Đọc kinh văn mới của Sư phụ, tôi phát hiện ra tâm tật đố của mình



Tác giả: Phất Trần

[ChanhKien.org]

Sư phụ trong kinh văn “Vì sao có nhân loại” viết rằng: “Có người có [cuộc sống] tốt hơn người khác một chút, liền cảm thấy rất tốt rồi; đó là người ta so sánh người với người ở giới này, chứ thực ra đều đang sinh tồn trong đống rác của vũ trụ mà thôi.” [1] Khi đọc đến câu này, trong lòng tôi dâng lên một niềm vui khó tả, như thể một mong ước nào đó của tôi ngay lập tức được thỏa mãn, những dòng suy nghĩ đột nhiên xuất hiện, chợt nghĩ đến một sự việc vừa mới xảy ra.

Tôi quen biết một vị đồng tu có điều kiện kinh tế khá tốt, một ngày nọ cô ấy hỏi tôi có muốn thuê một căn nhà lớn hơn một chút không và tôi nói tôi muốn chứ. Cô ấy nói rằng cô ấy có căn nhà khá rộng cho tôi tới ở, mỗi tháng chỉ cần trả 1000 tệ là được, tôi rất cảm động, cảm thấy đồng tu thật là rộng lượng. Vì căn nhà tôi đang ở còn vài tháng nữa mới hết kỳ hạn, tạm thời mọi việc vẫn ổn định nên lúc đó tôi chưa có ý định đi tìm một căn nhà khác.

Khi căn nhà sắp sửa hết kỳ hạn thuê, tôi bảo cô ấy dẫn tôi đi xem nhà, thuận tiện dọn dẹp một chút, nhưng cô ấy nói: “Bạn vẫn muốn ở [nhà tôi] hả?”. Tôi bối rối và cảm thấy rất bất ngờ nói: “Tôi nói tôi không muốn ở đó hồi nào?” Cô ấy nói rằng cô ấy tưởng tôi đã tìm được một căn nhà khác rồi. Tôi nói: “Nếu không muốn ở đó thì sao tôi lại gọi cho chị?” Khi nghe tôi nói xong, cô ấy liền dẫn tôi đi xem nhà. Tôi thì cảm thấy khá hài lòng [chỗ mới này]. [Tuy nhiên] chồng tôi nghe thấy giọng điệu của cô ấy thì lại không muốn ở nữa, khi đó nhân tâm của tôi nổi lên, nghĩ rằng ở lại đó một ngày tôi cũng sẽ ở, cảm thấy không cho tôi ở tôi càng ở, nói rồi lại phản lại, nói lời không giữ lấy lời thì có còn là một người tu luyện nữa không?

Sau khi chúng tôi chuyển đến ở, hoá ra trong nhà cô ấy không có tủ lạnh, cô ấy bảo chúng tôi hãy mua một cái, vốn dĩ tôi không muốn mua vì nghĩ rằng chỉ ở lại một năm rồi chuyển đi. Nhưng chồng tôi thì không mua không được, kết quả là mua tủ lạnh, rồi lại mua ghế sofa và tủ quần áo, tiêu tốn khá nhiều tiền. Không chỉ vậy, cô ấy còn không cho chúng tôi nói rằng đó là nhà của đồng tu và cũng không cho các đồng tu đến nhà tôi. Tôi rất tức giận, cảm thấy bị cô ấy kiểm soát mọi lúc mọi nơi. Nhưng chồng tôi thì lúc nào cũng nghe cô ấy. Trong tâm tôi ủy khuất, xuất ra tâm oán trách, cảm thấy chồng tôi một chút chủ kiến cũng không có, mà lại nghe theo người khác.

