnh, cũng là biểu hiện từ bi của vũ trụ đối với một sinh mệnh. Sự từ bi này thể hiện ở chỗ, cấp cho sinh mệnh một lần cơ hội để sinh mệnh đó có thể sửa sai, học tập, bổ sung và hoàn thiện chính mình. Có lẽ bạn sẽ hỏi, vì sao không trực tiếp nói cho sinh mệnh biết? Tất cả mọi pháp tắc tự nhiên đều không thể cho biết trực tiếp được, con người cần phải thông qua học tập và trải nghiệm mới có thể hiểu được. Về điểm này, mọi người đều có cùng nhận thức. Nhân loại chẳng phải thông qua mấy nghìn năm học tập tự nhiên và tổng kết kinh nghiệm mới có thể phát triển hay sao?

Thật ra, nếu một sinh mệnh là lương thiện, ở khắp nơi trên sinh mệnh này cũng có thể cảm nhận được hình thức tồn tại cơ bản của một sinh mệnh là chân thật, thiện lương, và dung nhẫn. Đó là bởi vì, giữa các sự vật có cùng đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn là không có gián cách.

Phương thức loại bỏ nghiệp và gia tăng đức tốt nhất là đồng hoá với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, tức là thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Để hiểu rõ hơn mối quan hệ về chuyển hoá giữa đức và nghiệp, xin mời các bạn đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/9091

The post Ý nghĩa của luân hồi là gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Sức mạnh của sự thậthttps://chanhkien.org/2011/04/nghien-cuu-phuong-tay-ve-luan-hoi-suc-manh-cua-su-that.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/nghien-cuu-phuong-tay-ve-luan-hoi-suc-manh-cua-su-that.html#respondThu, 14 Apr 2011 14:17:36 +0000https://chanhkien.org/?p=11480Tác giả: Tử Quân [Chanhkien.org] Hơn 40 năm trước, thôi miên hồi quy (hypnotic regression) đã được sử dụng phổ biến bởi các học giả phương Tây để phục vụ nghiên cứu về luân hồi. Sau đó, liệu pháp tiền kiếp (past-life therapy) đã vận dụng khái niệm luân hồi vào trị liệu và bổ […]

The post Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Sức mạnh của sự thật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tử Quân

[Chanhkien.org] Hơn 40 năm trước, thôi miên hồi quy (hypnotic regression) đã được sử dụng phổ biến bởi các học giả phương Tây để phục vụ nghiên cứu về luân hồi. Sau đó, liệu pháp tiền kiếp (past-life therapy) đã vận dụng khái niệm luân hồi vào trị liệu và bổ sung cho phương pháp thôi miên hồi quy. Khía cạnh đáng kinh ngạc nhất của liệu pháp tiền kiếp chính là các triệu chứng của bệnh nhân có thể biến mất một cách bí ẩn sau khi bệnh nhân “thấy” được tiền kiếp của chính họ.

Trong cuốn sách “Many Lives, Many Masters”, Tiến sĩ Brian Weiss đã kể về một người phụ nữ tên là Katherine, người đã phải chịu đựng đủ loại chứng ám ảnh và u sầu trong nhiều năm. Khi bà trải qua một cuộc thôi miên hồi quy, bà thấy rằng mình đã từng là một cô gái trẻ tên là Alonda, người đã chết trong một trận lụt bất ngờ. Ngôi làng của cô đã hoàn toàn bị phá hủy. “Những cơn sóng dữ tợn ập vào các hàng cây. Không còn nơi nào để chạy nữa. Trời rất lạnh. Nước càng lạnh hơn. Tôi muốn cứu con tôi, nhưng tất cả những gì tôi có thể làm chỉ là ôm nó thật chặt vào lòng. Tôi trầm xuống và bị nhấn chìm bởi dòng nước. Tôi không thể thở.” Thật khó tin, sau khi áp dụng phương pháp trị liệu này, các triệu chứng như nghẹt thở và tuyệt vọng của Katherine đã biến mất. Đây là một trường hợp có thật được ghi chép. Thành công này đã khiến Tiến sĩ Weiss, từ một người không tin trở thành người tin tưởng mạnh mẽ vào luân hồi.

“Pursue the Past and Cherish Today”, một cuốn sách khác được viết bởi Tiến sĩ Weiss, đã kể lại một câu chuyện khác. Jack là một viên phi công dày dạn, có trách nhiệm và đáng tin cậy. Tuy nhiên, anh luôn cảm thấy giận dữ và tính nóng nảy này cuối cùng khiến anh dễ phát hỏa như một cái núi lửa. Anh không thể chịu đựng nổi gia đình và đã bỏ rơi họ. Anh cũng phải chịu đựng đủ nỗi ám ảnh khó giải thích. Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng, khi vận hành chiếc máy bay, anh thường nhìn ra ngoài cửa sổ một cách lo lắng để chắc chắn rằng cánh bên phải của báy bay vẫn còn ở đó. Ngoài ra, anh thức dậy vào mỗi buổi sáng với nỗi sợ rằng những chiếc cánh máy bay có thể rơi ra. Với sự trợ giúp của liệu pháp thôi miên hồi quy, anh đã khám phá ra rằng anh từng là một phi công thuộc lực lượng không quân Đức Quốc Xã trong chiến tranh thế giới thứ II. Cánh bên phải chiếc máy bay của anh đã bị trúng hỏa lực, và anh đã chết khi máy bay lao xuống đất. Anh đã cảm thấy nhẹ nhõm sau khi tìm được căn nguyên của sự phẫn nộ vô cớ mà anh phải chịu đựng trong đời này. Chứng ám ảnh của anh cũng biến mất hai tuần sau đó.

Một trường hợp khác được Tiến sĩ Weiss nhắc đến liên quan đến một bệnh nhân tên là Donna, người đã cải thiện hành vi đạo đức sau khi học được một bài học trong khi được thôi miên hồi quy. Donna thường cảm thấy khó chịu nơi cổ họng, như thể bà đang bị bóp cổ. Thêm vào đó, bà cũng hay bị viêm đường hô hấp. Tồi tệ hơn hữa, Donna dần dần bị mất giọng. Trong khi trị liệu, bà đã thấy được tiền kiếp của mình tại nước Italia thời Phục Hưng. Bà biết được một bí mật quan trọng và đã bị mưu sát để bí mật không bao giờ được tiết lộ cho công chúng. Trong kiếp này, bà thấy rằng nếu bà không nói sự thật, họng của bà sẽ bị ép chặt, gây ra đau đớn, thậm chí tới mức đe dọa tính mạng bà. Trong một kiếp sống khác, bà đã từng là một phụ nữ trẻ sống trên một hòn đảo giữa Thái Bình Dương. Bà đam mê cuồng nhiệt điệu nhảy của người bản xứ. Một ngày nọ, đống lửa trại bất ngờ lan ra khi bà đang nhảy múa. Vì quá mê nhảy nên bà đã quên mất phải nói cho những người khác biết về đám cháy. Toàn bộ lạc của bà đã biến mất sau vụ tai nạn này. Một trong những nạn nhân sau đó đã trở thành mẹ của bà trong kiếp này, người luôn ngược đãi bà từ khi còn nhỏ. Sau khi nhớ lại những điều này, Donna thấy rằng chứng tắc thở của bà đã thuyên giảm và và bà cũng có một hiểu biết sâu sắc hơn đối với mẹ mình. Donna cũng nhận ra rằng bà nên nói ra sự thật trong mọi tình huống, và nếu bà giấu giếm chúng thì hậu quả sẽ thật tệ hại.

Những trường hợp tương tự có rất nhiều. Đa số là về các bệnh nhân mà sau khi hồi tưởng lại tiền kiếp, họ trở nên hạnh phúc và an hòa hơn. Sẽ dễ dàng hơn cho họ để đối mặt với khó khăn và cải thiện quan hệ giữa người với người. Họ trở nên độc lập, vui vẻ và thích giúp đỡ người khác hơn. Điều này đã chứng tỏ rằng nhiều bệnh nhân, sau khi nhớ lại tiền kiếp, đã cải biến nội tâm và có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Họ trở nên khoan dung và tốt bụng hơn.

Bản tính con người là lương thiện và khoan dung. Tuy nhiên, sống trong thùng thuốc nhuộm lớn là xã hội người thường, con người đang dần dần rời xa tính thiện lương và đánh mất chính họ. Họ đang ngày càng chịu ảnh hưởng của những quan niệm được hình thành sau khi sinh ra và tin vào những gì mà con mắt thịt có thể thấy. Do đó, họ ngày càng khó thấy được bản chất của sự vật và hình thức tồn tại thực sự của vật chất. Những ai bị quan niệm hậu thiên gây trở ngại thường bài xích mọi thứ để bảo vệ nhận thức cố chấp của mình. Tuy nhiên, bản tính con người là thiện lương và nó chỉ bị che lấp giữa những khổ nạn và tranh đấu tàn khốc nơi trần thế này. Mỗi khi có cơ hội nhận thức chân tướng, phần thiện niệm chôn sâu trong nội tâm họ sẽ được kích hoạt, và sẽ phát sinh sự biến hóa về bản chất trong nội tâm họ.

Các bệnh nhân được đề cập ở trên đã tìm thấy căn nguyên những nỗi sợ hãi và giận dữ của họ, cũng như nguồn gốc sự ngược đãi và bệnh tật mà họ có trong đời này, để từ đó trở nên khoan dung và tốt bụng hơn. Cuộc sống của họ đã trở nên có ý nghĩa hơn nhờ những thay đổi tích cực từ chính nội tâm họ. Từ đó có thể thấy sự thật có sức mạnh thức tỉnh con người triệt để như thế nào.

Tại Trung Quốc ngày nay, các học viên Pháp Luân Công đã mạo hiểm cả tính mạng mình chỉ để nói với mọi người sự thật. Họ đã bị bắt giữ, tra tấn, giam cầm, thậm chí bị giết hại trong các trại lao động và nhà tù. Họ nói rõ sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công cho mọi người là để những ai bị lừa dối minh bạch chân tướng và ngừng phạm tội, từ đó tránh được kết cục đáng sợ khi bức hại những người lương thiện. Đây chính là tâm đại từ bi. Các học viên Pháp Luân Công giảng rõ sự thật là để đánh thức bản tính lương thiện bị chôn vùi của con người và xua tan những lời dối trá, để họ quay trở về với chính nghĩa. Mỗi người đều có cơ hội lựa chọn cho mình một tương lai tươi sáng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/1/27/20170.html
http://pureinsight.org/node/1465

The post Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Sức mạnh của sự thật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/nghien-cuu-phuong-tay-ve-luan-hoi-suc-manh-cua-su-that.html/feed0
Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Tu tâm trọng đức giúp trị bệnh kinh niênhttps://chanhkien.org/2011/04/nghien-cuu-phuong-tay-ve-luan-hoi-tu-tam-trong-duc-giup-tri-benh-kinh-nien.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/nghien-cuu-phuong-tay-ve-luan-hoi-tu-tam-trong-duc-giup-tri-benh-kinh-nien.html#respondFri, 01 Apr 2011 10:42:22 +0000https://chanhkien.org/?p=11258Tác giả: Tử Quân [Chanhkien.org] Vừa mới cất tiếng khóc khi chào đời, chúng ta không hề biết được điều gì sẽ chờ đợi chúng ta trong tương lai. Khi ở tại thế giới này, chúng ta trải nghiệm cả sự hạnh phúc lẫn khổ đau. Đến lúc cần rời khỏi thế giới này, số […]

The post Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Tu tâm trọng đức giúp trị bệnh kinh niên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tử Quân

[Chanhkien.org] Vừa mới cất tiếng khóc khi chào đời, chúng ta không hề biết được điều gì sẽ chờ đợi chúng ta trong tương lai. Khi ở tại thế giới này, chúng ta trải nghiệm cả sự hạnh phúc lẫn khổ đau. Đến lúc cần rời khỏi thế giới này, số phận sẽ mang chúng ta đi. Những câu chuyện về luân hồi chuyển thế đã được truyền tụng hết đời này qua đời khác. Nợ nghiệp đời trước sẽ được hoàn trả trong đời này, trong khi việc thiện từ đời trước sẽ dẫn tới phúc báo trong đời này. Nếu ai đó nói rằng bệnh tật trong đời này là do “nghiệp lực luân báo”, và tu tâm trọng đức có thể trị bệnh, thì bạn có tin hay không?

