Tác giả: Zou Zhengdao
[ChanhKien.org]
Ngày nay người Trung Quốc ở Đại Lục có hiểu biết rất hạn hẹp về tinh hoa văn hóa truyền thống. Họ chỉ có thể thuộc một vài bài thơ mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho phép được lưu hành, ví như thơ Đường, Tống từ, Luận ngữ, Đạo đức Kinh, v.v., nhưng ngay cả với những tác phẩm ấy, nhận thức của họ về văn hóa truyền thống vẫn là nửa vời và rất nông cạn. Người Trung Quốc hiện nay không thừa nhận những tinh hoa của văn hóa truyền thống, ví như tích đức, tạo nghiệp, nhân quả báo ứng, Phật, Đạo, và Thần. Họ cho rằng chúng đều là “mê tín phong kiến”, cho nên người Trung Quốc ngày nay không nói đến chuyện để mọi việc “tùy kỳ tự nhiên”. Một số người cũng nói về điều này, nhưng họ không thực sự hiểu được nội hàm của câu nói ấy. Thay vào đó, họ chỉ quan tâm đến việc phấn đấu, làm việc cật lực và tranh đấu. Họ lấy luật rừng làm kim chỉ nam cho cuộc sống và cho rằng chỉ cần nỗ lực làm việc và không ngừng tranh đấu để đạt được quyền lực và phú quý, thì họ có thể tự lo cho bản thân và gia đình, để được cơm no áo ấm, mà không phải lo nghĩ gì.
Có đúng như vậy hay không? Thực tế lại hoàn toàn ngược lại, và quanh ta có vô số ví dụ về điều này. Một số người có được tiền tài và danh vọng nhất thời nhờ thông đồng giữa quan chức và thương gia, tham ô, gian lận, và lừa đảo. Thế nhưng, không sớm thì muộn, rồi họ sẽ bị tán gia bại sản trong vòng không quá 20 năm, thậm chí gia đình tan vỡ, vợ con ly tán. Kết cục của họ đều vô cùng bi thảm.
Để tôi kể cho quý vị hai trường hợp điển hình nhất. Ngày 20/07/1999, Giang Trạch Dân, kẻ chủ mưu tàn bạo, đã phát động chiến dịch diệt chủng nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Trong thời gian giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên từ năm 1999 đến 2002, Chu Vĩnh Khang dùng không từ bất kỳ thủ đoạn nào để thi hành chính sách tàn bạo “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể” các học viên Pháp Luân Công, nhằm mục đích lấy lòng Giang Trạch Dân và đạt được quyền lợi chính trị để thăng tiến. Tứ Xuyên trở thành một trong những tỉnh có số học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết nhiều nhất cả nước.
Để leo lên các vị trí quyền lực trong bộ máy của Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang đã âm mưu gây ra một vụ tai nạn xe hơi để sát hại người vợ đầu, rồi sau đó cưới cháu gái Giang Trạch Dân. Chu Vĩnh Khang tự xưng là “người của Chủ tịch Giang”. Năm 2002 Chu Vĩnh Khang, người chưa từng có bất kỳ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực an ninh quốc gia, được Giang Trạch Dân trực tiếp bổ nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Công an kiêm Bí thư Đảng ủy của bộ này. Cùng thời điểm đó, Chu còn kiêm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương ĐCSTQ, phối hợp với La Cán, Bí thư đương nhiệm, đẩy mạnh cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc. Tại Đại hội Đảng lần thứ 17 diễn ra vào tháng 10/2007, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, với nỗi lo bị thanh trừng, đã sắp xếp để Chu Vĩnh Khang thay thế La Cán, giữ chức Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương và là người đứng đầu cơ quan trung ương chuyên đàn áp Pháp Luân Công, mục đích kiểm soát cuộc diệt chủng Pháp Luân Công, đồng thời dốc toàn lực đưa Chu vào bộ máy ra quyết sách cao nhất của ĐCSTQ – Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, nhằm tiếp tục duy trì chính sách đàn áp.
Khi ông ta còn ở đỉnh cao của quyền lực, nhà Chu Vĩnh Khang lúc nào cũng tấp nập người ra kẻ vào, xe sang tấp nập đỗ trước cổng, và rất nhiều người quyền cao chức trọng đến nịnh hót cha mẹ ông ta. Cảnh tượng ấy tưởng chừng là biểu tượng cho sự hưng thịnh của gia tộc họ Chu. Năm 2014, một ngày sau khi bị bắt, gia đình ông ta lập tức trở nên vắng tanh, chẳng ai đoái hoài đến. Sau khi ông ta bị kết án chung thân, con dâu của ông ta buộc phải đứng ra bảo vệ quyền lợi cá nhân của mình, để tránh bị liên lụy. Giờ thì còn ai nhắc đến gia tộc họ Chu nữa?
Bạc Hy Lai là con trai út của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Bạc Nhất Ba. Do mang tai tiếng xấu nên sự nghiệp chính trị của ông ta không thành công. Từ ngày 10/08 đến ngày 15/08/1999, Giang Trạch Dân đến Liêu Ninh với danh nghĩa hội họp, và thẳng thừng nói với Bạc Hy Lai, “Anh phải mạnh tay đối phó với Pháp Luân Công thì mới có vốn liếng để thăng tiến”. Vợ ông ta, Cốc Khai Lai, lập tức đưa cho ông ta lời khuyên, chỉ khi Đại Liên “nổi bật” trong việc đàn áp Pháp Luân Công thì Bạc Hy Lai mới “nổi bật giữa đám đông” và được đề bạt. Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai là một trong những người đầu tiên khởi xướng hoạt động mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ. Dựa trên máu và nước mắt của các học viên Pháp Luân Công, sự nghiệp từng bế tắc của Bạc Hy Lai bắt đầu thăng tiến nhanh chóng, ông ta trở thành Bộ trưởng Bộ Thương mại kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, chính thức bước vào hàng ngũ lãnh đạo quốc gia.