Một hôm, đồng tu cho thuê nhà đột nhiên đến tìm tôi, trên gương mặt tỏ chút tức giận, nguyên nhân là có đồng tu hỏi tôi có phải là căn nhà của đồng tu không? Tôi không muốn nói dối nên vô tình ậm ừ một tiếng. Cô ấy nói tôi không tu khẩu, còn đột nhiên bắt tôi phải thề, nói là có Sư phụ đang nhìn tôi! Tôi thấy mình thật oan ức, tức đến phát khóc và cãi nhau với cô ấy, cảm thấy ở nhà người khác sao mà khó khăn thế! Tôi vô tình trút hết nỗi oan ức lên chồng và con trai, cảm thấy hai người đàn ông này không biết cố gắng, bao nhiêu năm qua cũng không mua được nhà, còn bị họ tiêu xài phung phí hết số tiền tôi kiếm được, trong tay một xu dính túi cũng không có; tôi còn nợ vài trăm ngàn tệ bên ngoài, lại cộng thêm thân thể đau ốm thống khổ, tôi gần như bị suy sụp; bao tức giận, ủy khuất bất bình, oán hận đều dồn đến tận đáy lòng.

Sau khi đồng tu đó rời đi, tôi bắt đầu hướng nội tìm, tại sao biểu hiện của tôi vừa rồi lại còn tệ hơn cả người thường như vậy? Đây là điều người tu luyện làm sao? Đại Pháp dạy tôi Chân-Thiện-Nhẫn, tôi đã làm được chưa? Haiz! Sư phụ đã an bài cơ hội để cho tôi đề cao tâm tính, nhưng tôi không nắm bắt tốt mà còn đẩy ra ngoài, tâm tính của tôi không những không đề cao mà còn bị rơi rớt xuống.

Gần đây khi học kinh mới của Sư phụ, tôi bỗng nhận thấy tâm tật đố của mình. Khi thấy người khác khá lên, thay vì mừng cho họ thì trong lòng lại thấy mất cân bằng: “Bạn chẳng phải là có cái nhà sao? Có gì đặc biệt hơn ai đâu! Dù bạn có giàu đến mấy chẳng phải bạn cũng đang sống trong bãi rác của vũ trụ đó sao?” Đây không phải là tâm tật đố điển hình sao, đáng sợ nhường nào?

Sư phụ giảng: “‘đời này sống khổ chút cũng không được oán Trời oán Đất, làm được việc tốt ngần nào thì tích được đức nhiều ngần ấy, đời sau mới [sống] tốt;’, ‘Thực ra hết thảy trong đời người, [điều] đáng nên được hay không đáng nên được, đều là đời trước, lần sinh trước đây làm điều tốt hay không tốt mà thành nhân quả đời sau, lần sinh sau; đời trước tích lũy phúc đức nhiều ít bao nhiêu quyết định đời này hoặc đời sau phúc phận bao nhiêu. Nhiều phúc đức, đời sau có thể dùng phúc đức đổi thành quan cao lộc nhiều, cũng có thể dùng đổi lấy các loại phúc phận như tiền tài, v.v. gồm cả gia đình hạnh phúc hay không, thậm chí con cái thế nào.’” [1] Lời dạy của Sư phụ rất rõ ràng minh bạch, nhưng tôi lại không làm được. Tìm hiểu sâu hơn, hóa ra là do tôi vẫn còn giấu kín tâm không tin vào Sư phụ và Pháp, bề ngoài thì tôi tin tưởng vào Pháp một cách kiên định, nhưng tôi không làm được việc thời thời khắc khắc hướng nội tìm, đã không chiểu theo những gì Sư phụ giảng mà làm? Đây chẳng phải là không tín Sư hay sao?

Sự việc này đã bộc lộ ra tâm chấp trước của tôi, đó là tâm tật đố. Tôi đã quyết tâm loại bỏ nó, không thể lại nuôi dưỡng nó được nữa. Nó đã cản trở nghiêm trọng việc tôi đồng hóa với Pháp và cản trở sự đề cao tu luyện của tôi.

Trích từ:

[1] Kinh văn của Sư phụ Lý Hồng Chí: “Vì sao có nhân loại

Ghi chú của người dịch:

(*) Câu thành ngữ viết đầy đủ là : “卖了麦子买蒸笼,不蒸馒头争口气” (Bán lúa mạch mua lồng hấp, không hấp màn thầu tranh khẩu khí) nghĩa là để chỉ những người tự tin có bản lĩnh, càng nói không làm được thì họ sẽ càng làm; Nói cách khác, họ sẽ làm bất kể điều đó là gì.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/282967



Ngày đăng: 01-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.