Trong cuốn sách Many Mansions có câu chuyện về việc Edgar Cayce trị bệnh như sau.

Một người đàn ông nọ mắc chứng xơ cứng mật độ cao và không thể làm việc trong vòng ba năm. Ông bị mù, và sẽ ngã xuống nếu cố gắng đi lại. Ông đã đi nhiều bệnh viện và được trả lời rằng căn bệnh của ông không thể chữa được. Gần như vô vọng, ông tìm đến Edgar Cayce để tìm hiểu về tiền kiếp của mình. Cayce đã “đọc” tiền kiếp của ông và nói rằng nghiệp lực gây ra trong kiếp trước đã khiến ông phải chịu căn bệnh này. Người đàn ông đã hỏi Cayce làm sao có thể chữa bệnh. Cayce nói rằng ông phải loại bỏ tình cảm oán hận và đau khổ, đồng thời cho ông một chỉ dẫn chi tiết để làm theo.

Một năm sau, người kỹ sư điện này liên lạc lại với Edgar Cayce. Trong thư gửi Cayce, ông nói rằng triệu chứng của ông đã được giảm nhẹ ngay lập tức sau khi ông theo chỉ dẫn điều trị. Tuy nhiên, sau khi ông bắt đầu tập trung vào Tây Y, vật lý trị liệu và bỏ qua việc tu dưỡng tinh thần thì căn bệnh lại xấu đi. Cayce nói với ông rằng sức khỏe của ông đã cải thiện rất nhiều, nhưng ông cần làm tốt hơn nữa. Cayce nhấn mạnh rằng căn bệnh của ông là do nghiệp lực tạo thành. Liệu pháp vật lý chỉ có thể giúp giảm nhẹ một chút bệnh. Nhưng nếu ông vẫn ích kỷ và không thể tự kiểm điểm hành vi, vẫn căm phẫn bất bình và không thể giữ tâm từ thiện khi chịu thống khổ, vẫn không thể tự cải thiện nội tâm mình, thì ông không thể hồi phục. Chỉ bằng cách cải thiện lời nói và hành vi, tình trạng của ông mới có thể cải thiện.

Từ trường hợp này, chúng ta có thể thấy rằng lời giáo huấn của người xưa “trọng đức, tích đức” không phải là không có cơ sở. Khi người đàn ông trên chú trọng hành vi, tu dưỡng tinh thần, giữ tâm nhân từ, khiêm tốn vô tư, thì bệnh tình của ông sẽ chuyển biến. Nhưng nếu chỉ chú trọng trị liệu vật chất mà quên mất tu dưỡng tinh thần, thì sức khỏe của ông chỉ cải thiện rất ít. Tu tâm trọng đức có thể tiêu nghiệp và lập tức loại trừ bệnh tật. Từ đó có thể thấy rằng tu tâm đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/11/21/19282.html
http://pureinsight.org/node/1281

The post Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Tu tâm trọng đức giúp trị bệnh kinh niên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/nghien-cuu-phuong-tay-ve-luan-hoi-tu-tam-trong-duc-giup-tri-benh-kinh-nien.html/feed0
Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Nghiệp lực đời trước và bệnh tật đời nàyhttps://chanhkien.org/2011/04/nghien-cuu-phuong-tay-ve-luan-hoi-nghiep-luc-doi-truoc-va-benh-tat-doi-nay.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/nghien-cuu-phuong-tay-ve-luan-hoi-nghiep-luc-doi-truoc-va-benh-tat-doi-nay.html#respondFri, 01 Apr 2011 10:40:35 +0000https://chanhkien.org/?p=11256Tác giả: Tử Quân [Chanhkien.org] Y học hiện đại đã phát triển tới mức các loại thuốc và phương pháp trị bệnh mới liên tục xuất hiện. Tuy nhiên, con người vẫn ốm, và bệnh tật ngày càng trở nên dị thường. Sau khi ốm, người ta đi khám bác sĩ, được kê đơn, uống […]

The post Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Nghiệp lực đời trước và bệnh tật đời này first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tử Quân

[Chanhkien.org] Y học hiện đại đã phát triển tới mức các loại thuốc và phương pháp trị bệnh mới liên tục xuất hiện. Tuy nhiên, con người vẫn ốm, và bệnh tật ngày càng trở nên dị thường. Sau khi ốm, người ta đi khám bác sĩ, được kê đơn, uống thuốc hay tiêm thuốc, và thậm chí là phẫu thuật. Y học hiện đại tin rằng với mỗi loại bệnh thì có những biện pháp tương ứng để chữa trị. Để ủng hộ học thuyết này, thuốc kháng sinh đã được phát minh để chống lại các căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, bất cứ khi nào vi khuẩn hay căn bệnh trở nên nhờn thuốc, người ta lại phải nghiên cứu ra các cách chữa trị mới. Với những căn bệnh kỳ lạ và khó chữa thì không có phương pháp nào đáng tin cậy để điều trị. Các bệnh nhân chịu đựng những căn bệnh dường như vô phương cứu chữa này phải chuyển sang những phương thức trị liệu khác, chẳng hạn như Trung Y, châm cứu hoặc khí công. Những phương thức này có thể làm giảm các triệu chứng. Tại sao y học hiện đại không thể chữa, mà những phương thức cổ truyền lại có thể? Cuối cùng, đâu là nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật?

Trong giới tu luyện, người ta tin rằng “nghiệp” được tích tụ từ những kiếp trước và khiến người ta bị bệnh. Cũng có nghĩa rằng, con người không chỉ có một đời, mà là nhiều đời, và “tội lỗi” gây ra được tích lại qua thời gian. Càng phạm nhiều tội thì căn bệnh càng khó chữa. Nghiệp lực từ các kiếp sống trước có tác dụng nhân quả dẫn đến bệnh tật trong đời này. Đối với hầu hết con người ngày nay, điều này như rất kỳ lạ và khó tin. Tuy nhiên trên thực tế, ngày nay có những người thực sự vận dụng nguyên lý này để trị bệnh. Nhiều nhà khoa học thủ cựu đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu và xác nhận quan điểm này. “Liệu pháp tiền kiếp” chỉ là một ví dụ điển hình.

Ở phương Tây, “liệu pháp tiền kiếp” đang ngày càng nhận được sự chú ý của cộng đồng khoa học. Cuốn sách Many Mansions được viết bởi Giáo sư Gina Cerminara đã ghi lại phương pháp điều trị được Edgar Cayce tiến hành sau khi “soi kiếp” cho bệnh nhân.

Edgar Cayce là một nhà thôi miên và tiên tri người Mỹ có “công năng đặc dị”, người có thể chẩn đoán và điều trị bệnh nhân từ cách xa nhiều dặm. Trong số các bệnh nhân được Edgar Cayce điều trị, một trường hợp có thể lấy làm ví dụ như sau:

Có một cậu bé 11 tuổi mà từ năm lên hai đã mắc bệnh đái dầm. Khi cậu lên ba, cha mẹ cậu tìm một nhà tâm lý học tới để chữa trị. Sau một năm, việc điều trị vẫn không có kết quả. Cha mẹ cậu đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm một phương pháp chữa trị. Tuy nhiên đến năm 11 tuổi, cậu bé vẫn không thể ngừng đái dầm.

Lúc cậu bé 11 tuổi, cha mẹ cậu đã nhờ Edgar Cayce chữa cho cậu. Sau khi “soi” được tiền kiếp của cậu bé, Cayce khám phá ra rằng vào thế kỷ 17, câu bé đã từng là một Giám mục người Anh. Cậu thích dùng cực hình với các tù nhân khi xét xử họ. Tù nhân bị trói vào một chiếc bảng và từ từ nhấn xuống nước lạnh.

Phát hiện này đã cho thấy tội lỗi của cậu trong tiền kiếp, và tạo nên một dấu ấn trên thận của cậu trong kiếp này để trả nghiệp mà cậu đã gây ra.

Sau khi Edgar Cayce tìm được căn nguyên, cậu bé đã có hy vọng được cứu chữa. Khi cậu bé ngủ vào ban đêm, cha mẹ cậu đã ngồi bên giường cậu và đọc cho cậu nghe: “Con là một người lương thiện và tốt bụng. Con muốn mọi người được hạnh phúc. Con sẽ giúp đỡ bất cứ ai mà con gặp…” Kết quả là đêm đầu tiên sau 9 năm, cậu bé đã ngưng đái dầm. Cha mẹ cậu tiếp tục điều này trong vòng vài tháng, và sau đó cậu đã hoàn toàn khỏi bệnh. Kể từ khi cậu bé trở thành một người hoàn toàn khác, ai cũng yêu mến cậu. Cậu rất sốt sắng vì công việc chung và khoan dung với người khác.

Chúng ta thấy rằng điều xấu gây ra trong quá khứ không hề mất đi sau khi chúng ta chết. Gieo gì thì gặt nấy. Nghiêp lực đời trước sẽ gây ra đau khổ trong đời này. Người Trung Quốc có câu “thiện ác hữu báo” được truyền lại qua nhiều thế hệ, cũng chính là giải thích về quy luật nhân quả trong cuộc sống.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/11/13/19213.html
http://www.pureinsight.org/node/1279

The post Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Nghiệp lực đời trước và bệnh tật đời này first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/nghien-cuu-phuong-tay-ve-luan-hoi-nghiep-luc-doi-truoc-va-benh-tat-doi-nay.html/feed0
Lạm dụng quyền lực trong đời trước gây nên nghèo khó và bệnh tật trong đời nàyhttps://chanhkien.org/2010/10/lam-dung-quyen-luc-trong-doi-truoc-gay-nen-ngheo-kho-va-benh-tat-trong-doi-nay.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/lam-dung-quyen-luc-trong-doi-truoc-gay-nen-ngheo-kho-va-benh-tat-trong-doi-nay.html#respondMon, 25 Oct 2010 10:26:59 +0000https://chanhkien.org/?p=7092Tác giả: Thanh Địch [Chanhkien.org] Ông nằm trên một chiếc ghế băng nhắm mắt và tâm của ông tĩnh như mặt nước phẳng lặng. Ý thức của ông tiến nhập vào một trạng thái tương tự như khi thiền định trong Phật gia. Khi được cho tên của một người lạ thậm chí ở xa […]

The post Lạm dụng quyền lực trong đời trước gây nên nghèo khó và bệnh tật trong đời này first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thanh Địch

[Chanhkien.org] Ông nằm trên một chiếc ghế băng nhắm mắt và tâm của ông tĩnh như mặt nước phẳng lặng. Ý thức của ông tiến nhập vào một trạng thái tương tự như khi thiền định trong Phật gia. Khi được cho tên của một người lạ thậm chí ở xa hơn một nghìn dặm, người đàn ông này, một khi ở trong trạng thái thiền định này, có khả năng đi xuyên qua thời gian và không gian, đọc được tình hình hiện thời của người lạ mặt đó, chẩn đoán bệnh của anh ta, và đề xuất cách điều trị. Ông cũng có khả năng đọc những mối quan hệ nhân quả của đời này và các đời trước của anh ta. Người đàn ông này là Edgar Cayce (sinh năm 1877 – mất năm 1945), một người theo đạo Cơ Đốc bình thường và cũng là một nhà tiên tri xuất chúng.

