Thiển ngộ về việc hướng nội tìm (Phần 2)



Tác giả: Trọng Nhiệm

[ChanhKien.org]

5. Tìm những thiếu sót trong quá trình tu luyện

“Thiểu tức tự tỉnh thiêm chính niệm
Minh tích bất túc tái tinh tấn”

Tạm dịch:

“Tự kiểm một hồi thêm chính niệm
Phân tích thiếu sót rồi tinh tấn”
(“Lý Trí Tỉnh Giác” – Hồng Ngâm II)

Đã là một đệ tử Đại Pháp thì cần phải thường xuyên tìm những thiếu sót trong quá trình tu luyện của bản thân và không ngừng tu chính những thiếu sót đó, chỉ có như vậy mới khiến bản thân bớt đi đường vòng trong tu luyện, bớt phải chịu đựng những khổ nạn không đáng có, ít gây tổn thất cho bản thân và Chính Pháp, bước đi cho tốt, cho chính con đường tu luyện Chính Pháp về sau.

Những điểm chủ yếu mà tôi thường tìm ở bản thân gồm có: Bản thân đã làm được tĩnh tâm học Pháp hay chưa? Có kiên trì luyện công hay không? Có phát chính niệm đúng giờ bốn lần mỗi ngày không? Có tư tưởng trông chờ ỷ lại khi giảng chân tướng không? Có tâm thái hoàn thành nhiệm vụ của người thường khi giảng chân tướng không? Vì sao đối phương không tiếp nhận khi tôi giảng chân tướng? Phải chăng mình giảng chân tướng chưa được rõ ràng? Hay là tâm thái của bản thân không thuần tịnh? Hoặc chính niệm của bản thân chưa đủ mạnh để tiêu trừ tà ác sau lưng người thường? Bản thân trong tu luyện có chấp trước nào trường kỳ chưa trừ bỏ được? Có những quan niệm nào mà thời gian dài vẫn chưa được chuyển biến? Chín nhân tố di truyền của tà linh có còn biểu hiện trong trường không gian của bản thân nữa không? Những tư tưởng tà ác của văn hóa đảng vẫn còn tồn tại ở phương diện nào? Những tư tưởng tà ác của văn hóa đảng được tìm thấy đã thay thế bằng văn hóa truyền thống, các giá trị phổ quát hay Đại Pháp chưa? Có nhân tố nào không tín Sư tín Pháp không? Có hành vi bất kính đối với Sư phụ và Đại Pháp hay không? Có tư tâm nào muốn lợi dụng Đại Pháp để đạt được các mục đích cá nhân hay không? Chấp trước căn bản đã được tìm thấy và tu bỏ chưa? Tâm sợ hãi trừ bỏ được đến mức độ nào? Đã thoát ra khỏi tình dục, lợi ích và áp lực chưa? Trong tư tưởng có còn chấp trước vào thời gian không? Bản thân có làm được không nổi giận khi bị người khác nói hay chưa? Có làm được việc xét vấn đề theo hướng ngược lại hay chưa? Bản thân trong thực tiễn có làm được xem những việc tốt và việc xấu xuất hiện trong tu luyện đều là hảo sự không? Bản thân có thể đạt được tiêu chuẩn làm mà không truy cầu chưa? Những mâu thuẫn xuất hiện trên con đường tu luyện, tôi đã dùng tư tưởng của người tu luyện Chính Pháp để đối đãi chưa? Đối với những điều Sư phụ yêu cầu các đệ tử Đại Pháp không thể làm trong các bài giảng Pháp như: Cờ bạc, bán hàng đa cấp, đầu cơ cổ phiếu, uống rượu, hút thuốc, v.v., tôi đã làm được hay chưa? Sau khi viết “tam thư” (1), đệ tử Đại Pháp đã viết nghiêm chính thanh minh chưa? Có phải bản thân vẫn tồn tại vấn đề quan hệ nam nữ? Phải chăng bản thân có hành vi loạn Pháp như truyền bá những tài liệu, băng thu âm, băng ghi hình Sư phụ giảng Pháp không được phép công khai hoặc lan truyền kinh văn giả? Có phải tôi đang đóng vai trò gián điệp cho tà ác không? Có hành vi kiếm tiền từ Đại Pháp không? Có đang kéo bè kéo cánh trong các đệ tử Đại Pháp không? Có làm được việc không phối hợp với bất kỳ yêu cầu, mệnh lệnh và xúi giục nào của tà ác không? Có làm điều lập dị khác thường trong các đệ tử Đại Pháp không? Đối diện với các nhân tố bất chính trong nội bộ đệ tử Đại Pháp, tôi có cung cấp thị trường hoặc thậm chí là phối hợp ủng hộ chúng không? Đệ tử Đại Pháp có phối hợp vô điều kiện với người điều phối không? Hoặc tôi đã từng lôi kéo một nhóm người không nghe theo người điều phối chưa? v.v.

