Bài viết nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trang Chánh Kiến: Giải thích ngắn gọn về một vài chữ Hán



Tác giả: Tề Tâm

[ChanhKien.org]

1. Chữ “Ngộ” (悟)

Trong tu luyện chúng ta thường hay dùng từ “ngộ”. Có một vài học viên nói rằng mình không biết “ngộ” thế nào, có nhiều học viên trong khi giao lưu về một vài vấn đề lại thường hay nói: “Tôi ngộ như thế này, ngộ như thế kia”, đôi khi khiến người khác cảm thấy như “ngộ” được rất nhiều điều cao thâm. Nhưng khi đem từ “ngộ” ra phân tích thì kỳ thực “ngộ” chính là “tâm của tôi” bởi từ “ngộ” (悟) trong tiếng Hán được ghép bởi bộ “忄” (tâm) và chữ “吾” (âm Hán Việt nghĩa là “ngô”, nghĩa tiếng Việt là ta, tôi). Trong quá trình tu luyện, khi gặp phải sự tình gì, khi có mâu thuẫn nào, thì cần xem lại tâm của mình, ý niệm phát xuất ra đầu tiên là gì, cũng chính là hướng nội tìm, đặt công phu vào tâm của mình để tìm, dùng Pháp để đo lường cái tâm của mình (tư tưởng) có phù hợp với Pháp hay không? Trong suốt quá trình tu luyện chính là nhìn xem cái tâm của mình có bảo trì nhất quán với Pháp hay không. Khi tâm niệm của mình không phù hợp với Pháp thì hãy dùng Pháp để quy chính lại, đó chẳng phải là “ngộ” sao?

2. Chữ “Tưởng” (想)

Nói tới đây thì tiện nói tới một từ khác, đó chính là chữ “想”, âm Hán Việt có nghĩa là tưởng, ý nghĩa tiếng Việt có nghĩa là nghĩ, suy nghĩ. “Ngộ” và “Tưởng” thường có lúc không phân biệt được rõ, thực ra từ “tưởng” phân tích ra chính là “biểu hiện trong tâm” (chữ “想” có bộ “心” biểu nghĩa, chữ “相” biểu âm), vì thế nhiều khi gặp vấn đề, nghĩ tới nghĩ lui cũng không biết nguyên nhân là do đâu, đôi khi ta luôn loanh quanh ở nơi bề mặt của sự việc mà không tìm ra được bản chất. Thường ngày hay nói “ngộ tới ngộ lui ngộ không ra được”, chính là “nghĩ tới nghĩ lui không nghĩ ra được” vậy nên mới có các câu thành ngữ như: “hồ xai loạn tưởng” (suy nghĩ vẩn vơ), “hồ tư loạn tưởng” (nghĩ ngợi lung tung), “tưởng nhập phi phi” (mơ tưởng hão huyền).

Sư tôn trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu” đã giảng rất rõ rằng:

“Mọi người thử nghĩ xem, mỗi người chúng ta nếu thực sự chú ý một chút tư tưởng của mình, sẽ phát hiện trong nháy mắt là biến [đổi], một giây có thể biến ra rất nhiều niệm đầu, chư vị cũng không biết niệm đầu này là từ đâu đến. Có cái khá là ly kỳ, chính là chư vị qua đời này đời khác mà mang theo quan niệm khác nhau, khi gặp phải vấn đề, nó sẽ phản ứng ra”.

Vậy thì, trong quá trình tu luyện, chính là cần nén xuống, vứt bỏ những thứ không tốt, những tư tưởng xấu, dùng chính niệm xét vấn đề. Nếu khi gặp mâu thuẫn không bỏ công phu vào tâm tính của mình, dùng Đại Pháp để thay đổi tâm của mình, giải quyết vấn đề chỉ là vì để giải quyết vấn đề, thì rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn ở trên bề mặt của vấn đề.

3. Chữ “Nhẫn” (忍)

Sư phụ trong bài “Thế nào là nhẫn” trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ” có giảng:

“Nhẫn là chìa khóa của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, ủy khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy ủy khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện”.

Trong quá trình tu luyện, thông thường vì không “nhẫn” được tốt nên mới không vượt được quan, cảm thấy rất thất vọng. Kết cấu của chữ “nhẫn” (忍) trong tiếng Trung là “bộ đao ‘刀’ đè trên bộ tâm ‘心’”, chính là dùng dao chỉ vào tâm của bạn, thậm chí có người còn hướng vào tâm của bạn mà đâm. Đối với người thường mà giảng thì biểu hiện rất tức giận, ủy khuất, đẫm lệ hoặc nếu không cũng phản kháng chống lại nó. Đối với người tu luyện mà nói, làm thế nào mới có thể làm được như yêu cầu của Sư tôn “hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất?”

Chúng ta đều biết:

“Toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người”. (Chuyển Pháp Luân).

Nếu như con dao đó được treo ở đó hoặc đâm vào tâm chấp trước, đối với người tu luyện chúng ta mà nói, không phải chính là dùng con dao Đại Pháp đó để cắt bỏ nó đi sao? Đương nhiên, khi cắt bỏ đi sẽ thống khổ, khó chịu, bởi vì vật chất quan niệm của tâm chấp trước này đang khởi tác dụng, là nó không nguyện ý thay đổi, nên phản ứng đến đại não tạo thành cảm giác đó. Khi vứt bỏ nó đi chính là đã làm được “nhẫn” của người tu luyện vậy.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/72167



Ngày đăng: 16-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.