Trong suốt cuộc đời của mình, những khả năng siêu thường của Cayce đã luôn bị nghi ngờ. Trường Đại học Tổng hợp Harvard đã cử tiến sĩ Hugo Munsterberg đến để điều tra những khả năng siêu thường của Cayce. Những điều tiến sĩ Munsterberg chứng kiến đã thuyết phục được ông, không một chút nghi ngờ rằng Cayce thực sự có những khả năng siêu thường. Trong khi Cayce sống ở Bờ biển Virginia (Virginia Beach), nhiều người đã đến để kiểm chứng những khả năng siêu thường của Cayce. Trong số đó có Thomas Sugrue, sau khi điều tra và xác minh kỹ càng, không chỉ công nhận những khả năng siêu thường của Cayce, mà năm 1942 còn viết một cuốn sách về Cayce với tiêu đề Câu chuyện về Edgar Cayce: Có một dòng sông [1]. Cayce là một người Cơ Đốc giáo ngoan đạo, và là một người giản dị và chân thành. Ông không bao giờ dùng những khả năng siêu thường của mình để kiếm danh lợi. Một nửa thế kỷ sau khi ông chết, nhiều cuốn sách về Cayce đã được xuất bản.

Trong suốt cuộc đời của mình, Cayce đã đọc và ghi lại khoảng 15 nghìn trường hợp, nhiều trường hợp trong số đó là đọc về những đời trước của mọi người. Tiến sĩ Gina Cerminara đã cẩn thận biên soạn và phân tích những nghiên cứu của Cayce về đời trước, và xuất bản chúng năm 1950 trong cuốn sách của bà với tiêu đề, ‘Những ngôi nhà: Câu chuyện của Edgar Cayce về sự luân hồi’ [2]. Chúng tôi sẽ mô tả một số nghiên cứu này về những bệnh nhân đã lạm dụng quyền lực của mình để hại những người khác trong những đời trước của họ và cuối cùng phải sống trong bần hàn, và hoặc là khốn khổ vì bệnh tật, trong những đời này của họ để trả nợ cho những tội nghiệp mà họ đã gây ra.

Nhiều người có thể đã nghe thấy rằng vào thời Trung Cổ, khi tôn giáo cũng là luật pháp, nhiều phụ nữ đã bị buộc tội oan là làm phù thủy và bị thiêu cho đến chết trên cọc. Một trong những bệnh nhân của Cayce đã từng là một người đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu trong một đời trước, có nhiệm vụ phán xử những trường hợp liên quan đến phù thủy. Nói cách khác, ông ta có nhiệm vụ bức hại những người bị buộc tội oan là phù thủy. Trên bề mặt, ông ta đang duy hộ tôn giáo và cái gọi là đạo đức xã hội, nhưng ngược lại trên thực tế, để biện hộ cho thói dâm ô của mình, ông ta đã lạm dụng tình dục đối với những người phụ nữ vô tội này trong khi xét xử họ. Khi ông ta đến gặp Cayce để được chẩn đoán, [trong đời này] ông ta là một cậu bé 11 tuổi sống trong cảnh bần hàn với mẹ của mình. Cậu bé bị mắc chứng động kinh nghiêm trọng làm cho cậu ta bị liệt ở phần người bên trái và không nói được. Cậu thậm chí không thể tự mặc quần áo cho mình vì vai của cậu bị vẹo quá. Trong một giai đoạn kéo dài khoảng vài ngày, những cơn động kinh của cậu ta cứ 20 hay 30 phút lại xảy ra một lần, làm cho cậu hoàn toàn mất khả năng tự nâng đầu mình hay ngồi thẳng lên. Những tài liệu mà Cayce ghi lại những nghiên cứu của mình đưa ra giả thuyết rằng chứng động kinh thường là kết quả của những hành vi cực kỳ sai trái về tình dục trong những đời trước. Trong trường hợp của cậu bé, có vẻ như rằng những thống khổ của cậu bị tăng lên vì đã lạm dụng quyền lực của mình để bức hại những người vô tội cùng với những hành vi sai trái về tình dục trong đời trước của mình.

Một bệnh nhân khác của Cayce là một quân nhân trong thời kỳ Đế quốc La Mã cổ đại. Anh ta đã lạm dụng quyền hạn của mình để tư lợi và làm giàu cho riêng mình. Cayce không nói rõ là anh ta đã lạm dụng quyền lực như thế nào. Ông chỉ nói rằng anh ta đã hưởng lợi về mặt vật chất nhưng đã bị mất rất nhiều về mặt tinh thần. Trong đời này, anh ta bị bần hàn hành hạ. Anh ta không có nhà cửa và bị cái đói dày vò. Anh ta phải sống dựa vào tiền từ thiện của thân nhân ở Mỹ gửi về để sống qua ngày trong khu nhà ổ chuột ở London. Trong đời trước, anh ta đã dùng bạo lực để lấy của cải của người khác, một tội ác gây ra nghèo đói và vô gia cư trong đời này.

Trong một ví dụ khác, một nữ bệnh nhân của Cayce đã từng tham gia cuộc Cách mạng Pháp trong đời trước, kêu gọi nhân dân Pháp nổi dậy chống lại tầng lớp quý tộc. Trong cuộc Cách mạng Pháp, cô đã hiến dâng mình để thực hiện lý tưởng của mình, và đã đạt được những tiến bộ to lớn trên phương diện tinh thần. Nhưng khi cô đã đạt được quyền lực sau thành công của cuộc cách mạng, cô đã trở nên sa đọa không kém những người quý tộc mà cô đã từng chiến đấu để lật đổ. Người phụ nữ này đã 40 tuổi, phải sống trong cảnh góa bụa 10 năm, và phải tự nuôi một cô con gái khi đến gặp Cayce để chẩn đoán. Bà đã phải vất vả lắm mới kiếm đủ tiền để tiêu. Cuộc sống cô đơn và buồn tẻ đã làm cho bà tuyệt vọng. Bởi vì cô đã lạm dụng quyền lực trong một đời trước và đẩy những người khác vào chỗ tuyệt vọng, cô ta đã phải nếm trải nỗi tuyệt vọng tương tự trong đời này. Trông có vẻ như là cô là một nạn nhân của nền kinh tế và của một số phận không công bằng, nhưng trên thực tế cô thực sự là nạn nhân của những tội ác của chính mình trong đời trước. Khổng Tử đã nói, “Đừng bao giờ cho người khác ăn một món mà chính mình cũng không muốn nếm thử”. Có một câu nói cổ nữa là, “Gieo gì gặt nấy”. Điều này thực sự đúng.

Tất nhiên, không phải tất cả những khổ nạn trong cuộc đời đều là do những lỗi lầm trong các đời trước. Nó có thể là được an bài cho một số người gặp những khổ nạn trong cuộc đời để giúp họ đề cao tầng về tinh thần qua những thử thách này. Những người này được an bài để chịu bệnh tật, khổ nạn, và bất công trên đời hoặc là để tiêu nghiệp mà họ đã tích từ các đời trước hoặc là để rèn luyện tinh thần của họ. Sự bất hạnh của những người khác, bất kể là dưới hình thức nào, đều không phải là việc để cười. Con người sẽ tạo nghiệp cho chính mình nếu họ thờ ơ lãnh đạm hoặc thậm chí cười trên những đau khổ và bất hạnh của những người khác. Cuối cùng thì những người đó sẽ phải trả giá bằng những khổ nạn tương tự trong một đời sau.

Ông Lý Hồng Chí, Người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã giải thích về mối quan hệ nhân quả giữa nghiệp lực và khổ nạn trong “Pháp Luân Phật Pháp, Bài Giảng Pháp ở Hoa Kỳ” (bản dịch không chính thức):

“Con người đang tạo nghiệp từ đời này qua đời khác. Nghiệp lực của một người đem đến cho người đó gian khổ, đau đớn, khổ nạn, thiếu tiền, và nhiều bệnh tật trong đời này và sau. Chỉ sau khi trả hết nghiệp của chư vị, chư vị mới có thể có được hạnh phúc và trở nên giàu có. Điều đó là không thể chấp nhận được nếu hành vi sai trái không bị trả giá — đây là một nguyên tắc có ở trong vũ trụ. Chư vị có thể cảm thấy rằng những việc xảy ra trong đời trước và những việc xảy ra trong đời tiếp theo là liên quan đến hai người khác nhau. Trên thực tế, khi những người khác xem xét chư vị, họ xem xét cả quá trình tồn tại của chư vị. Nó như là chư vị tỉnh dậy từ giấc ngủ và nói rằng những việc mà chư vị làm hôm qua không liên quan gì đến những việc mà chư vị làm hôm nay, và rằng những việc chư vị làm hôm qua không phải là do chư vị làm. Nhưng, tất cả những việc ấy đều là do chư vị làm, và đó là cách mà họ xem xét cuộc đời của một con người.”

Vào lúc này, nhiều quan chức chính phủ và cảnh sát bại hoại ở Trung Quốc đã gây dựng cho mình một sự nghiệp nhờ vào việc đàn áp và bức hại những người tập Pháp Luân Công. Những tội ác họ gây ra còn tồi tệ hơn gấp nhiều lần việc lạm dụng quyền lực một cách đơn thuần. Nếu họ không dừng việc gây tội ác và chuộc lại những tội ác của mình, họ sẽ không chỉ phải đối mặt với những khổ nạn đơn thuần vì những tội ác đó trong đời sau.

Sách tham khảo:

[1] Tác giả Thomas Sugrue, Câu chuyện về Edgar Cayce: Có một dòng sông – “Story of Edgar Cayce: There Is a River.” Nhà xuất bản: A. R. E. Press; Tái bản có chỉnh sửa (Tháng 2 năm 1997)

[2] Tác giả Gina Cerminara, Những ngôi nhà: Câu chuyện của Edgar Cayce về đầu thai – “Many Mansions: The Edgar Cayce Story on Reincarnation.” Nhà xuất bản: New American Library; Tái bản có chỉnh sửa (Tháng 7 năm 1999)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/1/22/20139.html
http://www.pureinsight.org/node/1436

The post Lạm dụng quyền lực trong đời trước gây nên nghèo khó và bệnh tật trong đời này first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/lam-dung-quyen-luc-trong-doi-truoc-gay-nen-ngheo-kho-va-benh-tat-trong-doi-nay.html/feed0
Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: An bài và ước nguyện trước khi đầu thaihttps://chanhkien.org/2010/10/nghien-cuu-cua-phuong-tay-ve-luan-hoi-an-bai-va-uoc-nguyen-truoc-khi-dau-thai.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/nghien-cuu-cua-phuong-tay-ve-luan-hoi-an-bai-va-uoc-nguyen-truoc-khi-dau-thai.html#respondTue, 19 Oct 2010 15:28:17 +0000https://chanhkien.org/?p=6934Tác giả: Thanh Địch [Chanhkien.org] Đại thi hào Lý Bạch viết rằng, “Những người sống là những khách đi qua, còn những người chết là những sinh mệnh đang trở về. Một hành trình qua lại giữa trời và đất, khóc thương cho con đường vĩnh hằng.” Đời người ngắn ngủi và cay đắng như […]

The post Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: An bài và ước nguyện trước khi đầu thai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thanh Địch

[Chanhkien.org] Đại thi hào Lý Bạch viết rằng, “Những người sống là những khách đi qua, còn những người chết là những sinh mệnh đang trở về. Một hành trình qua lại giữa trời và đất, khóc thương cho con đường vĩnh hằng.” Đời người ngắn ngủi và cay đắng như bóng con ngựa chạy qua khe cửa. Đó cũng đã đủ để làm cho con người ta thấy buồn phiền. Tuy nhiên, đối với một số người, cuộc đời đầy những thất vọng và đau khổ. Tại sao trên đời mọi thứ đều như thế này?

