Thiên cơ to lớn phía sau khí công Trung Quốc
Tác giả: Pháp Chú
[ChanhKien.org]Tộc người Hopi thuộc chủng người India ở khu vực lục địa Bắc Mỹ đã lưu truyền những ghi chép và dự ngôn về nhân loại từ thời viễn cổ cho đến ngày nay, do độ dài bài viết có hạn, nên những ghi chép của họ về những điều cổ xưa hơn xin được lược bớt, tại đây xin trích ra những ghi chép và dự ngôn có liên quan đến nhân loại ngày nay, nội dung như sau:
Cách đây rất lâu, vào lúc bắt đầu chu kỳ tuần hoàn của nhân loại lần này, Thần linh vĩ đại đã giáng hạ xuống Trái Đất, Ngài triệu tập mọi người lên hòn đảo mà hiện nay đã chìm xuống đáy biển, Ngài nói với nhân loại rằng: “Ta sẽ đưa các con đến bốn phương, và dần dần khiến cho màu da của các con biến thành bốn màu sắc khác nhau, ta sẽ chỉ dạy cho các con một số điều, các con hãy coi đó là lời giáo huấn của Trời. Sau này khi đoàn tụ lại với nhau, các con hãy chia sẻ lại những lời chỉ dạy này, như vậy các con mới có thể cùng nhau sinh sống hòa thuận trên Trái Đất, đây sẽ là sự bắt đầu nền văn minh nhân loại.”
Ngài nói tiếp: “Trong chu kỳ tuần hoàn của nhân loại lần này, ta sẽ cấp cho mỗi chủng người ở mỗi phương hai hòn đá, các con không được làm mất nó, nếu không, không chỉ nhân loại sẽ phải chịu ma nạn rất lớn, mà toàn Trái Đất cũng sẽ tiêu vong.”
Ngài phân cho loài người ở mỗi hướng một nhiệm vụ, chúng ta gọi đó là ‘người bảo vệ’.
Với người India cũng chính là chủng người da đỏ, Ngài ban cho họ làm người bảo vệ đất đai, họ cần lĩnh hội những tri thức về đất đai, thực vật sinh trưởng và kết trái từ trong đất, cung cấp cho nhân loại thực phẩm để ăn và thảo dược để trị bệnh. Chúng ta cũng chia sẻ nhưng tri thức này cho các dân tộc anh em.
Về chủng người da vàng ở phương nam (ghi chú: những phương hướng này là cách gọi trong thời kỳ xa xưa, lấy hòn đảo đã chìm xuống đáy biển làm mốc để xác định phương hướng, cho nên phương nam ở đây chính là phương đông sau này và hiện tại), họ sẽ làm người bảo vệ gió, họ sẽ lĩnh ngộ tri thức về bầu trời và hô hấp, đồng thời dùng nó để trợ giúp cho sự phát triển của khí công tu luyện, giờ đây họ sẽ chia sẻ những điều này.
Còn người da đen ở phương tây, họ sẽ làm người bảo vệ nước, họ sẽ học tập những điều đứng đầu của vạn vật, những điềm báo của nước, họ là những người có địa vị thấp kém nhất nhưng cũng là những người mạnh mẽ nhất.
Đối với người da trắng ở phương bắc, họ sẽ làm người bảo vệ lửa. Nếu quan sát rất nhiều sự việc mà họ làm, bạn sẽ phát hiện thấy chúng đều liên quan đến lửa. Có thể thấy rằng, bóng đèn điện chính là lửa của người da trắng. Trong xe hơi có bu-gi, bạn cũng sẽ tìm thấy lửa trên máy bay và tàu hỏa giống như vậy. Lửa có thể đốt cháy và chuyển động, đây là lý do vì sao người da trắng di dân sớm nhất trên địa cầu, để giúp chúng ta liên kết lại thành một đại gia đình.
Thần linh phân cho loài người ở mỗi hướng một nhiệm vụ, chúng ta gọi đó là ‘người bảo vệ’. (Nguồn: Internet)
Qua một thời gian rất lâu, vị Thần vĩ đại trao cho mỗi chủng người hai hòn đá, người India chúng tôi cất giữ chúng trên một đỉnh núi cao vút, vững chãi tại khu bảo tồn của người Hopi ở Arizona.
Tộc người Cheroke cũng lưu truyền những Thần dụ rất giống với tộc người Hopi. Trong đó có ghi chép nói rằng: “Ta đã từng hỏi người da đen, hòn đá khuyên răn của họ được cất giữ dưới chân núi Kenya. Hòn đá của người da vàng do người Tây Tạng cất giữ. Nếu bạn từ khu bảo tồn của người Hopi đi xuyên qua lòng đất mà đến mặt bên kia của Trái Đất, bạn sẽ đến được Tây Tạng.
