Buông bỏ tâm hữu cầu
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp hải ngoại
[ChanhKien.org]
Trong tu luyện, chúng ta đều biết rằng cần phải buông bỏ các tâm hữu cầu, nhưng tôi phát hiện bản thân có rất nhiều tâm hữu cầu ẩn giấu, chúng đã cản trở nghiêm trọng đến sự đề cao của tôi.
Sư phụ đã giảng trong kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore [1998] rằng:
“Nhưng mà mình biết rằng, chỉ cần mình tu luyện, Thầy nhất định sẽ trị khỏi bệnh cho mình.” Trong tâm người đó còn một chút như thế đang nghĩ [về bệnh]. Vậy có phải là đã cải biến từ căn bản không? Không phải. Cái hoa lệ ở bề mặt kia là giả thôi. Con người nếu không từ bản chất mà cải biến chính mình, vậy thì không đạt tiêu chuẩn. Là một giác giả, sinh mệnh cao cấp nhìn thì thấy rõ ràng phi thường, một chút cũng không che giấu được. Người đó chưa đạt tiêu chuẩn, chưa có phát sinh biến hóa từ căn bản, cuối cùng vẫn còn ôm giữ cái tâm như thế, chẳng qua nó trở nên càng ẩn sâu hơn”.
Lúc trước khi đọc đến đoạn Pháp này tôi cảm thấy mình không hề nghĩ sẽ cầu xin Sư phụ chữa bệnh cho mình, dường như đoạn Pháp này không phải nói về tôi. Nhưng sau đó tôi nhận ra trong đầu tôi vẫn đang nghĩ: Chỉ cần tôi buông bỏ tâm chữa bệnh và thôi không nghĩ về nó nữa thì bệnh của tôi nhất định sẽ khỏi. Suy cho cùng tôi vẫn chấp trước vào “bệnh”, căn bản là chưa làm được buông bỏ một cách thực chất.
Sau khi suy nghĩ bất hảo nói trên bị thanh trừ, trong tâm tôi lại nổi lên một chấp trước khác. Khi thấy các học viên khác giảng chân tướng và nói rằng họ đã khỏi tất cả các loại bệnh tật sau khi tu luyện, tôi cũng muốn đợi đến khi tôi khỏi bệnh hoàn toàn sẽ nói một chút về tình huống của mình. Dù có chút cảm giác là suy nghĩ này không đúng nhưng trên bề mặt thì dường như tôi vẫn lấy lý do chứng thực Pháp để tự lừa dối mình. Khi đi tìm nguồn gốc của suy nghĩ này tôi phát hiện, hoá ra vẫn là tâm cầu được khỏi bệnh, chấp trước vào việc khỏi “bệnh”, vẫn còn tâm hữu cầu, chẳng qua là tôi đang mượn cớ giảng chân tướng để che đậy nó mà thôi.
Trong bài “Tiến đến viên mãn” (Tinh tấn yếu chỉ II) Sư phụ nói rằng:
“Chư vị biết chăng? Một trong những cớ lớn nhất mà cựu thế lực [tà] ác hiện nay đang mượn để bức hại Đại Pháp chính là chấp trước căn bản của chư vị [vẫn] đang che đậy, từ đó mà gia [tăng] đại nạn này, muốn lấy những người đó tìm tách ra”.
Trên thực tế, tôi vẫn còn có chấp trước căn bản rằng Đại Pháp có thể chữa bệnh. Liệu một người mang theo chấp trước căn bản và tâm bất thuần như vậy thì có thể khởi được tác dụng cứu người thực sự khi đi giảng chân tướng không? Có thể cứu người một cách thực chất không? Những đồng tu đã tu tốt không hề có cách nghĩ tu Đại Pháp sẽ chữa được bệnh, họ chỉ nói về những việc đã xảy ra với chính mình và những thay đổi của họ trước và sau khi tu luyện mà thôi.
Trong nhiều khía cạnh của tu luyện, tôi vẫn ôm giữ loại tâm hữu cầu ẩn tàng này. Ví dụ, khi có mâu thuẫn với đồng tu, dù cũng đang hướng nội, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn nghĩ: Chỉ cần tôi hướng nội, vị ấy nhất định cũng sẽ hướng nội. Nghĩa là tôi không thực sự hướng nội một cách vô điều kiện, trong tâm vẫn mong chờ sự thay đổi từ đối phương. Khi tôi gặp rắc rối trong hạng mục chứng thực Đại Pháp, dù biết hướng nội và loại bỏ các chấp trước của mình, nhưng tôi vẫn luôn có một cái tâm như thế này: Chỉ cần tôi đề cao thì phiền phức sẽ qua đi và kết quả sẽ tốt. Nói cho cùng tôi vẫn là đang cầu kết quả, và việc hướng nội tìm của tôi không phải thực sự vì muốn bản thân thay đổi, mà nó chỉ là một “phương tiện” để tôi đạt được mục tiêu!
