Tác giả: Hiểu Minh
[ChanhKien.org]
Phổ Đà Sơn là một trong bốn ngọn núi danh tiếng của Phật giáo, sánh ngang với Nga Mi Sơn ở Tứ Xuyên, Ngũ Đài Sơn ở Sơn Tây, và Cửu Hoa Sơn ở An Huy. Phổ Đà Sơn chính là đạo tràng của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Khi đến Phổ Đà Sơn, đập vào tầm mắt tôi là bốn chữ lớn “Hải Thiên Phật Quốc” (cõi Phật giữa biển trời), nhưng làm người ta cảm thấy buồn nôn là chữ ký của Giang Trạch Dân. Thật giống như vừa chuẩn bị thưởng thức một món ăn ngon mà lại nuốt phải một con ruồi, khiến người ta cảm thấy thật ghê tởm, buồn nôn. Con cóc này đi khắp nơi ký tên, khiến rất nhiều danh lam thắng cảnh bị phá hoại, thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả phong trào phá tứ cựu trong thời cách mạng văn hóa.
Theo lời giới thiệu của hướng dẫn viên, chùa Phổ Tế là điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi, chùa Phổ Tế là ngôi chùa lớn nhất trên Phổ Đà Sơn. Tên gọi “chùa Phổ Tế” rất có ý nghĩa, tôi nghĩ rằng “Phổ Tế” có lẽ mang ý nghĩa là phổ độ tế thế.
Dọc đường đi, những hàng cây ven đường thật kỳ lạ và đầy linh khí; trong đó có một cây hoàng liên đã có lịch sử hơn 400 năm. Ở giữa con đường lớn có khắc những đóa hoa sen, chân giẫm lên hoa sen tượng trưng cho sự cát tường như ý. Trước khi bước vào chùa Phổ Tế phải dâng hương, tôi nghĩ, Phật ở trong tâm, quan trọng là tấm lòng này. Vì vậy tôi không muốn đốt hương. Người ta đốt hương, có người vì để cầu tiền tài, có người cầu gặp được chàng bạch mã hoàng tử, có người cầu sinh con trai, cũng có người cầu phúc cho nạn nhân động đất Tứ Xuyên. Còn tôi chẳng cầu gì cả, tôi chỉ muốn thưởng thức một chút nội hàm văn hóa tôn giáo của nơi đây, để hiểu sâu hơn chân lý của cuộc đời.
Đoàn người chúng tôi đi đến phía trước chính điện chùa Phổ Tế. Trước cổng chùa treo một dải băng đỏ dài, ghi lời cầu phúc cho trận động đất ở Ôn Xuyên, Tứ Xuyên. Nhìn thấy cảnh này, tôi chợt nhớ đến một lời dự ngôn từng nói rằng: vào thời điểm nào đó, trước khi đại kiếp nạn tới, ngay cả những người không tin vào Thần cũng sẽ bắt đầu cầu xin sự bảo hộ từ trời cao. Cánh cổng chính của chùa Phổ Tế lúc đó đóng kín, chúng tôi đang lấy làm lạ thì hướng dẫn viên giải thích cho chúng tôi, nói rằng có một câu chuyện về việc này: Cổng chùa Phổ Tế sau 6:00 giờ chiều sẽ đóng lại, có một lần vua Càn Long xuống Giang Nam, vì đến muộn, nên khi đến được chùa Phổ Tế thì cửa đã đóng rồi. Vua Càn Long gõ cửa, tiểu hòa thượng nói đã quá giờ, xin hôm khác hãy quay lại. Nhà vua gõ thêm mấy lần nữa, vẫn nhận được câu trả lời như thế. Cuối cùng, vua Càn Long tự xưng danh, yêu cầu trụ trì ra gặp. Trụ trì vừa thấy nhà vua thì biết đây không phải chuyện nhỏ. Nhưng chùa có quy định của chùa, ngay cả hoàng đế cũng không thể phá hoại quy củ! Cuối cùng, họ nghĩ ra một cách: cổng chính không mở, chỉ mở cổng bên cạnh. Từ đó liền ra quy định, cổng chính sẽ không mở, trừ phi có việc trọng đại mới mở. Thế nhưng khi quỷ Giang đến Phổ Đà, lại yêu cầu phải mở cổng chính…
Lúc này, người bên cạnh tôi nói: “Giang Trạch Dân chính là kẻ phá hoại quy củ”.
Đúng vậy! Con cóc Giang chính là kẻ phá hoại quy củ. Câu nói này thật quá sâu sắc.
Bức tượng Quan Âm cao 33 mét của “Hải Thiên Phật Quốc” đứng lặng yên bên bờ biển. Ba mươi ba mét tượng trưng cho ba mươi ba tầng trời. Nghe nói khi làm lễ khai quang, bầu trời vốn đầy mây đen bỗng nhiên trở nên trong sáng, trời quang mây tạnh. Vị trụ trì chủ trì lễ khai quang khi đó chính là Diệu Thiện. Mọi người đều biết công chúa thứ ba Diệu Thiện của vua Diệu Trang Vương trong lịch sử đã tu thành Quan Âm Bồ Tát.
Khi chúng tôi đi xem tượng Quan Âm, bước qua rừng Tử Trúc, nhìn ra núi Lạc Già Sơn ngoài biển cạnh bức tượng, chỉ thấy nó trông giống như một vị Bồ Tát đang nằm nghỉ trên mặt biển. Điều này khiến tôi nhớ lại, có rất nhiều hòn đá, ngọn núi, nhìn từ xa trông giống như tượng Phật, tượng Thần,… Có lẽ là đối ứng với không gian khác, ứng với vị Phật, vị Bồ Tát, vị Thần đó,...
Trên núi Phổ Đà có hơn hai trăm ngôi chùa, trong những ngôi chùa này, tôi quan sát các tăng nhân và phát hiện nơi đây ngư long hỗn tạp. Khi họ làm pháp sự, có một số tăng nhân còn cười đùa tíu tít, có một số tăng nhân dùng điện thoại di động để trò chuyện. Tôi cảm thấy bi thương. Đồng thời cũng hiểu ra rằng, trong thời đại ngày nay, những người tu luyện chân chính lại đang sống giữa thế tục.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53531