Thiển ngộ về “thấy tiền [rơi] con hãy nhặt”
Tác giả: Đệ tử Đại lục
[ChanhKien.org]
Trong sách “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ giảng:
“Nó mà khôn kiểu ấy, chính là chạy theo lợi ích cá nhân. “Đứa nào nạt dối con, con hãy tìm thầy giáo nó, tìm cha mẹ nó”; “thấy tiền [rơi] con hãy nhặt”, toàn giáo dục trẻ như thế. Từ bé đến lớn đứa trẻ tiếp thụ những thứ như thế rất nhiều, dần dần tại xã hội người thường tâm lý tự tư của nó càng ngày càng lớn; nó chỉ muốn chiếm lợi riêng cho mình, và nó sẽ tổn đức”.(Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân).
Trước đây khi học hai câu Pháp này, cảm thấy đây là chuyện dạy dỗ cho trẻ con, con cái mình lớn rồi, có vẻ như không có gì trực tiếp liên quan gì. Hôm nay đột nhiên ngộ ra, không chỉ có liên quan mà còn rất hay gặp, ví như: Khi bạn bè thân quyến gặp phải sự việc gì đó bảo tôi giúp đỡ đưa ra ý kiến, hoặc là khi nhìn thấy sự việc gì đó không công bằng, lời nói và ý kiến đưa ra, không có gì khác biệt so với cảnh giới “thấy tiền rơi con hãy nhặt bỏ túi”.
Xin nói hai ví dụ cụ thể
Thứ nhất: Gia đình vợ tôi có nhiều chị em gái, khi mùa hè đến, em gái vợ nói với tôi rằng: “Bố hơn tám mươi tuổi rồi, muốn đưa bố ra ngoài hít thở không khí trong lành, anh thử hỏi em trai anh xem: chúng ta lái xe đi một vòng quanh núi ở quê anh, rồi ăn một bữa đồ ăn quê ở nhà anh ấy, được không?”. Tôi nói “Được”. Em gái vợ lại nói: “Cũng không để em trai chịu thiệt, lần tới khi cậu ấy lên, mọi người mời cậu ấy”. Tôi nói: “Không việc gì, không việc gì”. Ngay sau đó, mọi người nhà tôi đi mấy chiếc xe hơi, hò hét ầm ĩ, vui chơi thoải mái, ăn uống thoải mái, em dâu lo sợ tiếp đón không tốt, bảo con dâu của hàng xóm qua giúp xào rau, làm hai bàn ăn, rất thịnh soạn, toàn là món ăn quê hương. Lúc ra về mọi người còn cảm ơn em trai tôi: “lần tới khi lên thành phố, nhất định tiếp đón cậu chu đáo”.
Thoáng một cái đã nửa năm trôi qua, em trai vào thành phố công tác, nghỉ ở nhà tôi mấy ngày, nhưng sau khi mấy cô em vợ biết thì chỉ gọi điện hỏi thăm, không người nào mời cậu ấy ăn cơm. Trong tâm tôi có chút không hài lòng, nghĩ trong lòng, sao giả dối như vậy? Đây chẳng phải coi người thôn quê là quê mùa dễ bị lừa phỉnh hay sao? Có mấy lần, tôi định nói chuyện này với vợ, nhưng lời lên tới miệng lại nuốt trở lại. Tôi nghĩ, tại vì sao em trai chịu thiệt mà tôi không bằng lòng? Điều này là giống với ‘thấy tiền rơi con hãy nhặt bỏ túi’. Nghĩa là việc này đã động tới cái “tư” của bản thân tôi, người khác nhặt tiền mới bằng lòng, không nhặt là chịu thiệt, là kẻ ngốc, bề mặt nhìn như thể bản thân không nhặt tiền, là đang nói người khác, nhưng trên thực tế là đem cảnh giới của bản thân trút lên thân của người khác, bản thân là người như thế mới nói lời như thế, bảo người khác làm như thế, vậy cũng bằng như mình đang làm chuyện ấy, đằng sau của ‘khôn’ là rất nhiều tư.
Tôi lại nghĩ, khi người tu luyện gặp phải thứ chạm tới chấp trước và quan niệm của bản thân, rất nhiều lúc lại không trực tiếp phản ánh trên thân của mình, mà là khi thấy bạn bè thân quyến chịu thiệt, hoặc khi không gặp may, thì trong tâm mình phát ra vài niệm đầu ‘bất công và không bằng lòng’, đây cũng chính là chỗ cần phải quy chính, nếu như không chú ý mà bỏ qua, thì sẽ mất đi cơ hội đề cao.
