Trang chủ Right arrow Văn hóa Right arrow Phân tích bình luận

Tùy bút: Sự vỡ mộng của tình yêu

24-05-2025

Tác giả: Tạ Ân Sư

[ChanhKien.org]

Bởi vì con người hiện đại cảm xúc thất thường và hay thay đổi, nên họ phóng đại tầm quan trọng của tình yêu trong cuộc sống, đặc biệt là tình yêu nam nữ, thay vì quan tâm nhiều hơn đến tình yêu trong cuộc sống và nghệ thuật. Dường như cuộc sống của con người trên thế gian này nếu không có tình yêu giữa nam và nữ thì cuộc sống của người đó chẳng có ý nghĩa gì. Một nhà văn đã từng nói: “Tình yêu là chủ đề sáng tác nghệ thuật muôn thuở của con người”. Tôi cho rằng điều này là sai.

Nhìn vào văn học nghệ thuật Trung Quốc cổ đại, đâu là những tác phẩm chính thống? Phần nhiều là truy vấn, khám phá bản chất của sinh mệnh và tìm kiếm điều chưa biết; suy nghĩ, lo lắng và than khóc cho sự an nguy của giang sơn xã tắc; bày tỏ nỗi buồn sâu sắc và thương xót cho nỗi bi ai của người dân, ca ngợi sự mênh mông vô tận của phong cảnh tự nhiên núi cao biển rộng; khao khát quay trở về cuộc sống ẩn dật thuần phác trong núi non rừng rậm. Những tác phẩm thể hiện tình yêu nam nữ chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn phần lớn là tình cảm và nỗi nhớ nhung của người vợ dành cho chồng (hoặc tình nghĩa của người chồng dành cho vợ). Thực ra, “tình yêu” không phải là vấn đề chính yếu ở thời cổ đại, và người xưa dường như không đặt vấn đề “tình yêu” lên bàn cân.

Tư tưởng của con người hiện đại biến dị, họ dường như đặt “tình yêu” và “khát vọng” lên vị trí tối cao trong cuộc sống. Vì lý do này, họ từ bỏ tất cả, lật đổ tất cả, phá vỡ tất cả những gì được cho là chính đáng và cao quý. Trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm do bị tẩy não bởi phim ảnh, truyền hình và tác phẩm văn học hiện đại mà sinh ra. Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân (Quyển 2) - Phật tính”:

“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành”.

Chủng quan niệm này đã gây ra sự sai lệch rất lớn trong tư tưởng của tôi, biểu hiện ở mong muốn được yêu thương và chú ý từ người khác giới, và muốn có được tình cảm, tình yêu và sự ấm áp giữa nam và nữ. Nếu không đạt được thì sẽ cảm thấy cuộc sống của mình thiếu thốn và không hoàn hảo, bản thân là kẻ thất bại và đáng thương. Sau khi kết hôn, tôi đặt mong muốn này lên chồng mình, nhưng tôi không thể đạt được, dù chỉ một chút. May mắn thay, tôi đã tu luyện và biết rằng tôi không thể làm bất cứ điều gì trái với Đại Pháp, bởi vậy tôi không còn tìm kiếm sự thoải mái ở thế giới bên ngoài như một số người thường vẫn làm. Nhưng lòng tôi luôn cảm thấy trống rỗng, như thể cuộc sống không nên như thế này, đã thiếu đi chút gì đó.

Mãi đến khi đọc bài viết của một đồng tu, trong đó nói người xưa cho rằng con người có Ngũ phúc (năm điều tốt lành): trường thọ, phú quý, khỏe mạnh, đức hạnh và an nhiên ra đi. Trong năm điều phúc lành này không bao gồm hôn nhân, tình yêu cũng không có, và vẻ bề ngoài mà con người hiện đại coi trọng lại càng không có. Có thể nhận thấy quan niệm giá trị của người xưa: thân tâm khỏe mạnh, đủ ăn đủ mặc, phẩm chất đạo đức tốt, sống lâu và ra đi trong an lành. Như vậy là có phúc rồi, không cần mong cầu gì hơn nữa. Lúc này tôi mới nhận ra rằng nên buông bỏ sự ám ảnh về “tình yêu nam nữ”. Khi tôi phát chính niệm để thanh lý bản thân, tôi đã thanh trừ được chấp trước vào tình yêu và sự ấm áp giữa nam và nữ. Tôi cảm thấy như có thứ gì đó trong tim mình đang được gỡ bỏ, và không biết từ lúc nào, căn bệnh hành hạ tôi nhiều năm cũng đã biến mất.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/290714

Ban Biên Tập Chánh Kiến

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Loạt bài