Trong kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998] Sư phụ giảng rằng:
“Nếu như người tu luyện mà chỉ là buông bỏ được trên bề mặt, nhưng khi bên trong nội tâm vẫn còn bảo thủ – cố chấp một thứ gì, cố chấp vào cái lợi ích bản chất nhất kia của chính chư vị mà không để người gây tổn hại, tôi bảo cho mọi người, đó là tu luyện giả! Nội tâm của chính chư vị mà không động, thì một bước chư vị cũng không thể đề cao nổi, đó là đánh lừa chính mình. Chỉ có là chư vị thực sự đề cao từ nội tâm, chư vị mới là đề cao thực sự”.
Trong quá trình học tập đào tạo khoa học của người thường, tôi đã dưỡng thành cho mình thói quen suy nghĩ về mọi thứ, hay suy xét và dùi sừng bò. Thói quen tư duy này cũng đang cản trở việc đề cao của bản thân tôi một cách nghiêm trọng. Tôi vẫn cảm thấy mình luôn mang theo lối suy nghĩ hữu vi khi học Pháp và tu luyện, luôn ôm giữ cái tâm vì muốn đạt được mục đích nào đó, đạt được trạng thái nào đó mà học, mà tu. Lấy ví dụ, trong kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005 Sư phụ giảng rằng:
“Hôm nay tôi đọc Minh Huệ Net báo cáo, thấy một học viên chân bị đánh đến xương cốt vỡ nát cả, không nối tiếp lại thì đã băng thạch cao. Học viên này không nghĩ chút gì rằng bản thân sẽ tàn phế, hoàn toàn không để ý; hàng ngày học Pháp, chính niệm rất đầy đủ, có thể ngồi dậy được chút thời gian nào liền luyện công. Bác sỹ bảo rằng xương cốt vỡ của cô ấy vỡ nát rồi, chưa nối tiếp lại thì đã băng thạch cao, đó đều là bệnh viện của nhà tù làm; cô ấy không quan tâm, ‘tôi cần xếp bằng luyện công’, đau không chịu được vẫn cứ kiên trì, sau này xếp bằng không đau nữa, kết quả đã lành; bây giờ nhảy sao cũng không việc gì nữa, như người bình thường. (vỗ tay) Chư vị ai cũng có thể như vậy, thì cựu thế lực không dám động đến họ. Ai cũng có thể như thế, thì ai cũng có thể khi vượt quan là vượt qua hết. Thế nào gọi là ‘chính niệm’? Đó chính là ‘chính niệm’.”
Thế là tôi thường suy nghĩ nếu mình gặp phải tình huống tương tự, tôi sẽ làm sao để đạt được trạng thái như vị học viên ấy. Kỳ thực trạng thái đó là biểu hiện tự nhiên sau khi đạt tới một cảnh giới tu luyện nhất định, qua năm tháng thực tu tích luỹ từng ngày một mà bất tri bất giác (một cách không tự biết) mà tu xuất ra, chứ không phải dùng hành vi của con người để đạt được. Một đồng tu nói rằng tôi đang sống trong giả tướng tu luyện do chính mình tạo ra, như ngựa gỗ đu quay đang quay tròn và không thể thăng hoa. Khi suy xét kỹ lưỡng thì quả thật là vậy. Thói quen tư duy này được dưỡng thành trong quá trình học tập lý luận nơi người thường đã cản trở việc thực tu của bản thân, thực ra nó cũng là một loại tâm hữu cầu biến tướng. Còn việc đề cao chân chính lại chính là buông bỏ cái tâm ấy.
Trong bài “Học Pháp” (Tinh tấn yếu chỉ) Sư phụ đã giảng:
“Kỳ thực, chư vị khi tu luyện, sẽ chính là từng chút một từng chút một mà tu lên trong khi không biết không cảm thấy. Hãy nhớ kỹ: cần ‘vô sở cầu nhi tự đắc’ ”
Sau khi buông bỏ những tâm hữu cầu biến tướng và những suy nghĩ đầy hữu vi này, tôi phát hiện mình thực sự thể nghiệm được trạng thái tốt đẹp mà Sư phụ đã giảng: “Tĩnh nhi bất tư” (Dịch nghĩa: Tĩnh mà không lo nghĩ, “Đạo Trung”, Hồng Ngâm).
Một chút thiển ngộ, nếu có điều gì không đúng xin các đồng tu chỉ rõ.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/158198
Ngày đăng: 01-03-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.