Trong 20-30 năm qua, nhiều công trình nghiên cứu sâu về sự luân hồi và đầu thai đã được thực hiện trong lĩnh vực Tây y. Kỹ thuật chủ yếu được dùng là hướng dẫn chủ thể bước vào trạng thái thôi miên, một trạng thái tương tự như tĩnh đạt được trong khi thiền định của Phật gia. Điều này làm cho chủ thể nhớ lại và trải qua lại những đời trước của mình và thậm chí những thế giới bên kia giữa các lần đầu thai. Những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cuộc đời của một con người thực sự là đã được an bài trước bởi những sinh mệnh cao cấp và rằng, trong một số trường hợp, người đó thậm chí đồng ý sống cuộc đời đó trước khi hóa thân.

Ví dụ, Tiến sĩ Michael Newton đã nghiên cứu những sự kiện xảy ra trong thế giới linh hồn giữa các lần đầu thai bằng phương pháp thôi miên. Ông đã mô tả nhiều trường hợp trong hai quyển sách của mình — Hành trình của những linh hồn [1] và Số phận của những linh hồn [2]. Ông đã tìm ra rằng nếu cái chết của một người trong đời tiếp theo được an bài là do bị bệnh chết non, bị giết, hoặc bị tai nạn, người đó thường được nói trước khi chuyển sinh [sang đời đó]. Những bi kịch trên thế giới này thực ra không phải là ngẫu nhiên mà thực ra là do tiền định. Mục đích của những an bài này là để người đó trả những nợ nần mà mình đã gây ra trong những đời trước, để trong khó khăn mà tôi luyện linh hồn của họ, hoặc để cho những người khác một cơ hội để trong đau khổ mà đi lên.

Trong một trường hợp, một chủ thể nhớ lại rằng cô ta đã chết trong một trại tập trung của Phát xít Đức trong đời trước. Hóa ra là người này và ba người nữa đã tình nguyện đầu thai trở thành những phụ nữ Do Thái. Năm 1941, không dính dáng gì với nhau, họ bị bắt ở Munich và bị đưa đến một trại tập trung ở Dachau và bị giam trong cùng những trại lính. Tất cả những sự kiện này đã được an bài trước. Cô gái chết năm 1943 trong đời đó khi mới 18 tuổi. Những điều mà cô cần làm trong trại tập trung đó là chăm sóc những đứa trẻ, và cố giúp chúng sống. Cô đã thực hiện nhiệm vụ đã được an bài của mình một cách dũng cảm.

Trong một trường hợp khác, chủ thể là một người phụ nữ trong đời trước đã chết trong một trang trại ở Texas 2 năm sau khi kết hôn. Trước khi đầu thai, cô được cho chọn ba cách mà cô sẽ chết. Cô có thể bị trúng một viên đạn lạc của hai kẻ say rượu đang bắn nhau, bị ngã ngựa hoặc chết đuối. Người phụ nữ này chọn cách bị bắn chết bởi một viên đạn của hai tên say rượu. Cách cô chọn để từ rã cõi đời 2 năm sau khi cưới là để chồng cô phải chịu nỗi đau của việc bị mất người mà anh ta yêu sâu sắc và trả nợ của mình từ những đời trước, và để học vài bài học. Số phận của người phụ nữ này hoàn toàn là để chồng cô trả nghiệp và nâng cao tầng của mình.

Bằng cách nhắc lại những trường hợp này, tôi không có ý định nói rằng không cần phải thông cảm cho nỗi thống khổ của người khác mà ngược lại. Tất cả mọi người trên thế giới này phải có trách nhiệm cố gắng nhất để chống lại tà ác và khuyến thiện và bênh vực công lý và bảo vệ những người vô tội. Nếu thờ ơ từ chối giúp đỡ người khác trong khi họ gặp khó khăn và cười trên những đau khổ của người khác và khơi thêm vết thương của người ta chính là tội ác. Họ sẽ chắc chắn phải trả giá cho những điều mình làm trong đời sau.

Trong những tầng không gian ở trên thế giới của loài người, những người tu luyện cũng thấy rằng tất cả mọi việc đều có mối quan hệ nhân quả chứ không phải là ngẫu nhiên. Cũng chính vì vậy mà một người khi đã tu luyện đến một tầng nào đó có thể nhìn thấy những an bài này và cả tương lai. Điều này được gọi là khả năng biết được tương lai và quá khứ (công năng túc mệnh thông).

Sách tham khảo:

[1] Michael Newton, Tiến sĩ, Hành trình của những linh hồn: Nghiên cứu những trường hợp về cuộc sống giữa các đời người, (Journey of Souls: Case Studies of Life Between Lives), Nhà xuất bản Llewellyn Publications, 1994.

[2] Michael Newton, Tiến sĩ, “Số phận của những linh hồn: Nghiên cứu những trường hợp mớI về cuộc sống giữa các đời người (Destiny of Souls: New Case Studies of Life Between Lives), Nhà xuất bản Llewellyn Publications, 2000.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/12/20/19699.html
http://pureinsight.org/node/1358

The post Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: An bài và ước nguyện trước khi đầu thai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/nghien-cuu-cua-phuong-tay-ve-luan-hoi-an-bai-va-uoc-nguyen-truoc-khi-dau-thai.html/feed0
Maho vẫn nhớhttps://chanhkien.org/2010/06/maho-van-nho.htmlhttps://chanhkien.org/2010/06/maho-van-nho.html#respondSat, 26 Jun 2010 13:22:13 +0000http://chanhkien.org/?p=6337[Chanhkien.org] Maho là một bé gái người Nhật chưa đến 4 tuổi. Một hôm, bé bắt đầu nói với mẹ về đời trước của mình. Mẹ bé đã ghi lại những sự kiện này. Bản báo cáo này được gửi tới Bác sĩ Kazuhiko Nakahara, Giám đốc Sản Phụ Khoa tại bệnh viện NTT ở […]

The post Maho vẫn nhớ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Maho là một bé gái người Nhật chưa đến 4 tuổi. Một hôm, bé bắt đầu nói với mẹ về đời trước của mình. Mẹ bé đã ghi lại những sự kiện này.

Bản báo cáo này được gửi tới Bác sĩ Kazuhiko Nakahara, Giám đốc Sản Phụ Khoa tại bệnh viện NTT ở thành phố Kumamoto, Nhật Bản. Bác sĩ Nakaharasau đó đưa nó cho Giáo sư Toshiro Fujimura, người nghiên cứu về luân hồi đầu thai ở Trường Đại học Tổng hợp Fukushima, Nhật Bản.

Sau đây là những cuộc đối thoại giữa Maho và mẹ do mẹ của bé ghi lại.

7 tháng Mười (thứ Hai), Maho được 3 tuổi 9 tháng.

Maho: “Mẹ, mẹ có thấy vui khi có con không?”

Mẹ: “Tất nhiên rồi! Cảm ơn con vì con trở thành con của mẹ.”

Maho: “Cảm ơn mẹ. Mẹ có biết rằng con là con gái trước khi con sinh ra không?”

Mẹ: “Có. Khi Mẹ nói chuyện với con khi con còn trong bụng mẹ, mẹ đã cảm thấy rằng con là con gái.”

Maho: “Đúng rồi. Con đã nói chuyện với mẹ rất nhiều trước khi con sinh ra. Con đã sống ở nơi mà các vị Thần ở và con đã đầu thai để gặp mẹ!”

26 tháng Mười (thứ Bảy), Maho được 3 tuổi 10 tháng.

Maho: (Bé nói khi đang vẽ.) “Maho sẽ bảo vệ mẹ vì con đến đây chỉ để gặp mẹ!”

3 tháng 11 (Chủ nhật)

Mẹ: “Maho, con đã làm gì khi con sống với các vị Thần trước khi con sinh ra ở đây?”

Maho: “Con đã chơi rất nhiều. Nhưng một hôm, một vị Thần gọi con đến và bảo con đầu thai để gặp mẹ.”

8 tháng 11 (thứ Sáu)

Mẹ: “Maho, nói cho mẹ biết thêm một chút con đã làm gì khi ở với các vị Thần”

Maho: “Vâng. Vị Thần này có râu quai nón. Trông ông rất thanh tao và hòa nhã. Đôi khi, vị Thần này cũng chơi với chúng con. Có rất nhiều trẻ con ở đó. Chúng con rất vui vẻ. Sau khi chơi, chúng con được gọi lên trên tầng hai. Trên cầu thang bằng ánh sáng, chúng con thấy vị Thần này ngồi ở giữa. Mặc dù đó là tầng hai nhưng nó không có mái. Con nhìn thấy bầu trời rất đẹp. Sau đó vị thần này nói với con bằng một giọng nhẹ nhàng và ân cần, “Hãy mau xuống gặp mẹ con đi.” Sau đó con cảm thấy mình biến thành một quả cầu bằng ánh sáng và con không thể nhớ được rõ ràng điều gì xảy ra sau đó. Con đã ở trong bụng mẹ khi con biến trở lại thành mình như trước.”

Mẹ: “Maho, con là ai khi con ở với các vị Thần?”

Maho: (hơi giận một chút) “Maho là Maho! Nhưng con lớn hơn con bây giờ.”

Mẹ: “Con cảm thấy gì khi con vào trong bụng mẹ trong dạng một quả cầu bằng ánh sáng?”

Maho: “Con rất vui. Con thấy ấm áp và dễ chịu khi con nhẹ nhàng hạ xuống. Con đạp nhẹ nhàng và sau đó con ngủ. Sau khi tỉnh dậy, con nói chuyện với mẹ rất nhiều.”

Mẹ: “Con cảm thấy gì khi con ra khỏi bụng mẹ?”

Maho: “Tối, sợ và con bị đau đầu. Sau đó, cứ như là bị trượt xuống. Hình như đầu con chạm phải một cái gì đó. Sau đó bên ngoài trở nên sáng! Con ngạc nhiên khi một cái gì đó được cho vào miệng con. Sau đó con khóc to lên. Và con thấy khuôn mặt mẹ đang cười và cả khuôn mặt của bác sĩ nữa. Bác sĩ cắt dây cuống rốn của con bằng một cái kéo. Con muốn hét lên, ‘Dừng lại! Đau!’ Nhưng nó không đau như con tưởng. Mẹ, mẹ có thực sự cảm thấy tuyệt vời khi thấy Maho không?”

Mẹ: “Có, thực sự tuyệt vời. Mẹ thấy rất hạnh phúc.”

Maho: “Con cũng vậy! Lý do Maho đến đây là để bảo vệ mẹ!”