Việc tìm những thiếu sót trong quá trình tu luyện của mình một cách thường xuyên, toàn diện và có hệ thống xem chừng có vẻ rất phức tạp, khó khăn và phiền phức nhưng điều đó là cần thiết. Bởi vì tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc và Chính Pháp là nghiêm khắc vô tình, cựu thế lực và các vị Thần trong cựu vũ trụ luôn nhìn chằm chằm vào những thiếu sót của chúng ta. Chúng ta ngoài việc đi cho chính con đường của mình thì không còn cách nào khác.

6. Tìm thấy chân ngã

Là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta phải dùng Đại Pháp và Chính Pháp để nhìn vấn đề, không thể dùng nhận thức và quan niệm của người thường để xét vấn đề. Có một lần, bỗng nhiên có vài viên cảnh sát tới gõ cửa nhà tôi. Sự việc xảy ra đột ngột, phản ứng đầu tiên trong suy nghĩ của tôi là bỏ chạy, muốn từ trên lầu trèo xuống. Nhưng ngay lập tức, tôi nhận thức được rằng đây không phải suy nghĩ của chân ngã, vì vậy tôi lập tức loại bỏ suy nghĩ này. Tôi biết rằng bức hại thực sự đến từ những sinh mệnh tà ác đằng sau đang khống chế những cảnh sát này. Chỉ bằng cách trừ bỏ những sinh mệnh tà ác này thì bức hại mới có thể dừng lại. Tôi có điểm nào thiếu sót hãy tạm gác lại, việc khẩn cấp cần làm trước là giải thể bức hại trước mắt này.

Vì vậy, tôi lập tức vào phòng và ngồi xuống phát chính niệm cường đại trong tư thế đơn thủ lập chưởng trước ngực, diệt trừ những sinh mệnh tà ác đằng sau những tên cảnh sát ở ngoài cửa, tiếng gõ cửa chưa dừng thì tôi vẫn tiếp tục phát chính niệm, sau khoảng 20 phút tà ác mới không gõ cửa nữa. Tôi tiếp tục phát chính niệm đến 40 phút sau mới mạnh dạn mở cửa và bước xuống cầu thang, phát hiện không còn cảnh sát nào bên ngoài nữa. Lúc này người hàng xóm mở cửa nói với tôi, cảnh sát muốn thông qua cửa sổ nhà anh ấy để vào nhà tôi, vì người nhà hàng xóm kiên quyết phản đối nên cảnh sát mới bỏ đi. Tôi hiểu rằng thực chất là những sinh mệnh tà ác ở phía sau thao túng cảnh sát đã bỏ chạy hoặc bị tiêu hủy dưới tác dụng phát chính niệm của đệ tử Đại Pháp.

