Bộ phim “Trường Xuân” được công chiếu tại liên hoan phim nhân quyền Hàn Quốc



[ChanhKien.org]

Bộ phim tài liệu hoạt hình “Trường Xuân” của Canada được đề cử Oscar vừa được công chiếu tại liên hoan phim quốc tế Hoa Thuý Tước (Larkspur) ở Hàn Quốc, tại buổi chiếu thử ở Seoul, do sự hưởng ứng nồng nhiệt của khán giả, ban tổ chức đã tạm thời tăng thêm buổi chiếu vào ngày mồng 6.

Bộ phim “Trường Xuân” do ông Jason Loftus làm đạo diễn, nghệ sỹ hoạt hình Đại Hùng (Quách Cạnh Hùng) đảm nhận chỉ đạo mỹ thuật, đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật kết hợp hoạt hình với phỏng vấn người thực, dựng lại sự kiện chèn sóng truyền hình của học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân vào 20 năm trước.

Đạo diễn bộ phim “Trường Xuân” Jason Loftus chia sẻ: “Rõ ràng, chủ đề bộ phim này thể hiện sự tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận. Nhưng trong đó cũng mang theo thông điệp của hy vọng và lòng dũng cảm, đó là dám đối mặt với sự bất công. Tôi cho rằng hiện nay điều này thật sự rất quan trọng, quan trọng hơn so với bất cứ thời điểm nào trước đây, tôi cho rằng điều này nên được chấp nhận rộng rãi ở các nơi khác, không chỉ ở Trung Quốc”.

Năm 2002, các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc đã chèn sóng truyền hình và phát các bộ phim về “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới”, “Là tự thiêu hay trò lừa bịp”,… dài tới 50 phút trên 32 kênh truyền hình, phủ sóng tới khoảng 300 nghìn hộ gia đình với hơn triệu khán giả đã biết được chân tướng về Pháp Luân Công.

Sau khi sự kiện phát sinh, Giang Trạch Dân hạ lệnh “giết không tha”, huy động lực lượng quân đội địa phương để bắt các học viên, khoảng 5000 học viên Pháp Luân Công bị bắt, ít nhất 8 người bị thiệt mạng, 15 người bị kết án phi pháp từ 4 tới 20 năm tù.

Học viên Pháp Luân Công Hàn Quốc Kim Hak Chul vì tham gia sự kiện chèn sóng này, từng bị Trung Cộng giam giữ và bức hại phi pháp trong 7 năm 4 tháng.

Kim Hak Chul, người tham gia sự kiện chèn sóng chia sẻ: “Bộ phim ‘Trường Xuân’ là người thực việc thực, không hư cấu, đã kể ra câu chuyện về chúng tôi khi dùng phương thức hoà bình, lý tính, thiện lương để chống lại chính quyền tàn bạo, bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc. Độ dài của bộ phim có hạn, cuộc bức hại mà bộ phim thể hiện chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, tôi biết có nhiều người Hàn Quốc thiện lương đã hỗ trợ giải cứu tôi khi đó, đứng trước chân tướng họ đã lựa chọn lòng dũng cảm, tôi vô cùng cảm ơn”.

Khán giả bày tỏ, lòng dũng cảm thể hiện trong bộ phim đã chạm tới trái tim họ, đồng thời họ cũng có nhận thức sâu sắc hơn về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Nguyên giáo viên Đại học Hàn Quốc Kim Joo Sung cho hay: “Dùng lý luận tư bản chủ nghĩa bao vây Trung Quốc, làm cho nó toàn cầu hoá và giàu có hơn đã hoàn toàn thất bại, ngược lại càng làm cho Trung Quốc trở thành quốc gia độc tài và độc tài kỹ thuật số kỳ quái hơn, phát triển theo hướng phản văn minh hơn. Điều này được thể hiện qua cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Vì tương lai, vì hoà bình của nhân loại, cuối cùng tất cả chúng ta cần phải giải quyết nền chính trị độc tài vô đạo đức và xã hội độc tài kỹ thuật số này nhằm hướng đến hoà bình cho nhân loại”.

Bộ phim “Trường Xuân” đã giành được nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, và từng là đại diện cho Canada tranh giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất.

Kim Yến, phóng viên Đài truyền hình Tân Đường Nhân đưa tin từ Hàn Quốc.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/283726



Ngày đăng: 18-07-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.