Phó Giáo sư Toshiro Fujimura nghĩ rằng những ghi chép đối thoại này giữa Maho và mẹ của bé rất khó bịa đặt. Maho là một đứa trẻ chỉ mới bắt đầu tập nói dùng những thành ngữ và cách biểu cảm quá tuổi của mình.

Ví dụ, “Vị Thần này có râu quai nón.” Trên thực tế, không nhất thiết rằng Thần có râu quai nón. Râu quai nón có thể thực ra là một biểu tượng của quyền lực và từ bi của vị Thần trong trí nhớ của bé trước khi sinh ra. Với một đứa trẻ ở tuổi của Maho, “râu quai nón” có nghĩa là “quyền lực và từ bi.”

Thêm nữa, những diễn cảm như “lên trên tầng hai” và “không có mái” có thể được hiểu là “một cảm giác đi lên một không gian cao lớn.” Maho có thể đã chỉ giải thích điều đó bằng những từ ngữ và khái niệm mà bé biết. Còn về “biến thành một quả cầu bằng ánh sáng”, nó phản ánh trạng thái trước khi bé đầu thai vào cơ thể mình.

Sau khi bé có cơ thể của mình, mặc dù mắt và tai bé vẫn chưa hoàn toàn hoạt động, bé đã có thể mô tả những vận động của mình khi ở trong bụng mẹ và những ấn tượng của bé về sự ra đời của mình. Maho không thể mở mắt vào thời điểm bé chào đời nhưng bé đã biết rõ ràng rằng cái gì đó được cho vào miệng mình và dây cuống rốn của bé bị cắt bằng kéo. Và nó đau.

Tuy nhiên, phần quan trọng nhất của bản báo cáo này là một câu ngắn gọn, trong sáng nhưng với suy nghĩ sâu sắc. Đó là, “Maho sẽ bảo vệ mẹ vì con đến đây chỉ để gặp mẹ!”

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/5/19/16128.html
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2002/7/8/165.html

The post Maho vẫn nhớ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/06/maho-van-nho.html/feed0
Tự nhiên khỏe lạihttps://chanhkien.org/2007/08/tu-nhien-khoe-lai.htmlhttps://chanhkien.org/2007/08/tu-nhien-khoe-lai.html#respondMon, 06 Aug 2007 21:26:00 +0000Tác giả: Carol Bowman [The Epoch Times] [Chanhkien.org] Năm 1999, mấy năm về trước khi tôi giảng dạy những đứa trẻ nhớ về quá khứ ở trường Edgar Cayce Foundation ở Virginia Beach, Virginia, một phụ khuynh đã khóc kể lễ về đứa con trai của bà ấy. Sau khi tôi nghe kể về câu […]

The post Tự nhiên khỏe lại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Carol Bowman [The Epoch Times]

[Chanhkien.org] Năm 1999, mấy năm về trước khi tôi giảng dạy những đứa trẻ nhớ về quá khứ ở trường Edgar Cayce Foundation ở Virginia Beach, Virginia, một phụ khuynh đã khóc kể lễ về đứa con trai của bà ấy.

Sau khi tôi nghe kể về câu chuyện giống nhau, bà ấy đã nhận thấy rằng đứa con trai của bà tên là Edward bị bệnh bẩm sinh và khi nó khỏe lại thì chỉ nhớ về quá khứ.

Lúc nhỏ Edward thường khó nuốt. Khi mà bắt đầu học nói, bé thường chỉ vào cổ họng và phàn nàn, “chỗ chích bị đau, chỗ chích bị đau!” Cha mẹ của bé thừa nhận bé hay so sánh chỗ đau ở cổ họng với chỗ chích trên cánh tay- đó là chỗ đau mà bé biết theo phản ứng tự nhiên.

Lúc lên 3 tuổi, cha mẹ của bé bắt đầu nhìn thấy cuống họng của bé bắt đầu lớn. Người chuyên trị về cổ họng đã nói với ba mẹ của bé Edward bị bướu cổ– bẩm sinh không được bình thường, nên phải mổ càng sớm càng tốt và họ đã hẹn để mổ cho bé.

Bác sĩ mổ đầu tiên cho bé Edward đã cắt amidan và đợi vài tuần sau đó mới cắt mổ bướu. Nhưng sau khi mổ amidan, bé Edward đã báo cho cha mẹ là không cần mổ nữa bởi vì chổ chích thuổc đã bớt. Cha mẹ của bé cho rằng nó có một tí mê sảng vì bị ảnh hưởng khi mổ và thuốc mê, họ bắt đầu cho bé nói bập bẹ.

Sau đó, bé bắt đầu sợ người lạ: Edward đã kể lại với cha mẹ của bé rằng khi trước bé lớn, và đã thành một người lính ở Pháp tên là James, là một người lính chiến trẻ nhất vừa mới 18 tuổi- (một người lạ cho rằng đứa trẻ này nay chỉ 4 tuổi thôi!) Và cậu ấy (người lính trẻ) đã bị lạnh, đói và lẻ loi.

Một ngày mưa và lạnh, trong lúc đoàn quân của cậu ta đã mệt nhọc đi trong bùn lầy, cậu ấy đã bị bắn vào cổ họng từ phía sau lưng. Lúc 4 tuổi Edward đã thấy cha của bé chểt vì viên đạn trong cổ họng.

Vài ngày sau đó cậu ẩy đã kể lại câu chuyện này một lần nữa. Cha mẹ của Edward đã cấm câu chuyện này của cậu ấy. Và họ đã giựt mình khi nhìn thất cái bướu của cậu ta đã hoàn toàn biến mất trong một vài ngày sau đó.

Bác sĩ mổ cho Edward đã ngạc nhiên vì cái bướu đã tự ý thuyên giảm và không mong đợi nó quay trở lại. Trong vòng 10 năm sẽ không quay lại.

Nguồn tin: Sách Carol Bowman, Trở lại thiên đường, HarperCollins, 2001, cho phép xuất bản lại.

Bà Bowman là người chửa bệnh về quá khứ. Sách đầu tay của bà, Children’s Past Lives đã phát hành từ Bantam Books năm 1007.

Chủ bút: Carol Bowman là một người lớn lên trong nhóm của người chữa trị về sống về quá khứ, người đã tin tưởng sẽ chữa trị được về đời sống của bệnh nhân. Những nhận thấy về chấn thương, đặc biệt là chấn thương chết người, có thể giúp lành lại tâm lý và bệnh tâm lý.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4722

The post Tự nhiên khỏe lại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/08/tu-nhien-khoe-lai.html/feed0
Chúng ta biết được bao nhiêu về luân hồi?https://chanhkien.org/2007/06/su-luan-hoi-4-truong-hop-co-the.htmlhttps://chanhkien.org/2007/06/su-luan-hoi-4-truong-hop-co-the.html#respondTue, 19 Jun 2007 18:53:00 +0000Tác giả: Chu Chính [ChanhKien.org] Luân hồi và nhân quả báo ứng là một bộ phận trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Khi còn nhỏ, tôi thường nghe người lớn kể về những điều này. Khi xuất hiện tai hoạ gì đó, thì họ thường nói rằng đó là do tổ tiên đời trước […]

The post Chúng ta biết được bao nhiêu về luân hồi? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Chu Chính

[ChanhKien.org]

Luân hồi và nhân quả báo ứng là một bộ phận trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Khi còn nhỏ, tôi thường nghe người lớn kể về những điều này. Khi xuất hiện tai hoạ gì đó, thì họ thường nói rằng đó là do tổ tiên đời trước đã làm điều xấu gây ra nghiệp chướng, còn khi gặp chuyện tốt thì cũng nói đó là do tổ tiên đã làm điều tốt, tích được phúc đức. Trong các tác phẩm văn học cũng ghi chép lại không ít về phương diện này, từ “Hồng Lâu Mộng” đến “Tam Ngôn Nhị Phách” của Phùng Mộng Long.v.v… và nhiều tác phẩm khác. Nhưng vì sách giáo khoa ở trường đều giảng về thuyết vô thần, do vậy những vấn đề này cũng không được đề cập đến và cũng không được coi trọng. Tuy nhiên sau này khi trưởng thành, cùng với việc tầm nhìn của tôi được mở rộng, tôi mới phát hiện ra rằng hóa ra rất nhiều nhận thức của tôi là sai lầm, do vậy tôi bắt đầu suy nghĩ lại về sự luân hồi. Dưới đây là một vài ví dụ.

1. Trải qua hai đời tại tỉnh Hải Nam

Tạp chí “Phụ nữ phương Đông” số 7 năm 2002 đã đăng một bài viết, đưa tin về những trải nghiệm của Đường Giang Sơn – “kỳ nhân hai đời chuyển sinh”, câu chuyện kể về một người ở thị trấn Cảm Thành, thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam. Theo lời kể của cha mẹ Đường Giang Sơn và những người lớn tuổi trong làng, khi Đường Giang Sơn được ba tuổi (năm 1979), đột nhiên một ngày nọ cậu bé nói với cha mẹ rằng: “Con không phải con của bố mẹ, kiếp trước con tên là Trần Minh Đạo, người bố đời trước của con tên là Tam Đa. Gia đình con ở Đan Châu, gần bờ biển (ở phía bắc đảo Hải Nam, cách thành phố Đông Phương hơn 160 km)”. Cậu bé còn nói rằng trải qua đấu tố trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa cậu đã bị người ta giết chết bằng dao và súng. Điều kỳ lạ hơn nữa là cậu bé có thể nói lưu loát bằng tiếng Đan Châu. (Lưu ý: Thành phố Đông Phương nói tiếng Mân, trong khi người dân Đan Châu nói tiếng Quân, một loại ngôn ngữ địa phương đặc biệt được hình thành từ các ngôn ngữ địa phương khác nhau). Trên thắt lưng của cậu bé vẫn còn dấu ấn vết dao từ kiếp trước.

Khi Đường Giang Sơn lên sáu tuổi, cha mẹ không thể cưỡng lại sự thúc giục liên tục của cậu bé, và dưới sự chỉ dẫn của cậu, họ đã bắt xe đến nơi ở kiếp trước của Đường Giang Sơn tại thôn Hoàng Ngọc, thị trấn Tân Anh, thành phố Đan Châu. Cậu bé sáu tuổi Đường Giang Sơn đã đi thẳng đến nhà ông Trần Tán Anh và gọi ông là “Tam Đa” theo ngôn ngữ địa phương Đan Châu. Và cậu nói rằng mình là con trai của ông tên là Trần Minh Đạo, sau khi chết cậu đã thác sinh ở thị trấn Cảm Thành, huyện Đông Phương, hiện tại cậu đến đây để tìm cha mẹ kiếp trước. Tiếp đó, cậu bé nhận ra hai chị gái, hai em gái của mình cũng như những người thân, bạn bè khác trong làng, điều đặc biệt thú vị là cậu bé còn có thể nhận ra bạn gái kiếp trước của mình. Do cậu bé Đường Giang Sơn mới có sáu tuổi lại có thể kể lại những câu chuyện và những hồi ức tiền kiếp, từ hoàn cảnh cho đến việc xác nhận được người thân của cậu bé, điều đó đã thuyết phục được những người thân và hàng xóm tin rằng Đường Giang Sơn chính là Trần Minh Đạo kiếp trước, ông Trần Tán Anh ôm lấy Đường Giang Sơn khóc nức nở và xác nhận cậu bé chính là con trai Trần Minh Đạo của mình tái sinh.