7. Tìm xem bản thân có làm được xét vấn đề theo hướng ngược lại hay không

Sư phụ giảng:

“Thực ra, lý tại xã hội nhân loại là phản lý trong vũ trụ. Con người có nạn, có thống khổ là để con người hoàn trả nghiệp, từ đó có tương lai hạnh phúc. Còn người tu luyện chính là chiểu theo chính lý mà tu luyện. Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy. (“Càng về cuối càng tinh tấn” – Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Tôi lý giải rằng, các vấn đề mà đệ tử Đại Pháp gặp phải trong tu luyện có thể làm được xét vấn đề theo hướng ngược lại hay không, đó là một tố chất cơ bản của đệ tử Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Chư vị cần biết, tôi vẫn luôn nói rằng, đệ tử Đại Pháp xét vấn đề thì nhất định xét phản ngược lại, vì Tam giới là ‘phản’ [đảo] lại, nhưng chư vị cần phải đi ‘chính’. [Điều] người thường cho là không tốt, thì đã là một người tu luyện —sinh mệnh muốn ly khai nơi đây— lại là [điều] tốt. Nếu chư vị nhìn nhận cũng là giống như cách nghĩ của người thường, thì chư vị vĩnh viễn là người thường, chư vị vĩnh viễn không ly khai nơi đây. Do vậy chư vị gặp phải ma nạn thì đó chính là cơ hội để chư vị đề cao; nếu chư vị có thể hướng bên trong mà tìm, thì đó chính là chư vị đang vượt qua cửa khó, cơ hội tiến nhập sang trạng thái mới. Tại sao không xét [vấn đề] như thế?” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008)

Trước cuộc bức hại, tôi làm việc trong một cơ quan nhà nước ở nơi mình sinh sống. Tại xã hội người thường, tôi không chỉ có một công việc danh giá, địa vị xã hội cũng rất cao, lại còn có thu nhập tốt và ổn định. Sau khi xảy ra cuộc bức hại, tôi bị sa thải phi pháp, mất đi nguồn thu nhập, không còn địa vị xã hội, bị người nhà và họ hàng châm chọc, tôi kinh doanh riêng lại bị thua lỗ. Sau khi con cái trưởng thành, tôi phải đối mặt với các vấn đề khó khăn như con cái cần mua xe, mua nhà, lắp đặt các thiết bị, tìm việc làm, sính lễ cưới, v.v. Mẹ tôi đã lớn tuổi cần được chăm sóc ở viện dưỡng lão, các mối quan hệ xã hội cần thiết phải được thu xếp ổn thỏa. Tất cả những điều này đều cần phải có tiền. Trên thực tế, những lợi ích thiết thân của cá nhân tôi, con trai và mẹ tôi đều phải chịu tổn thất nặng nề do cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với đệ tử Đại Pháp. Có một khoảng thời gian, tôi đã rơi vào trạng thái tiêu trầm cực độ.

Sau đó, thông qua các bài giảng của Sư phụ về việc các đệ tử Đại Pháp nên học cách nhìn vấn đề theo hướng ngược lại, những lớp sương mù dày đặc trong tâm trí tôi đã dần tan biến, tôi lấy lại được tín tâm và dũng khí để tiếp tục trợ Sư Chính Pháp. Tôi nhận thức được rằng, những khó khăn và khổ nạn mà bản thân trải qua trên con đường tu luyện Chính Pháp chẳng phải là cơ hội tốt để tiêu trừ nghiệp lực mà tôi đã tạo ra trong đời đời kiếp kiếp, tiêu trừ đi tội lỗi, đề cao cảnh giới tư tưởng và kiến lập uy đức của đệ tử Đại Pháp sao? Chẳng phải là cung cấp cơ hội để tôi trả nợ, thanh toán những gì mà tôi đã nợ từ những kiếp trước đến nay hay sao? Sau khi lĩnh hội được Pháp lý xét vấn đề theo hướng ngược lại, tôi đã thoát khỏi tiêu trầm và bước trở lại con đường hạnh phúc của tu luyện Chính Pháp và cứu người.

