Dù ít hay nhiều, thiếu nợ tất phải trả



[ChanhKien.org]

Vào năm Kỷ Sửu, thời Vạn Lịch, triều đại nhà Minh, có một người lái đò ở Thái Nguyên (Trung Quốc) tên là Vương Ngạn Tu. Người này vay một lượng tám tiền từ một phú ông, chưa trả tiền thì đã chết rồi.

Một ngày nọ, phú ông nhìn thấy Vương Ngạn Tu với chiếc thắt lưng màu trắng bước vào trong chuồng bò. Một lát sau, có người báo với phú ông rằng con bò của ông đã sinh được một chú bê con. Phú ông đi tới nhìn một cái, thấy trên lưng bê con có một đường vân trắng quấn ngang bụng.

Sau khi bê con lớn lên, phú ông bảo người chăn bò đem con bò ra chợ bán, dặn dò rằng chỉ bán một lượng tám tiền. Trên đường đi, người chăn bò gặp một người đồ tể [1] họ Hà. Người họ Hà đã mua con bò đúng với mức giá phú ông đưa ra.

Sau đó, một người nông dân thấy con bò rất khỏe mạnh và dự định mua nó về cày ruộng, nên đã mua lại con bò với giá hai lượng sáu từ người họ Hà. Con bò này cày ruộng rất tốt và không cần người chăm sóc. Một ngày nọ, con bò tự dưng lăn ra chết dưới núi đá, người nông dân vô cùng tiếc nuối.

Không lâu sau, người nông dân mới biết rằng con bò đã được bán từ nhà phú ông, liền đi hỏi tại sao con bò chỉ được bán với giá một lượng tám tiền. Phú ông nói: “Con bò này chính là Vương Ngạn Tu. Anh ta chỉ nợ tôi một lượng tám tiền”.

Người họ Hà vừa nghe chợt hiểu ra: “Vương Ngạn Tu mua thịt nợ tôi tám tiền, cho nên tôi bán với giá tám tiền cao hơn giá mua vào”.

Qua một thời gian, người nông dân cũng bỗng nhiên tỉnh ngộ nói: “Tôi nợ tiền Vương Ngạn Tu vẫn chưa trả, đến hôm nay đã trả xong rồi”.

Mọi người đều cảm thán về sự kỳ diệu của luật nhân quả.

Trời cao đang cân bằng và chi phối tất cả, nhân quả tuần hoàn, không sai kém chút nào. Nhìn thì như ai đó đã chiếm được một chút lợi ích, cuối cùng vẫn phải hoàn trả, nhìn thấy như người này đã làm hại người kia, ai ngờ bản thân cũng phải trả cái giá tương ứng. Quả đúng là: “Dù ít hay nhiều, làm hại người khác cũng là làm hại mình”.

Dịch từ: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/2/5/120175p.html

[1] Đồ tể: Người làm nghề giết mổ súc vật



Ngày đăng: 14-08-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.