Kể từ đó, Đường Giang Sơn có hai gia đình và hai cha mẹ, hàng năm đi lại giữa Đông Phương và Đan Châu. Ông Trần Tán Anh và người thân, dân làng đều coi Đường Giang Sơn là Trần Minh Đạo. Vì ông Trần Tán Anh không có con trai nên Đường Giang Sơn đảm đương vai trò là con trai của ông và làm tròn lòng hiếu thảo cho đến khi ông Trần Tán Anh qua đời vào năm 1998.

Những nhân viên công tác tại Ban biên tập tạp chí ban đầu không tin sự việc này, nhưng sau nhiều lần điều tra và xác minh, họ không thể không thừa nhận tính xác thực của sự việc.

2. Một cậu bé người Anh nhớ lại kiếp trước

Luân hồi không chỉ được thảo luận trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, mà nhiều học giả phương Tây cũng nghiên cứu về luân hồi, chẳng hạn như “Những đứa trẻ nhớ về kiếp trước” của Lan Stevenson hoặc là “Tìm về quá khứ để nuôi dưỡng hiện tại” của Brian Weiss.v.v… đã thu thập được một số lượng lớn các ví dụ thực tế.

Ngày 8 tháng 9 năm 2006, tờ báo The Sun Online của Anh đưa tin về câu chuyện một cậu bé có thể nhớ được kiếp trước. Cậu bé sáu tuổi này tên là Cameron Macaulay, cậu bé không khác gì những cậu bé sáu tuổi khác, điểm khác biệt duy nhất là cậu luôn nói về mẹ và gia đình, và cậu thích vẽ những ngôi nhà, một căn nhà màu trắng tọa lạc trên bờ biển, tất cả đều không có vẻ gì liên quan tới cuộc sống hiện tại của cậu bé. Cậu bé cũng nói rằng từ trước tới giờ chưa từng đi tới những nơi đó, mà đó lại là hòn đảo Barra cách nơi họ đang sống hiện tại 160 dặm.

Theo lời kể của bà Norma, người mẹ hiện tại của Cameron McCauley thì từ khi mới biết nói Cameron đã kể những câu chuyện về cuộc sống sinh hoạt cùng với các bạn của mình trên đảo Barra. Cậu bé kể về cha mẹ mình ở kiếp trước, cha cậu bé đã qua đời như thế nào, và còn kể về các anh chị của cậu. Cậu bé cũng nói rằng người mẹ mà cậu nhắc đến chính là người mẹ trước đây của cậu. Cậu bé tin chắc rằng mình có kiếp trước, và Cameron rất lo lắng rằng gia đình ở kiếp trước đang rất nhớ mong cậu.

Khi cậu bắt đầu đi học mẫu giáo, giáo viên của cậu yêu cầu được gặp bà Norma và kể cho bà Norma nghe tất cả những gì Cameron đã nói về đảo Barra. Cậu bé nhớ anh trai và chị gái của mình từ kiếp trước. Cậu bé phàn nàn rằng ngôi nhà hiện tại của cậu chỉ có một phòng tắm, trong khi nhà cậu ở đảo Barra có ba phòng. Trước đó cậu bé khóc và muốn tìm người mẹ kiếp trước, cậu nói rằng bà nhớ cậu, và cậu muốn gia đình trên đảo Barra biết rằng giờ đây cậu vẫn ổn. Cameron vô cùng đau khổ thương tâm. Cậu bé không ngừng nói về đảo Barra, họ đã đi đâu, họ đã làm gì, cậu bé kể rằng từ cửa sổ phòng ngủ của mình cậu đã nhìn thấy những chiếc máy bay hạ cánh trên bãi biển như thế nào.

Đồng thời, Cameron không ngừng cầu xin bà Norma đưa cậu đến đảo Barra. Những điều này khiến bà Norma cuối cùng quyết định đưa cậu đến đảo Barra. Đồng hành cùng với họ có Tiến sĩ Jim Tucker, nhà tâm lý học đến từ Đại học Virginia Hoa Kỳ, ông là chuyên gia nghiên cứu về sự luân hồi tái sinh ở trẻ em.

Khi họ nói với Cameron rằng họ sẽ đưa cậu đến đảo Barra, cậu bé đã nhảy cẫng lên vì sung sướng. Gia đình Cameron đến đảo Barra vào tháng 2 năm 2006. Khi họ đi tới đảo Barra, máy bay đã thực sự hạ cánh xuống bãi cát ven biển biển, giống như Cameron đã mô tả. Đồng thời, nhân viên khách sạn cũng xác nhận có một gia đình tên là Robertson từng sống trong ngôi nhà màu trắng bên bờ biển. Tất cả những điều này bà Norma và những người khác không kể cho Cameron nghe, mà cùng nhau lái xe đến ngôi nhà mà họ được thông báo để xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Cameron nhận ra ngôi nhà ngay lập tức và vô cùng vui mừng. Nhưng khi họ đi tới cửa, vẻ phấn khích trên khuôn mặt Cameron biến mất, và cậu bé đột nhiên trở nên im lặng. Người chủ trước đã chết nhưng người giữ chìa khóa đã cho họ vào nhà. Có rất nhiều góc khuất vắng vẻ trong ngôi nhà và Cameron đều biết tất cả. Ngôi nhà quả nhiên đúng là có ba phòng tắm và từ cửa sổ phòng ngủ của cậu có thể nhìn ra biển.

Kể từ khi họ trở về nhà ở thành phố Glasgow, Cameron đã trở nên im lặng hơn rất nhiều. Bà Norma nói rằng sự việc đến Barra là điều tuyệt vời nhất họ từng làm. Chuyến đi này khiến Cameron cảm thấy dễ thư thái chịu hơn, và cậu bé không còn kể về đảo Barra một cách khao khát như vậy nữa. Giờ đây Cameron cũng hiểu rằng họ không còn nghĩ cậu đang bịa chuyện nữa. Họ đã nhận được đáp án mà họ đang tìm kiếm. Như vậy rõ ràng, đối với ký ức về tiền kiếp, thuận theo việc khi tuổi tác con người già đi thì cũng sẽ dần biến mất.

Trải nghiệm của Cameron đã được quay thành bộ phim tài liệu có tựa đề “This Boy Lived” (Bé trai đến từ kiếp trước) và được phát sóng Kênh truyền hình số 5 (Channel Five) của Anh.

3. Liên quan đến sự luân hồi của tổng thống Lincoln

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra một tình huống về sự tái sinh của Lincoln, vị tổng thống nổi tiếng trong lịch sử nước Mỹ.

Theo tin tức của tờ báo điện tử PRWeb ngày 1/2/2006, cách đây khoảng 50 năm, có một thầy Yoga tên là Paramahansa Yogananda đã từng chỉ ra rằng Lincoln (1809-1865) đã tái sinh thành phi công kiêm nhà văn nổi tiếng người Mỹ Lindbergh (Charles Lindbergh, 1902-1974). Trước đó không lâu, giáo sĩ và nhà văn Richard Salva đã xuất bản một cuốn sách mới có tên gọi là “Soul Journey from Lincoln to Lindbergh”(Tạm dịch: Hành trình của linh hồn từ Lincoln đến Lindbergh) là một cách tiến hành chứng thực đối với vấn đề này.

Cuốn sách đưa ra mấy trăm ví dụ về các tình huống cụ thể mô tả điểm tương đồng giữa Lincoln và Lindbergh từ tính cách, đặc điểm cho đến hoàn cảnh sinh hoạt. Trong đó bao gồm từ thể chất thân thể, tình cảm, tinh thần và các giao tiếp ứng xử đối với người và sự vật. Không chỉ có vậy, căn cứ vào thói quen ngôn ngữ và cuộc sống sinh hoạt của Lincoln, tác giả còn giải thích cuộc sống trước đây đã ảnh hưởng đến tính cách Lindbergh như thế nào. Những điều này giải thích một số điều mà các nhà sử học không hiểu rõ, chẳng hạn như tại sao vị phi hành gia lại phản đối mạnh mẽ sự can dự của Mỹ vào Thế chiến thứ hai.

Báo cáo cho biết 1/5 dân số ở Hoa Kỳ hiện nay tin vào sự tồn tại của luân hồi, nhưng rất ít người chú ý việc kiếp trước của một cá nhân sinh ra tác động ảnh hưởng như thế nào đối với họ. Cuốn sách này tiến hành so sánh giữa Lincoln và Lindbergh, đồng thời giải thích nghiệp lực (karma) từ kiếp trước của một người sinh ra ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ.

Ví dụ, Yogananda và Sova đều cho rằng Lincoln từng là một thầy Yoga. Mà Sowa cũng đã phân tích những tác động ảnh hưởng của Yoga đối với Lincoln, cho đến việc những trải nghiệm của Lincoln ảnh hưởng như thế nào đến Lindbergh sau này.

4. Phần kết

Có thể thấy, hiện tượng luân hồi tồn tại ở cả phương Đông và phương Tây, và từ quá khứ xa xưa cho đến hiện tại nó vẫn luôn luôn tồn tại. Một ví dụ khác, thời kỳ Nam Bắc triều Hoàng đế Lương Vũ của Nam triều là Tiêu Diễn đã trị vì 48 năm và thọ tới 86 tuổi, là vị hoàng đế có tuổi thọ đứng thứ hai trong lịch sử Trung Quốc kể từ thời Tần Thủy Hoàng, chỉ đứng sau Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh. Theo ghi chép lịch sử, Lương Vũ Đế kiếp trước từng là một tăng nhân.

Sự tồn tại của luân hồi cũng phản ánh sự công bằng của thiên lý. Suy cho cùng đều là thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, do vậy chúng ta không thể không thận trọng trong việc đối nhân xử thế.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/40298

The post Chúng ta biết được bao nhiêu về luân hồi? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/06/su-luan-hoi-4-truong-hop-co-the.html/feed0
Luân hồi: Sự thật hay sai lầm?https://chanhkien.org/2007/01/luan-hoi-su-that-hay-sai-lam.htmlhttps://chanhkien.org/2007/01/luan-hoi-su-that-hay-sai-lam.html#respondMon, 22 Jan 2007 17:17:00 +0000Tác giả: Một học viên Singapore [Chanhkien.org] Những khả năng siêu thường – sự thật, sự sai lầm, mê tín dị đoan hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Câu chuyện của những người có trí óc phi thường; có khả năng đi sâu vào quá khứ, trí óc có khả năng di chuyển […]

The post Luân hồi: Sự thật hay sai lầm? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Singapore

[Chanhkien.org]

Những khả năng siêu thường – sự thật, sự sai lầm, mê tín dị đoan hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Câu chuyện của những người có trí óc phi thường; có khả năng đi sâu vào quá khứ, trí óc có khả năng di chuyển đồ vật và cảm nhận được vật mà những người như chúng ta không thể làm được với những cảm giác bình thường; những trí óc làm việc độc lập với thân thể. Từ thời xưa, những điều bí ẩn đó làm những người có lý lẽ tò mò, nhưng chỉ sau những năm 70 thì các nhà khoa học – những nhà thám tử trí óc, bắt đầu hiểu được một số điều về sự huyền bí đang làm việc bên trong chúng ta.

Chúng ta có một cuộc đời người hay là một vài cuộc đời ? Có bao giờ bạn trải qua một cảm giác đã nhìn thấy hay “đã từng ở đó trước đây”? Theo những nhà thám tử trí óc, chúng ta trải qua nhiều đời trước đây trong quá khứ và chúng ta sẽ tiếp tục được sinh ra lại, thành một dạng khác, cho đến khi chúng ta đạt đến một trạng thái tuyệt đối. Sau đây là 3 trường hợp thú vị của những thí nghiệm của các chuyên gia về lĩnh vực luân hồi.