Dự ngôn của người Tây Tạng nói: khi chim ưng sắt bay lượn, khi ngựa có bánh xe chạy, người Tây Tạng sẽ trôi dạt khắp nơi, Thánh tăng sẽ đến vùng đất của người da đỏ. Dự ngôn của người Hopi nói: khi chim sắt bay lượn, những người đông phương khoác áo đỏ trôi dạt khắp nơi sẽ xuất hiện, hai anh em cách nhau bởi đại dương sẽ đoàn tụ.
Người Thụy Sĩ là người hộ vệ truyền thống của châu Âu. Ở Thụy Sĩ, người ta chọn ra một ngày mà mỗi gia đình đều đeo mặt nạ, mỗi gia đình đều có các màu sắc và phù hiệu đại diện khác nhau.
Hội thảo nghiên cứu trên quê hương người India ở Bắc Mỹ năm 1986
Trong dự ngôn nói (rất nhiều bộ lạc đều có những dự ngôn tương tự): “Đến một thời kỳ nào đó, chim ưng trống sẽ cất cánh bay cao trong đêm tối và đáp xuống Mặt Trăng.” (Có bộ lạc nói chim ưng trống lượn vòng quanh Mặt Trăng) “Lúc đó rất nhiều người dân vốn cư trú ở đây vẫn đang chìm trong giấc ngủ.” Ý nghĩa của câu nói này là chỉ những người đã quên mất những lời chỉ dạy của Thần linh, do đó mà quên mất tự ngã. “Khi chim ưng trống bay cao trong đêm tối, ánh nắng bình minh sẽ đến.” Chúng ta chính là đang ở trong thời khắc này, chim ưng trống đã đậu xuống Mặt Trăng rồi. Năm 1969, phi thuyền vũ trụ đã hạ cánh xuống Mặt Trăng và gửi tin tức về Trái Đất, tức là “chim ưng trống đã đáp xuống đất rồi”. Trong dự ngôn có nói, khi chim ưng trống đáp xuống, sức mạnh sẽ trở lại trong chúng ta.
Sức mạnh gì vậy, phải chăng là khoa học kỹ thuật? Là máy bay, phi thuyền? Điều này đều không đúng trong mắt người India hay trong các dự ngôn, đã là dự ngôn do Thần lưu lại thì sức mạnh ở đây chỉ có thể là Thần.
“Khi chim ưng trống bay cao trong đêm tối, ánh nắng bình minh cũng sắp đến”, cái gì là ánh nắng bình minh? Đã là dự ngôn do Thần lưu lại thì điều đó chẳng phải là chỉ Thần hay sao? Câu này khiến người ta nhớ đến ánh chớp xuất phát từ phương đông rọi sáng cả phương tây được nhắc đến trong Cơ Đốc giáo.
Từ các căn cứ trên có thể thấy rằng, người gánh vác sứ mệnh lịch sử quan trọng trong chu kỳ văn minh nhân loại lần này chính là người da vàng, ngay cả phu nhân Jenny cũng từng nói: phương tây là điểm cuối của nhân loại, nhưng trung tâm và hy vọng của nhân loại là ở phương đông. Trong dự ngôn nói: khi chim ưng trống hạ xuống, sức mạnh sẽ trở lại trong chúng ta, ý nói vào thời gian này Thánh nhân sẽ xuất hiện (đây chính là điều mà tín đồ Cơ Đốc giáo vẫn luôn thảo luận về thời gian mà Sáng Thế Chủ đến thế gian, tức là khi ánh chớp xuất phát từ phương đông, rọi sáng cả phương tây), mà khoảng thời gian khi chim ưng trống hạ cánh xuống lại chính là thời gian mà loài hoa Ưu Đàm 3.000 năm mới nở một lần, cũng chính là thời gian mà Thánh nhân xuất hiện. Cho dù những kẻ gọi là cư sĩ hay nhân sĩ tôn giáo khoác áo tăng nhân hay mượn danh nghĩa tôn giáo mà làm loạn Pháp, làm hỗn loạn thời gian vị Phật tương lai sẽ giáng sinh hay thế nào chăng nữa, thì ở đây chúng ta vẫn có thể tìm thấy lời dự ngôn chính xác về thời gian. Trong dự ngôn cổ của người Hopi có nói, sẽ có một loại tín ngưỡng đến nơi đây, nó có thể thực sự mang đến sự thống nhất (chỉ sự xuất hiện của Cơ Đốc giáo vào 2.500 năm trước). Nếu như nó thật sự không thể, thì sẽ có một loại tín ngưỡng khác đến. Người Hopi gọi những người tin theo loại tín ngưỡng thứ hai này là ‘Bahana’. Tiếng Anh viết là ‘pahana’ hoặc ‘bahani’, ý nói người Baha. Có tư liệu