8. Tìm xem bản thân có phù hợp với tu luyện Chính Pháp hay không

Sau sự kiện ngày 20 tháng 7 năm 1999, các đệ tử Đại Pháp trên chỉnh thể đã bước qua thời kỳ tu luyện cá nhân và toàn diện chuyển sang giai đoạn tu luyện Chính Pháp. Tu luyện cá nhân lấy việc đề cao cá nhân, thăng hoa cá nhân và viên mãn cá nhân làm trọng tâm, còn tu luyện Chính Pháp thì lấy việc cứu độ chúng sinh làm trọng tâm. Các đệ tử Đại Pháp học Pháp là để cứu chúng sinh, tu tâm là để cứu chúng sinh và phát chính niệm là để thanh trừ sự can nhiễu của các sinh mệnh tà ác đối với Chính Pháp, về thực chất cũng là để cứu chúng sinh, giảng chân tướng lại càng là trực tiếp đang cứu chúng sinh. Tiền đề của tu luyện Chính Pháp là các đệ tử Đại Pháp nhất định phải bước ra chứng thực Pháp trong cuộc bức hại của tà ác. Bởi vì trong thời kỳ tà ác đang bức hại Đại Pháp, nếu các đệ tử Đại Pháp không thể bước ra chứng thực Pháp và giảng chân tướng cứu người, thì họ không được tính là đệ tử Đại Pháp, những người như vậy dù có ở nhà học Pháp, luyện công bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng sẽ không có đề cao nào cả, nội hàm của Đại Pháp hoàn toàn không cách nào triển hiện cho một sinh mệnh đắc Pháp mà không đi chứng thực Pháp.

Các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp trong khi làm những việc chứng thực Pháp, nhất định phải chú ý đến việc tu luyện và đề cao của tự thân, vẫn cần phải tu tốt bản thân, bởi vì trên bề mặt các đệ tử Đại Pháp vẫn còn những nhân tố chưa đồng hóa với Pháp, vẫn còn các chủng quan niệm bất hảo, chấp trước, nhân tâm, văn hóa đảng v.v.. Đệ tử Đại Pháp nếu không tu tốt bản thân, sẽ biến thành người thường đang làm việc Đại Pháp, sẽ không thể hoàn thành sứ mệnh chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh ở thế gian, cũng không thể đạt được sự thăng hoa và trở về vị trí tối cao tiên thiên của đệ tử Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp trong Chính Pháp khác với tu luyện cá nhân trước đây. Khi đối diện với những hãm hại vô lý, khi đối diện với những bức hại đối với Đại Pháp, khi đối diện với những bất công cưỡng ép lên chúng ta, thì không thể đối xử giống như tu luyện cá nhân trong quá khứ và chịu nhận hết; bởi vì các đệ tử Đại Pháp hiện nay đang trong thời kỳ Chính Pháp. Nếu như không phải là vấn đề xuất hiện do chấp trước hoặc sai sót của cá nhân chúng ta, thì đó nhất định là do tà ác đang can nhiễu, đang làm điều xấu”. “Còn đối với can nhiễu của tà ác ở không gian bên ngoài, cần phải nhất định sử dụng chính niệm một cách nghiêm túc để thanh trừ”. (“Chính Pháp và tu luyện” – Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Chúc tất cả các đệ tử Đại Pháp đều có thể hướng nội tìm, tu tốt bản thân, hoàn thành sứ mệnh cứu người và thực hiện lời thệ ước thần thánh của mình.

Dịch từ: ​​https://big5.zhengjian.org/node/289751

Chú thích:

(1) Tam thư: về sau còn gọi là ngũ thư, là những loại giấy mà các đệ tử Đại Pháp bị ép buộc phải viết như hối quá thư, thư cam đoan,… khi bị giam giữ phi pháp trong các nhà tù ở Trung Quốc.



Ngày đăng: 17-06-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.