Trường hợp 1

Arnall Bloxham là một nhà thôi miên người xứ Wales sống giữa những năm 70, trong 20 năm, ông đã thôi miên vài trăm người và đã ghi lại những gì xảy ra theo sự miêu tả của họ về những kiếp trước. Liệu những đoạn băng của Bloxham chứng minh sự luân hồi hay chúng có thể được giải thích theo những cách khác không? Ngài Arnall Bloxham là một chuyên gia trong lĩnh vực mà các nhà thôi miên gọi là ‘những thí nghiệm quy hồi của kiếp trước’. Bằng cách thôi miên, ông có thể đưa một người trở lại thời điểm mới sinh, và ngay cả trước đó. Lúc bấy giờ, Bloxham là chủ tịch Hội các nhà thôi miên Anh quốc và ông ta đã sử dụng thuật thôi miên để chữa bệnh, chẳng hạn như hút thuốc.

Những gì diễn ra trong các thí nghiệm của ông về sự quy hồi thôi miên thách thức logic của con người. Khách hàng của ông ta có thể thuật lại, một cách tường tận chi tiết, về cuộc đời của những người đã từng sống hàng trăm năm trước đây.

Điều này dường như thật không thể tin được, Bloxham đã thu lại hơn 400 cuộn băng ghi âm những người đang hồi tưởng về những cuộc đời trước đây của họ. Thêm vào đó, nhiều sự việc được ghi lại rất chi tiết, qua các cuộn băng này để xem xét lại, và kết quả đã được chứng minh đúng là sự thật. Theo Bloxham, bằng chứng này xác minh một cách rõ ràng rằng sự luân hồi của con người là có thật.

Một trong những trường hợp được ghi chép cẩn thận là trường hợp của Jane Evans. Sự hồi tưởng của cô về những cuộc đời trước bắt đầu vào năm 1971 khi cô thấy một tấm biển có dòng chữ: “Arnall Bloxham nói rằng bệnh thấp khớp là do tâm lý.” Jane, một người nội trợ ở xứ Wales 32 tuổi mắc bệnh viêm khớp, cô thấy câu nói này thật lạ thường, vì thế cô đã quyết định liên lạc với người đàn ông có trách nhiệm với tấm biển này. Quả thật, cô đã liên lạc được với người này qua một người bạn của chồng cô. Và cuối cùng cô đã liên hệ được với 6 cuộc đời trước đây của cô. Cô đã từng là: Vợ của một gia sư vào thời La Mã; Một người Do Thái bị tàn sát vào thế kỷ thứ 12 ở York; Người hầu của một ông hoàng thương gia thời trung cổ ở Pháp; Một tỳ nữ của nữ hoàng Catherine of Aragon; Một nông dân nghèo ở Luân Đôn dưới thời cai trị của nữ hoàng Anne; Và là một nữ tu sĩ vào thập kỷ 15 ở Mỹ.

Câu chuyện của Jane Evans và vài ví dụ khác về luân hồi đã trở thành tiêu điểm cho nhà sản xuất truyền hình BBC, Jeffrey Iverson, trong cuốn sách của ông mang tựa đề “Nhiều Hơn Một Kiếp?” Vào năm 1975, để theo đuổi việc kiểm nghiệm lý thuyết về luân hồi, Iverson đã xin sự cho phép Jane để Bloxham thôi miên cô lần nữa, lần này có máy quay phim và máy thu thanh của truyền hình BBC. Sau đó Iverson đã bắt đầu khai thác về việc liệu cô ấy đã thực sự đã trải qua nhiều đời người hay không.

Iverson đã nghiên cứu chi tiết về những cuộc đời này và đã xác minh rằng những chi tiết về sự quy hồi được ghi lại của Jane Evan thật sự dựa trên thực tế. Cuối cuốn sách, ông cho rằng công việc trong 20 năm của Bloxham xác minh một cách rõ ràng khái niệm về sự luân hồi. Ông còn sản xuất một cuốn phim tài liệu BBC, có tên “Những Đoạn Thu Băng Của Bloxham” dựa trên tất cả những tài liệu này.

Trường hợp 2

Những người hoài nghi gán hiện tượng với điều mà các thám tử trí óc gọi là “cryptomnesia” – một thuật ngữ có nghĩa là nhớ lại những sự việc mà bạn đã từng biết! Nếu những kỷ niệm đã lâu như vậy có thể được chọn lọc từ trí nhớ của một người, nó có thể giải thích một cách có logic về cái được gọi là “sự luân hồi” của Jane Evan.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Arthur Guirdham, một người Anh có nhiều uy tín về sự luân hồi, lời giải thích này không thể giải thích cho các trường hợp mà ông đã từng gặp và nghe kể. Bác sĩ Authur Guirdham thuật lại các thí nghiệm này trong những cuốn sách của ông, “Chúng Ta Là Người Khác,” “Dòng Dõi Cathars và Sự Luân Hồi” và tiểu sử của ông, “Một Bàn Chân Trên Cả Hai Thế Giới.” Bác sĩ Guirdham, một bác sĩ tâm thần quốc gia đã về hưu ở Anh Quốc, đứng đầu một nhóm ít người tin rằng họ là người Cathars trong những đời trước đây, một nhóm dị giáo đã tồn tại ở khu vực Languedoc thuộc Tây Nam nước Pháp vào thế kỷ thứ 13.

Sự tình cờ đưa đến học thuyết luân hồi của bác sĩ Guirdham bắt đầu ở Bath, năm 1962, tại một bệnh viện ngoại trú, nơi bác sĩ Guirdham làm công việc của một bác sĩ tâm thần. Một ngày nọ, bệnh nhân cuối cùng của ông là một phụ nữ xinh đẹp quyến rũ, trông rõ ràng rất bình thường, cô ta thỉnh thoảng bị ác mộng tái diễn từ hồi còn nữ sinh, nhưng hiện tại cô gặp phải 2 hoặc 3 lần một tuần. Trong giấc mơ, cô thấy mình đang nằm trên sàn nhà trong khi một người đàn ông tiến đến từ đằng sau lưng. Cô ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra nhưng cảm thấy rất khiếp sợ.

Mặc dù bác sĩ Guirdham vẫn giữ bình tĩnh, nhưng ông phải giấu sự ngạc nhiên của mình khi lắng nghe bệnh nhân của mình là một phụ nữ đang diễn tả một cơn ác mộng giống y như vậy cũng đã gây phiền phức cho ông ta đã hơn 30 năm qua. Vị bác sĩ rất ngạc nhiên nhưng không nói gì với bệnh nhân. Từ đó cô ta không bao giờ gặp ác mộng trở lại nữa, và đối với bác sĩ Guirdham, giấc mộng của ông ta cũng ngưng trong vòng một tuần sau khi gặp người bệnh nhân mới này.

Mặc dù những cuộc hẹn gặp của họ vẫn tiếp diễn. Bác sĩ Guirdham chắc chắn rằng người bệnh nhân này không có vấn đề tâm thần và những sự hiểu biết về quá khứ của cô ta làm ông tò mò. Sau đó cô cho ông ta một danh sách tên của những người mà cô nói là đã sống vào thế kỷ 13 và miêu tả những gì đã từng xảy ra với họ. Cô cũng nói với bác sĩ Guirdham rằng, ông ta cũng sống vào lúc đó và mang tên là Rogiet de Cruisot.

Là một bác sĩ tâm thần, bác sĩ Guirdham đã thu thập được một số thông tin căn bản về lý thuyết của sự luân hồi, nhưng chưa từng đi sâu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, lần này ông thực sự tò mò, và ông đã quyết định tìm hiểu kỹ hơn. Ông tìm thấy những cái tên mà bệnh nhân của ông cung cấp quả thật chính xác, mặc dù chỉ được đề cập đến trong một vài sự kiện ít có tiếng tăm trong lịch sử Trung Cổ. Tuy nhiên, những sự kiện này được viết lại bằng tiếng Pháp, và chưa được dịch sang tiếng Anh. Tất cả những người mà bệnh nhân của bác sĩ Guirdham miêu tả đều là thành viên của tôn giáo Cathar, một nhóm rất hưng thịnh ở miền Nam nước Pháp và miền Bắc nước Ý vào thời Trung Cổ. Ngoài ra, người Cathar tin vào sự luân hồi. Sau đó, bác sĩ Guirdham đã gặp nhiều cá nhân, tổng cộng 11 người, đều là những người có ký ức về kiếp trước của họ về việc cùng chung sống trong một nhóm Cathar.

Bác sĩ Guirdham nói, không có đối tượng nào bị gây mê hoặc bị thôi miên; những cái tên từ quá khứ và các sự kiện đơn giản xuất hiện trong trí nhớ của họ. Bác sĩ Guirdham cũng cho công bố một trong những bằng chứng đáng chú ý nhất mà ông thu thập được. Đó là một tập tranh họa của một cô gái 7 tuổi, mang những nét vẽ của một kỷ nguyên trong quá khứ. Tập tranh họa cũng gồm có nhiều tên tuổi của những thành viên của tôn giáo Cathar. Thật vô cùng kinh ngạc, bác sĩ Guirdham đã nói, “Nó vượt qua sự tưởng tượng của tôi, làm sao một đứa trẻ 7 tuổi có thể biết những cái tên này khi tôi lại không nghĩ rằng đã có một chuyên gia về sử học trung cổ ở Anh Quốc vào lúc đó đã biết về những người này.”

Bóng dáng của những ký ức, tên tuổi và các mối liên hệ đã thuyết phục bác sĩ rằng ông ta và nhóm của ông đã cùng nhau sống chung, không chỉ một, mà vài đời trước đó. Ông đã nói, “Với 40 năm kinh nghiệm trong y học, hoặc là tôi biết được sự khác nhau giữa nhìn thấu thị và sự suy tưởng (cảm nhận hoặc nói những điều mà không khác không thể tin), hoặc là chính tôi bị điên khùng. Không ai trong nhóm tôi giận dữ về điều này – và những bạn đồng nghiệp của tôi cũng không ai cho rằng tôi bị khùng.”

Trường hợp 3

Khi các chuyên gia hàng đầu thế giới về luân hồi được nhắc tới, thì bác sĩ Ian Stevenson, giảng sư về tâm thần học tại Đại Học Virginia sẽ có tên trong danh sách. Ông đã đi khắp nơi để điều tra những báo cáo khác nhau về sự luân hồi và đã phát minh ra một cách để kiểm chứng một cách khắt khe nhằm loại bỏ sự sai lệch, sự suy tưởng, v. v. Trong 200 trường hợp, chỉ có 20 trường hợp qua được sự kiểm nghiệm kỹ lưỡng của bởi bác sĩ Stevenson và được đề nghị là những trường hợp khả quan về sự luân hồi. Bảy trường hợp xảy ra tại Ấn Độ, ba trường hợp ở Sri Lanka, hai trường hợp ở Brazil, một trường hợp ở Lebanon và bảy trường hợp từ các bộ lạc người Mỹ da đỏ ở Alaska.

Lấy trường hợp của một bé gái rất nhỏ, sinh năm 1956 tại trung tâm Sri Lanka với các tên ngộ nghĩnh Gnantilleka Baddewithana. Ngay sau khi cô bé bắt đầu tập nói, cô đã bắt đầu nhắc đến cha mẹ khác của mình ở một nơi khác, nơi mà cô bé nói cô còn có hai anh trai và nhiều chị gái.

