Khải thị Thần Vận (6): Ý nghĩa điệu múa “Múa lụa hoa bay”



[ChanhKien.org] Đoàn nghệ thuật Thần Vận đã biểu diễn được chín năm, trong suốt chín năm biểu diễn đã có năm lần sử dụng dải lụa làm đạo cụ diễn xuất. Đặc điểm của điệu múa lụa này là động tác đều đặn, nhanh nhẹn, khoan khoái, vui vẻ, hài hước, điệu múa kết hợp với giai điệu chính là kèn xô-na khiến cho người xem tinh thần phấn chấn, khoan khoái, dễ chịu. Dải lụa trong tay các cô gái lúc thì tung bay, lúc thì phiêu diêu, lúc lại xoay tròn (giống như Pháp Luân), không chỉ mang đến cho người xem cảm thụ về vẻ đẹp nghệ thuật mà còn mang đến niềm hi vọng. Tôi vốn không am hiểu nghệ thuật, cũng biết rất ít về nội hàm của nghệ thuật, dưới đây tôi chỉ bàn về một chút cảm nhận của mình khi xem tiết mục múa này.

Màn kịch lớn của lịch sử nhân loại đều có liên quan trực tiếp đến việc Đại Pháp hồng truyền hôm nay, tại sao Sư phụ lại chuyển sinh ở vùng Đông Bắc, tại sao Đại Pháp lại bắt đầu hồng truyền ở vùng Đông Bắc, một sự việc lớn như vậy trong vũ trụ tại sao lại được an bài như thế? Tôi không thể biết được nguyên nhân thâm sâu trong đó (trong dự ngôn nói rằng Đại Pháp sẽ khai truyền ở Đông Bắc – Trường Xuân). Theo tôi hiểu, có lẽ giữa người vùng Đông Bắc và Sư phụ có duyên phận rất lớn, đặc biệt là đặc điểm ngôn ngữ, lối sống, văn hóa, phong tục của người Đông Bắc, so với trí tuệ, sự thông minh, tháo vát, tỷ mỉ, đầu óc kinh tế và bề dày văn hóa của người phương Nam mà nói, người vùng Đông Bắc tương đối rộng lượng, hào phóng, ngay thẳng, lạc quan v.v. vì vậy việc truyền Pháp ở đó rất thuận lợi, rất nhiều người theo học, dễ khai mở cục diện, do đó đệ tử Đại Pháp ở ba tỉnh vùng Đông Bắc rất đông. Theo lý tương sinh tương khắc mà nói, đây cũng là khu vực bị bức hại tàn khốc nhất, cũng là nơi đệ tử Đại Pháp bước ra phản bức hại và cứu độ chúng sinh nhiều nhất. Dù cuộc bức hại tàn khốc như mùa đông giá rét, nhưng những ngày đông rồi sẽ phải qua đi, ngày xuân đến hẳn không còn xa nữa?

Trở lại nói về điệu múa khăn tay, năm 2007 có điệu múa “hoa nở đón xuân”, vì hoa xuân màu vàng, nở sớm nhất nên màu sắc của khăn tay gần với sắc hoa, những bông hoa đón xuân đều đã nở, mang lại cho mọi người hi vọng vào mùa xuân. Khung cảnh của điệu “múa khăn tay” trong chương trình biểu diễn của Thần Vận năm 2012 là một vùng đất rộng phủ đầy tuyết trắng, chỉ có một mảng cỏ xanh nhỏ với những bông hoa hồng đang nở. Tuyết trắng tượng trưng cho giá lạnh, ngụ ý là cuộc bức hại tà ác vẫn đang tiếp diễn nhưng đệ tử Đại Pháp giống như hoa đón xuân khai nở bất chấp giá lạnh. Hoa nở, cỏ xanh, mùa xuân đến tượng trưng cho thời khắc Pháp Chính Nhân Gian sắp đến. Trong chương trình biểu diễn Thần Vận năm 2013 và 2015, khung cảnh của điệu múa cho thấy diện tích cỏ xanh đã rộng lớn hơn, lá màu xanh, núi cũng xanh, hoa nở nhiều, tuyết ít hơn, tượng trưng cho thời điểm Pháp Chính Nhân Gian đang dần dần tiến đến chúng ta, ngoài ra tuyết trắng cũng tượng trưng cho ngày Đại Pháp được rửa sạch oan khuất sắp đến.

Ngoài ra, màn cuối điệu “múa lụa hoa bay” có một chi tiết: hai cô gái đứng một chân nghiêng người giơ chân kia lên qua đỉnh đầu giống như tư thế “gà vàng đứng độc lập”. Một cô gái khác trông thấy hai cô kia làm vậy cũng làm theo, vì làm mạnh quá nên ngã xuống đất, nhưng cô ấy lập tức đứng lên làm lại, không cần dùng tay giữ mà vẫn đưa được chân qua đỉnh đầu, cô ấy làm còn giỏi hơn cả hai cô trước. Đương nhiên chi tiết này  là do chương trình sắp xếp, không phải là sai sót khi biểu diễn, hàm ý là đã là đệ tử Đại Pháp ngã xuống rồi hãy mau đứng dậy, vẫn có thể làm được tốt. Toàn bộ điệu múa phối hợp rất nhịp nhàng.

Tóm lại, điệu múa dải lụa mang đến cho tôi niềm hân hoan, hy vọng và cố gắng làm tốt hơn nữa những việc mình nên làm.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/145251



Ngày đăng: 23-11-2018

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.