Hiện tượng kiểu này rất phổ biến, gần như mỗi ngày đều sẽ gặp phải, những điều nhìn thấy, những điều nghe thấy, đều là khảo nghiệm bạn ‘tiền ở dưới đất nhặt hay không nhặt?’
Thứ hai: Có người bà con trong dòng họ của vợ tôi, thường hay đến nhà em gái tôi ăn cơm, nhưng mỗi lần đi đến đều tay không, không cầm chút gì cho có lễ tiết, tôi hy vọng anh ta có thể bày tỏ một chút ‘có qua có lại mới toại lòng nhau’, nhưng anh ta lúc nào cũng rất keo kiệt. Em rể tôi vừa hiền hậu lại biết giữ thể diện, mỗi lần người bà con này tới nhà, em rể đều gọi tôi đến, làm một mâm đồ ăn. Gia đình em gái không giàu có gì, tiền lương cũng ít, mỗi lần tôi đến đều phải mang theo chút đồ. Có một lần, nhà em gái mua nhà mới, theo tập tục, bạn bè thân thích là cần đi quà lễ, ít nhất ba đến năm trăm đồng, nhiều thì một, hai nghìn. Hôm đó, vị bà con nhà vợ ấy cũng đi, tôi biết anh ta là người keo kiệt, nên trước khi đi đã nhắc nhở anh ta:”Người ta đã nhiều lần mời cậu, cậu lại chưa bao giờ mời người ta, lần này đừng đi tay không, em rể tôi không phải là người để người khác thiệt, khi nào con cậu kết hôn, cậu ấy sẽ đáp lễ”, tuy nhiên, người bà con này một đồng cũng không mang, chỉ xách theo một chai rượu khoảng 60 đồng, ăn xong lau miệng ra về.
Chuyện này khiến trong tâm tôi rất buồn bực, mỗi lần thấy anh ta tôi đều nhìn anh ta với ánh mắt không thiện cảm, cứ nghĩ đến là căm phẫn bất bình. Tôi nói với vợ: “Ít ra cũng cũng nên nể mặt tôi chứ, đã nói nói vậy thì cũng không nên tiếp tục keo vậy chứ?” Vợ tôi nói: “Anh ta chính là như vậy, đừng chấp nhặt với anh ta.” Khi giao lưu với đồng tu, đồng tu nói: “Có lẽ em gái anh đã từng nợ anh ấy, đâu có chuyện ngẫu nhiên? Anh bất bình cái gì?”. Tôi chợt nghĩ, đúng vậy, tôi bất bình cái gì? Hướng nội tìm, tôi nhìn thấy một nhân tâm ẩn giấu đằng sau sự ‘bất bình’: Em gái chịu thiệt, tình thân, oán hận, bất bình, bất công, coi thường người bà con đó… Người tu luyện chẳng phải là tu bỏ những thứ này sao? Tôi triệt để trừ bỏ những tâm này, phát chính niệm thanh trừ! Khi gặp lại anh ấy, cũng không cảm thấy khó chịu nữa. Sự việc này mặc dù không phải phát sinh trên thân của bản thân mình, người bà con đó cũng không ăn của tôi, thế nhưng cũng là giống với việc phát sinh trên thân tôi, tâm đã bị động chạm tới rồi, nên mới có biểu hiện ra hành vi, điều này với ‘thấy tiền rơi con hãy nhặt bỏ túi’ là giống nhau, mặc dù tiền nhặt được không đút vào túi của mình, thế nhưng cái ‘tự tư’ đó đã được thỏa mãn, đây chính là căn bản của nhân tâm và quan niệm, cần triệt để thanh trừ!
Rất nhiều lúc, chúng ta bình luận về một sự việc, hoặc người khác yêu cầu chúng ta giúp đỡ việc gì, hay khi nhìn thấy một việc gì đó bất công… Một khi động niệm, một khi mở miệng, thì có thể nhìn ra cơ điểm. Đại Pháp là chính nhất, đệ tử Đại Pháp cần phải làm việc ngay chính, giải thể cái tư ở trong tâm, như vậy lời nói ra mới là vì người khác, mới có thể lưu lại cho người khác điều tốt đẹp.
Trên đây là một chút thiển ngộ ở tầng thứ hiện tại của tôi.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/272298
Ngày đăng: 07-12-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.