Ý nghĩa nội hàm của câu ngạn ngữ “Phúc họa đồng môn”



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Tránh xa tai họa, nhiều tiền nhiều phúc là mong muốn của rất nhiều người. Nhưng phúc họa đến như thế nào mọi người lại không mấy rõ ràng. Ý nghĩa của câu ngạn ngữ “Phúc họa đồng môn” là gì? Người xưa dạy rằng nếu chúng ta dùng thiện niệm để đối đãi với mọi việc thì sẽ tích được phúc, còn nếu có ác niệm thì sẽ mang đến tai họa.

Người Trung Quốc thường nói “Một niệm thiên đường, một niệm địa ngục” là có đạo lý. Câu này chính là nói cùng một sự việc nhưng cách nghĩ khác nhau sẽ mang lại kết quả khác nhau.

Gần đây trên mạng đăng tải một video nói về một người phụ nữ dừng xe hai lần, suýt khiến đối phương bị tai nạn. Khi đối phương trách mắng, người phụ nữ này vừa chạy xe vừa giơ ngón tay giữa lên mắng đối phương. Người đàn ông kia tức không chịu nổi liền chặn xe của người phụ nữ lại và đánh cô ta. Hai bên đều bị thiệt hại. Người đàn ông đánh người phải bồi thường chi phí y tế và bị thu giữ giấy phép lái xe. Người phụ nữ bị đánh phải nằm viện nhiều ngày, khuôn mặt thậm chí còn bị biến dạng.

Trong vụ việc này, hành vi giơ ngón tay giữa của người phụ nữ chính là “nhất niệm địa ngục”. Nếu như lúc đó cô xin lỗi đàng hoàng thì đó sẽ là “nhất niệm thiên đường”, mọi thứ đều sẽ diễn ra suôn sẻ. Cùng một sự việc, làm tốt là thiên đường, làm không tốt là địa ngục.

Người đàn ông nếu như khi đó có thể nhẫn nhịn được thì cũng là thiên đường; không nhẫn được thì là địa ngục. Trong hai người nếu có một người làm tốt thì đều sẽ khiến sự việc phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.

Trong ‘Bài giảng thứ 9’ của “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng:

“Có bao nhiêu người chỉ vì một khẩu khí mà sống, chịu không nổi liền treo lên mà chết.”

Hành động khiêu khích của người phụ nữ, và sau đó là thái độ không thể nhịn nổi của người đàn ông là nguyên nhân sâu xa của vụ việc này.

Trong giao tiếp giữa người với người cần đặc biệt chú ý không nên có hành vi thái quá. Việc này tưởng chừng như là một hành động nhỏ không có ảnh hưởng, nhưng có thể dần dẫn đến tai họa lớn.

Trên đây chỉ nhắc đến tai họa, chứ không đề cập đến phúc.

Ngày xưa có một câu chuyện nhỏ, kể rằng người cha của Lưu Mỗ đột ngột qua đời trong khi tranh chấp với người hàng xóm. Lưu Mỗ quyết chí sau này lớn lên sẽ trả thù cho cha. Kết quả, khi anh ta cầm dao đi trả thù, một vị thầy tướng đã nhìn thấy rất nhiều ác quỷ đi theo sau anh ta, nhưng khi anh ta quay về lại là Hỷ Thần theo sau.

Thầy tướng nói với anh ta rằng trong mệnh của anh vốn có nạn phải chịu tù ngục, nhưng bây giờ không chỉ không phải chịu nạn này, mà còn có phúc báo lớn. Ông liền hỏi anh đã làm gì. Lưu Mỗ nói ngày hôm đó đến nhà của kẻ thù, khi nhìn thấy cả nhà họ đang đoàn tụ, anh lại nghĩ về những đau khổ mà mình phải chịu đựng bao năm qua vì mất cha. Nếu hôm nay mình giết kẻ thù, người thân của hắn cũng sẽ đau khổ giống như thế, cũng phải trải qua khổ nạn giống như mình. Thế là anh không nhẫn tâm, liền quay về.

Cuối cùng người này thực sự đã nhận được phúc lớn, tích lũy được rất nhiều của cải, an hưởng cả đời.

Thời khắc quan trọng điều anh ấy nghĩ đến lại là người khác, đúng là không tầm thường. Số phận của anh cũng vì vậy mà thay đổi.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/291765



Ngày đăng: 22-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.