Từ những chi tiết mà cô bé cho biết, cha mẹ cô bé theo sự diễn tả của cô mà tìm được một gia đình nọ tại một thị trấn cách đó không xa. Họ biết được rằng gia đình này mất đi một đứa con trai vào năm 1954. Khi Gnantilleka được đưa đến thăm gia đình này, cô bé nói rằng cô bé chính là đứa con trai đã mất của họ và đã nhận diện rất chính xác bảy thành viên trong gia đình của “cậu bé”. Cho đến tận lúc đó, hai gia đình chưa bao giờ gặp nhau, thậm chí chưa từng đến thăm thị trấn của nhau.

Kết luận

Những người còn hoài nghi có thể bỏ qua lý thuyết về sự luân hồi và cho đó là ảo tưởng, trong khi những người không tin vào luân hồi có thể cho đó là dị đoan vô căn cứ.

Cho dù bạn có tin vào điều đó hay không, từ thời xa xưa, những tôn giáo đông phương, như Phật Giáo và Đạo Giáo đã tán thành lý thuyết về sự luân hồi trong đức tin của họ. Họ tin vào luật nhân quả, nói cách khác, đó là mối liên hệ giữa nhân và quả. Họ tin rằng nhân cách của một con người trong đời này và tất cả những việc làm tốt và xấu của người ấy đều được ghi lại. Nhưng, vậy thì, ai là người ghi chép lưu giữ những sự việc đó?

Lý thuyết đó nói lên rằng năng lực tự nhiên của Luật Vũ Trụ, hoặc bạn có thể gọi nó là Luật Tự Nhiên, sẽ nắm giữ tất cả. Những việc làm của một người, dù tốt hay xấu sẽ triển hiện trong đời này hoặc đời sau, như là gặp may hoặc vận mệnh tốt xấu, hoặc nghiệp lực, v. v. tùy từng trường hợp.

Những người tin vào thuyết vô thần có thể coi lý thuyết này như một ví dụ của “hội chứng định mệnh”. Những người tin vào thuyết vô thần tin rằng cuộc đời là do họ tự tạo ra, số mệnh của họ nằm trong tay của họ.

Trái lại, những người tu Đạo tin rằng một người gặt được những gì mà họ đã gieo. Có lẽ, điều này giải thích một trong những lý thuyết của Đạo Gia về 8 loại người của vòng luân hồi; như giàu có và nghèo khổ, danh giá và thấp hèn, sống thọ và yểu mệnh, tương tự như vậy.

Có lẽ đây là nguyên nhân tại sao Phật Gia đã đưa ra lý thuyết về “lục đạo luân hồi” bắt đầu từ 2.500 năm trước đây, cho đến ngày nay.

Và có lẽ đây chính là nguyên nhân chúng ta thường nghe những lời răn dạy của ông cha theo câu tục ngữ “Thiện hữu thiện báo, Ác hữu ác báo”.

Tham khảo:

(1) Iverson, Jeffrey’s book (1976) “Hơn một đời? Bằng chứng từ đoạn băng đáng chú ý của Bloxham”. Souvenir Press, London. ISBN 0-285-62239-0.

(2) Bác sĩ Ian Stevenson đã sáng lập “Nhóm nghiên cứu Tri giác” (DOPS) vào năm 1967, một đơn vị thuộc Khoa Y học Tâm thần, Đại học Virginia. Qua sử dụng các phương pháp khoa học, DOPS đã khám phá các hiện tượng huyền bí, đặc biệt với những đứa trẻ nói rằng chúng nhớ được kiếp trước, các kinh nghiệm cận tử, xuất hồn, giao tiếp sau khi chết và linh ảnh lúc lâm chung.

(3) http://www.healthsystem.virginia. edu/internet/personalitystudies/

The post Luân hồi: Sự thật hay sai lầm? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/01/luan-hoi-su-that-hay-sai-lam.html/feed0
Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Một số người bị trừng phạt trong đời này vì đã đàn áp những người Cơ Đốc giáo vào thời kỳ La Mã cổ đạihttps://chanhkien.org/2004/01/nghien-cuu-cua-phuong-tay-ve-luan-hoi-mot-so-nguoi-bi-trung-phat-trong-doi-nay-vi-da-dan-ap-nhung-nguoi-co-doc-giao-vao-thoi-ky-la-ma-co-dai.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/nghien-cuu-cua-phuong-tay-ve-luan-hoi-mot-so-nguoi-bi-trung-phat-trong-doi-nay-vi-da-dan-ap-nhung-nguoi-co-doc-giao-vao-thoi-ky-la-ma-co-dai.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000Tác giả: Tử Quân [Chanhkien.org]Thật bất hạnh khi bị tàn tật hoặc bệnh nan y. Khi thấy những người khác khỏe mạnh và đầy sức sống, những người này chỉ có thể cam chịu đau khổ do bệnh tật gây ra. Mọi người thường kêu Trời vì những bất công mà họ dường như phải […]

The post Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Một số người bị trừng phạt trong đời này vì đã đàn áp những người Cơ Đốc giáo vào thời kỳ La Mã cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tử Quân

[Chanhkien.org]Thật bất hạnh khi bị tàn tật hoặc bệnh nan y. Khi thấy những người khác khỏe mạnh và đầy sức sống, những người này chỉ có thể cam chịu đau khổ do bệnh tật gây ra. Mọi người thường kêu Trời vì những bất công mà họ dường như phải chịu đựng. Họ hỏi: “Tại sao tôi lại phải chịu bất hạnh như thế này?”Về những “bất công” này, những người tu luyện tin rằng đó là kết quả của những điều ác mà họ đã làm trong những đời trước. Nói cách khác, mọi người sống qua nhiều đời và nghiệp lực của họ là một thứ vật chất tạo ra do làm điều xấu có liên quan đến những khổ nạn và bệnh tật trong đời này. Ở phương Tây, nhiều bác sĩ và học giả đã có thể tìm thấy những đời trước của bệnh nhân và nhờ đó xác định được nguyên nhân thật sự của những đau khổ và bệnh tật của họ trong đời này.

Trong quyển sách của mình với tiêu đề “Những ngôi nhà: Chuyện kể của Edgar Cayce về sự luân hồi”, bác sĩ Gina Cerminara đã liệt kê những ví dụ về việc điều trị những bệnh nhân bằng cách đọc những đời trước của họ do Cayce (sinh năm 1877 – mất năm 1945), là một người có khả năng siêu thường nổi tiếng người Mỹ thực hiện. Edgar Cayce có khả năng “đọc” về bệnh nhân ở cách xa hàng ngàn dặm sau khi ông bước vào trạng thái nửa thức nửa ngủ.

Trong số những trường hợp mà Edgar Cayce “đọc”, có một số người được lần ngược trở về thời Đế quốc La Mã cổ đại. Một số bệnh nhân trong số những trường hợp này đã tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đàn áp những người theo đạo Cơ Đốc.

Một trong số đó là một phụ nữ 45 tuổi. Bà bị tàn phế vì bệnh bại liệt ở tuổi 36 và phải dùng xe lăn để đi lại. Sau khi thử nhiều cách điều trị không thành công, bà gặp Cayce và đề nghị ông đọc về những đời trước của mình. Bà được biết rằng nguyên nhân của việc bị tàn phế của mình trong đời này là do những việc bà đã làm từ thời La Mã cổ đại. Vào giữa những năm 37 và 68 sau Công nguyên, bà là một thành viên của triều đình khi Hoàng đế Nero đàn áp Cơ Đốc giáo. Bà không chỉ không thông cảm với những người theo đạo Cơ Đốc bị cắt xẻo thịt trong đại hý trường mà còn nhạo báng họ. Cái giá bà đã phải trả cho việc nhạo báng lạnh lùng của mình là bị tàn phế trong đời này.

Một bệnh nhân khác là một cô gái. Cô là một quý tộc trong đời trước vào thời kỳ cai trị của Nero và cô đã thích thú khi xem những người theo đạo Cơ Đốc bị tra tấn trong đại hý trường. Cô thậm chí còn cười lớn khi nhìn thấy một thân thể cô bé bị sư tử xé tan. Người quý tộc vui với những đau khổ của những người đã phải chết vì không chịu từ bỏ tín ngưỡng của mình này đang phải trả giá cho những tội ác của mình bằng căn bệnh lao.

Một trường hợp khác là một nhà sản xuất phim bị bại liệt từ năm 17 tuổi. Ông phải đi khập khiễng. Trong khi đọc những đời trước của ông, Cayce thấy rằng người này cũng đã tham gia vào việc đàn áp Cơ Đốc giáo. Ông ta là một người lính vào thời kỳ đó và được lệnh phải đàn áp những người Cơ Đốc giáo khi những người này không đánh trả lại anh ta. Tội của ông không phải là do việc tuân lệnh với tư cách là một người lính, mà là do chế nhạo những người kiên định vào tín ngưỡng của mình. Việc ông ta bị tàn phế trong đời này là để cảnh tỉnh ông.

Bệnh nhân cuối cùng là một cậu bé. Lưng của cậu bị thương trong một tai nạn ô tô ở tuổi 16 và cậu bị mất hết cảm giác từ dưới đốt sống thứ 5 trở xuống. Cậu ta không thể tự di chuyển và phải dùng xe lăn. Bảy năm rưỡi sau, khi cậu 23 tuổi, mẹ của cậu đề nghị Cayce đọc [về những đời trước] cho cậu, và 2 đời trước của cậu đã được đọc. Một đời cho thấy cậu là một người lính của đế quốc La Mã cổ đại trong thời kỳ đầu của cuộc đàn áp Cơ đốc giáo. Cậu ta đã rất kiêu ngạo và vui sướng với những đau khổ của những người Cơ Đốc giáo. Cậu ta cũng đã trực tiếp tham gia vào cuộc đàn áp. Và do đó cậu ta đã phải chịu đựng đau khổ trong đời này.

Việc đọc đời trước của những người này chỉ ra nguyên nhân thực sự của những nỗi đau khổ của họ — họ đã từng cười nhạo và bức hại những người kiên định vào tín ngưỡng của mình. Đồng thời, việc đọc cho thấy rằng đằng sau những yếu tố gây bệnh trên bề mặt, một thế lực vô hình tồn tại ở một không gian sâu hơn mà ta không biết đến đang điều khiển vận mệnh của con người. Nó cũng giống như một câu tục ngữ cổ của người Trung Quốc, “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Đó không chỉ là một câu nói. Măc dù những bệnh nhân trong 2 trường hợp đầu đã không trực tiếp tham gia bức hại nhưng họ đã không ủng hộ chính nghĩa, nên họ phải trả giá bằng sự đau khổ của mình cho những ngu dốt và lạnh lùng của mình trong những đời trước. Còn đối với những người đã trực tiếp tham gia vào việc đàn áp, như trong thí dụ của bệnh nhân thứ tư, họ đã phải chịu đựng đau khổ từ khi còn rất trẻ. Nghiệp báo không bao giờ chệch dù chỉ là một sợi tóc.

Dịch từ:

The post Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Một số người bị trừng phạt trong đời này vì đã đàn áp những người Cơ Đốc giáo vào thời kỳ La Mã cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/nghien-cuu-cua-phuong-tay-ve-luan-hoi-mot-so-nguoi-bi-trung-phat-trong-doi-nay-vi-da-dan-ap-nhung-nguoi-co-doc-giao-vao-thoi-ky-la-ma-co-dai.html/feed0