Trang chủ Right arrow Nghệ thuật Right arrow Thơ ca

Con người chân thực nhất của Lý Bạch

05-07-2025

Tác giả: Tiêm Tiêm

[ChanhKien.org]

Lý Bạch một đời hào khí ngút trời, thơ của ông cũng không ai có thể sánh bằng. Giang hà hồ hải, núi cao nước chảy, trong con mắt của Lý Bạch đều là những thứ thuận tay có thể lấy ra, viết ra một cách hào phóng. Nhưng có một bài thơ lại khác biệt, chính là bài thơ tiễn biệt rất nổi tiếng có tiêu đề “Tặng Uông Luân”. Toàn bài thơ chỉ có 28 chữ:

“Lý Bạch thừa chu tương dục hành,
Hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh.
Đào Hoa đàm thủy thâm thiên xích,
Bất cập Uông Luân tống ngã tình”.

Dịch nghĩa:

“Lý Bạch đang lên thuyền chuẩn bị rời đi,
Chợt bỗng nghe trên bờ có tiếng chân nhảy và hát.
Nước đầm Đào Hoa sâu nghìn thước,
Cũng chẳng sánh bằng tình nghĩa Uông Luân tiễn biệt ta”.

“Lý Bạch thừa chu tương dục hành, Hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh”. Ở đây ý nói nhà thơ Lý Bạch vừa mới lên thuyền chuẩn bị rời bến, thì nghe thấy trên bờ có người cất tiếng hát tiễn biệt. Có lẽ bài hát ấy cũng là thơ từ của Lý Bạch. Tiếng bước chân vang lên như một điệu nhạc đệm giản đơn, không có nhạc khí đàn sáo gì cả, lại càng thể hiện rõ sự thân thiết và ấm áp. Mà người đang vừa nhảy vừa hát ấy chính là Uông Luân, một nghệ sĩ mà Lý Bạch vừa mới quen biết. Có lẽ bình thường đã quen với cảnh nâng chén rượu hoan ca, trò chuyện sôi nổi về quốc sự, rồi theo men rượu mà làm thơ, nên lúc này Lý Bạch lại có phần không quen lắm.

“Đào hoa đàm thủy thâm thiên xích, Bất cập Uông Luân tống ngã tình”. Nhà thơ nhìn xuống đầm Đào Hoa ở dưới chân, cảm hứng thi ca lại bừng lên, đã viết nên bài thơ “Tặng Uông Luân” này. Lúc ấy, trong đầu nhà thơ chỉ nhớ đến hai cái tên Lý Bạch và Uông Luân, liền đưa cả vào trong bài thơ. Có lẽ bài thơ này đã phạm phải một số điều kỵ húy trong sáng tác, bởi vì rất ít người đưa tên thật vào trong bài thơ, thường là dùng chức quan hoặc quê hương để thay thế. Vì gọi thẳng tên thật của người đó có phần thiếu kính trọng, nhà thơ lúc này lại chẳng còn bận tâm đến những điều kỵ húy ấy nữa.

Vì sao lại như vậy? Kỳ thực vẫn là có nguyên nhân. Rất nhiều thi nhân thời xưa thích làm thơ sau khi uống rượu, họ cho rằng khi ấy linh cảm tới, kỳ thực là do chịu ảnh hưởng của phó ý thức mà viết ra. Điều mà con người cho là linh cảm, lại chính là phó ý thức đang khởi tác dụng. Năm đó, Lý Bạch ở trước mặt hoàng đế, có thể khiến cho quý phi mài mực, Lực Sĩ cởi giày, đều là do phó ý thức đang khởi tác dụng. Thế nhưng bài thơ “Tặng Uông Luân” này lại được viết ra trong trạng thái vô cùng bình hòa, nhìn thì có chút khác biệt, nhưng lại là chân thực nhất, cũng là thân thiết nhất. Đó mới là con người chân thực nhất của Lý Bạch.

Người Trung Quốc hầu như ai cũng từng nghe qua câu chuyện ‘Phong tăng tảo Tần’ (vị tăng điên quét đuổi Tần Cối). Loại trạng thái này giống hệt với khi Cao Lực Sĩ cởi giày hay Dương Quý Phi mài mực cho Lý Bạch.

Ngày nay, đệ tử Đại Pháp tu luyện mới là phương thức tu luyện lý trí nhất. Mọi việc họ làm đều được thực hiện trong trạng thái lý trí thanh tỉnh. Còn những phương thức tu luyện dựa vào trạng thái ngủ hay trong lúc mơ mơ tỉnh tỉnh, kỳ thực không phải là tự kỷ chân thực.

Quay lại với chủ đề chính, bài thơ này tuy rằng có phần thẳng thắn, nhưng lại là con người chân thực nhất của Lý Bạch, là tác phẩm được viết ra trong trạng thái thanh tỉnh nhất. Rất đáng để giới thiệu và học tập.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/285110

Ban Biên Tập Chánh Kiến

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Loạt bài