Tháng 03/2012, sau khi Bạc Hy Lai bị bãi chức và kết án tù, sự hưng thịnh của gia tộc họ Bạc cũng đột ngột sụp đổ. Khi Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai ly hôn trong bí mật, Bạc Hy Lai đã thở dài mà nói: “Nhà họ Bạc đã bị hủy trong tay ta rồi”. Có thể thấy Bạc Hy Lai hiểu rất rõ rằng việc mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công là một tội ác, một tội ác không thể dung thứ nhưng ông ta vẫn còn nuôi hy vọng, cho rằng chỉ cần có sự chống lưng của ĐCSTQ, thì sẽ không có chuyện gì xảy ra, và miễn là ông ta nỗ lực và có được nhiều quyền lực hơn, thì ông ta có thể giữ được tất cả những gì mình muốn.
Nhưng những người này không biết rằng thiên lý là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường đúng và sai. Nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ. Đặc tính này được tiết lộ cho con người về mục đích của tu luyện và cho con người cơ duyên vạn cổ. Nhiều người không biết trân quý Pháp Luân Công, thay vào đó lại bức hại và đàn áp Pháp Luân Công, không biết phân biệt thiện và ác, thậm chí còn lấy nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công để mưu lợi. Đây là tội ác to lớn tạo ra nghiệp lực phủ kín đất trời. Họ sẽ phải nhận lấy nghiệp báo là sinh mệnh bị tiêu hủy. Sao mà những vinh hoa phú quý của họ có thể trường tồn mãi mãi? Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai phải chịu quả báo như vậy vì ĐCSTQ muốn che giấu tội ác mổ cướp nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công. Đây chính là hậu quả của sự thỏa hiệp nhằm bảo vệ đảng. Đây mới chỉ là một phần nhỏ của nghiệp báo. Vẫn còn những nghiệp báo đáng sợ hơn đang chờ đợi họ, chính là nghiệp báo của việc sinh mệnh bị tiêu hủy. ĐCSTQ chỉ lợi dụng họ để đạt được mục đích tà ác là hủy diệt nhân loại, đồng thời trong quá trình ấy mà tự diệt chính nó.
Người xưa hiểu được mối quan hệ giữa tích đức và tạo nghiệp, và nhận thức được rằng phúc báo trong đời đều đến từ “đức”. Cội nguồn của tất cả những khổ đau là nghiệp lực tích lại do làm nhiều điều ác. Vậy nên người xưa rất coi trọng việc tu dưỡng đạo đức và hành thiện, thể hiện qua đạo đức cao thượng và lấy hành xử thiện ý làm cơ sở. Phạm Trọng Yêm (989–1052) là một nhân vật lịch sử không xa lạ gì. Gia tộc họ Phạm vẫn trường tồn suốt hơn 800 năm qua. Đó là bởi vì ông và con cháu của ông đã tích đức và làm nhiều việc thiện. Tổ tiên tích đại đức và mang lại phúc báo cho con cháu đời sau và gia tộc. Ngược lại, nếu làm điều ác, tạo nhiều tội nghiệp, thì có thể bị diệt vong chỉ trong một đời, và sẽ chẳng có cái gọi là gia tộc họ Phạm nữa.
Chỉ có đức mới có thể gánh vác và duy trì được mọi thứ. Hành ác và tạo nghiệp chỉ có thể mang lại tiền tài và danh vọng nhất thời, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào việc người đó có phúc phận hay không. Không có đức, ai làm điều xấu sẽ phải nhận quả báo, thậm chí là ngay trong đời này. Khi làm điều xấu một cách không kiểm soát, phúc báo có từ trước sẽ cạn kiệt, và nghiệp báo sẽ theo sau. Cho nên, hành ác và tạo nghiệp không thể gánh vác và duy trì thiên hạ. Chỉ có hành thiện và tích đức mới có thể mang lại một tương lai tươi sáng.
Thái độ của bạn đối với cuộc bức hại của ĐCSTQ nhắm vào Pháp Luân Công là sự chọn lựa giữa thiện và ác. Tiếp tay cho cuộc bức hại Pháp Luân Công có thể đem lại danh lợi và của cải tạm thời, nhưng điều kéo theo là sự hủy hoại của sinh mệnh. Hiểu được chân tướng Pháp Luân Công, hiểu được sự thật, đưa ra lựa chọn, thoái xuất khỏi ĐCSTQ, và thoát khỏi bóng ma của ĐCSTQ là khởi đầu của một cuộc sống mới. Nếu bạn có thể nói ra sự thật này với người thân, bạn bè, và nhiều người hơn nữa, thì đó là một hành động đại thiện, tích đại âm đức. Phúc báo ấy không chỉ bền vững trong đời này, mà còn nâng đỡ một vòm trời thanh khiết lâu dài cho gia đình, bản thân, và cả dòng tộc.
Dịch từ: