Trang chủ Right arrow Văn hóa Right arrow Nhân sinh cảm ngộ

Suy ngẫm về ý nghĩa chân chính của sinh mệnh qua bài thơ “Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ” và “Đăng U Châu Đài Ca”

17-07-2025

Tác giả: Tiêm Tiêm

[ChanhKien.org]

“Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ, Giang nguyệt niên niên vọng tương tự”. (Nhân sinh đời đời nối tiếp chẳng dứt, Mà trăng sông năm tháng vẫn tựa như xưa). Đây là câu danh ngôn trích từ bài thơ “Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ” của Trương Nhược Hư thời Đường, dù đã vượt qua ngàn năm nhưng vẫn làm chấn động lòng người. Người xưa thường nói “thơ nói lên chí hướng”, mà bài thơ này chính là kết tinh ý thơ về vận mệnh của nhân loại.

Trương Nhược Hư mượn sự vĩnh hằng của sông nước và trăng sáng để làm nổi bật sự ngắn ngủi và nhỏ bé của kiếp người. Ông viết: “Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ, Giang nguyệt niên niên vọng tương tự”. Đời người nối tiếp chẳng ngưng nghỉ, các thế hệ thay đổi mãi không dứt, mà trăng sáng trên sông nước năm này qua năm khác lại chưa từng đổi thay. Sinh mệnh con người ngắn ngủi như vậy, nhưng vũ trụ lại có những pháp tắc và nhịp điệu bất biến.

Mà câu tiếp theo là “Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân, Đãn kiến Trường Giang tống lưu thủy” (Không biết trăng sông đang đợi ai, Chỉ thấy Trường Giang mãi cuốn dòng nước trôi), lại càng gợi nên một nỗi trăn trở sâu xa. Vầng trăng sáng trên sông ấy rốt cuộc đang chờ đợi ai? Chỉ thấy dòng Trường Giang cuồn cuộn ngày đêm đang chảy về phía Đông, lặng lẽ không lời mà tiễn biệt tất cả. Thi nhân dường như đang chờ đợi điều gì đó, nhưng lại chẳng biết mình đang chờ đợi điều gì, cảm giác thất vọng không lời, tìm kiếm bản chất của sinh mệnh, đang ẩn sâu trong ánh trăng sông tĩnh lặng đêm khuya.

Cùng một tiếng thở dài như vậy, ta cũng thấy trong bài thơ “Đăng U Châu Đài Ca” của Trần Tử Ngang thời Đường: “Trước không thấy người xưa, Sau không thấy kẻ đến. Nghĩ trời đất mênh mang, Một mình lệ tuôn rơi”. Lên cao nhìn xa, người xưa đã khuất, người sau chưa tới, giữa đất trời mênh mông, chỉ có nhà thơ đứng đó một mình. Cổ kim như giấc mộng, thời gian và không gian như làn khói, đối mặt với sự tĩnh lặng vĩnh hằng của vũ trụ, ông khóc ròng, lệ rơi, không phải vì bi thương cho nỗi khổ riêng mình, mà là hiểu rõ sự hữu hạn của sinh mệnh, chân lý khó tìm.

Trương Nhược Hư và Trần Tử Ngang – hai vị thi nhân thời Đường cùng có hai bài thơ tuyệt xướng, tuy hai bài mang âm hưởng khác nhau, một động một tĩnh, một bên là sông nước, một bên là đài cao, khác giai điệu nhưng lại có cùng kết quả một cách kỳ diệu. Họ đều đang truy vấn về khởi nguồn và đích đến cuối cùng của đời người, đều cảm nhận được sự bao la của vũ trụ và sự bất lực của vận mệnh con người. Họ đều đang tìm kiếm: Ý nghĩa chân chính ở nơi đâu? Chúng ta vì sao lại đến đây, rồi sẽ đi về đâu? Và sự chờ đợi, truy vấn ấy, đã diễn ra vô số lần trong dòng chảy lịch sử, nhưng trước sau vẫn chưa có lời giải đáp. Bởi chân tướng vẫn chưa xuất hiện, nên cuối cùng họ chỉ có thể than thở trong cõi mê.

Mãi cho đến hôm nay, khi Đại Pháp khai truyền, mới khiến những bí ẩn phủ bụi được hé lộ. Chính như Sư phụ Lý Hồng Chí đã công bố trong bài viết Vì sao có nhân loạirằng:

“Vì để cứu vãn thiên thể vũ trụ, Sáng Thế Chủ bảo chúng Thần, chúng Chủ hạ thế xuống làm người trong hoàn cảnh này, chịu khổ, đề cao, tiêu tội, một lần nữa tái tạo bản thân, từ đó quay trở về thiên đường”.

Thì ra, chúng ta không phải ngẫu nhiên mà đến nhân gian. Chúng sinh đều vì Pháp mà đến, trong vạn kiếp luân hồi chờ đợi này, chỉ để đợi sự hồng truyền của bộ Đại Pháp vũ trụ. Câu hỏi của Trương Nhược Hư “Trăng sông đang đợi ai?”, tiếng than của Trần Tử Ngư “Trước chẳng thấy người xưa, sau chẳng thấy kẻ đến”, kỳ thực đều là đang chờ đợi, chờ đợi một chân Pháp có thể đánh thức lương tri, giải khai mê mờ, đưa con người quay trở về.

Ngày nay, Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới, chúng sinh cuối cùng cũng đón nhận được cơ duyên ức vạn năm này. Còn chúng ta, là người sống trong thời đại này, có thể chứng kiến và tham dự vào thời khắc lịch sử vĩ đại này, thật là phúc duyên vô cùng to lớn.

Cơ duyên chỉ thoáng qua trong chớp mắt, lịch sử sẽ không diễn lại. Hãy trân quý đoạn Thánh duyên này, bởi vì điều này không chỉ liên quan đến sinh mệnh kiếp này, mà còn quyết định chốn hồi quy vĩnh hằng của sinh mệnh.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/297548

Ban Biên Tập Chánh Kiến

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Loạt bài