nói rằng Bahana chính là anh em người da trắng thực sự của bộ lạc Hopi của người India phân tán từ thời kỳ viễn cổ, theo họ nói thì thời kỳ đó người ta đều cùng một màu da, chỉ là sau này mới dần dần biến thành bốn chủng người với màu da khác nhau. Và anh em của người da trắng đi về phương đông, sau này sẽ lại từ phương đông trở về. (Thực ra đây chính là ánh chớp đến từ phương đông mà tín đồ Cơ Đốc giáo chờ đợi – sự việc phát sinh khi chúa cứu thế Messiah đến). Nhưng Bahana lại không phải là chủng người da trắng phương tây ngày nay, người Hopi nói: “Người da trắng hiện nay tham lam chiếm hữu, cướp đoạt tài vật của chúng ta.” Khi mà người anh em thực sự của người da trắng trở về, màu da đã thay đổi, không phải là màu da trắng nữa, nhưng màu tóc vẫn giữ được màu đen. Họ còn nói, chúng ta sắp tiến nhập vào chu kỳ nhân loại mới, cần phải thay đổi những quan niệm cứng nhắc, và tuân theo những lời chỉ dạy của Thần linh (chú ý là lời chỉ dạy của Thần linh chứ không phải lời chỉ dạy của khoa học kỹ thuật).
Từ hiện tại mà xét, ánh chớp xuất phát từ phương đông và chiếu sáng phương tây mà giáo đồ Cơ Đốc giáo chờ đợi, chính là chỉ sự việc phát sinh khi sự phát triển khoa học kỹ thuật của người da trắng làm cho bốn chủng người với bốn màu da khác nhau tụ hội lại. Người Hopi còn nói chuẩn xác hơn nữa: Khi chim ưng trống hạ cánh, sức mạnh sẽ trở về bên trong chúng ta.
Dự ngôn của tộc trưởng người Hopi
“Sau sự thay đổi (thời kỳ thanh lý), cuộc sống sẽ phát sinh thay đổi. Người ta sẽ trồng trọt để lấy thức ăn, kẻ tà ác sẽ bị thanh lý sạch. Những người có tấm lòng tốt sẽ được khai mở con đường của sinh mệnh, những người tín ngưỡng trong các ngành nghề sẽ cùng đến với nhau, họ coi nhau như người một nhà”, kỳ thực quay trở lại với câu thơ trong Thôi Bối Đồ: “Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh, đông tây nam bắc tận hòa mục.” (Đỏ vàng đen trắng không phân biệt, Đông Nam Tây Bắc cùng hòa thuận).
Dự ngôn của bộ lạc Brule Sioux
Thầy lang của của bộ lạc Brule Sioux Nation – người được mệnh danh là “Trâu đực dũng cảm”, đã đưa ra dự ngôn thế này: Căn cứ vào các sách Thánh kinh và dự ngôn, hiện giờ là thời kỳ chia sẻ trí huệ cổ xưa này. Đây là thời kỳ tịnh hóa. Chúng ta đang ở trong bước ngoặc lịch sử không cách nào quay đầu lại được.
“Chia sẻ trí huệ cổ xưa này”, nghĩa là chia sẻ trí huệ gì vậy? Trong số bốn chủng người thì những người bảo vệ đất, nước và lửa là người da đỏ, da đen và da trắng đã lần lượt chia sẻ những thành tựu của họ, đặc biệt là khoa học kỹ thuật của người da trắng – người bảo vệ lửa – đã lan rộng toàn thế giới, nhưng đây cũng đều do Thần đã an bài từ trước; duy chỉ có những chia sẻ cổ xưa của người da vàng – những người bảo vệ gió – lại thong dong đến muộn, thực ra đây cũng là màn diễn sau chót mà Thần đã an bài, vậy Thần xem trọng điều gì nhất? Đương nhiên là việc đại sự liên quan đến tu luyện, do vậy chủng người da vàng bảo vệ gió mới là những người cuối cùng chia sẻ những trí huệ cổ xưa, là hy vọng chân chính của nhân loại. Tức là điều mà phu nhân Jenny đã nói (xin nhắc lại): phương tây là điểm cuối của nhân loại, nhưng trung tâm và hy vọng của nhân loại là ở phương đông. Cho nên vùng đất Trung Quốc này từ xưa đã được lựa chọn là nơi diễn ra màn kịch cuối cùng, nên mới được gọi là Thần Châu, cũng như vậy, văn hóa của vùng đất này được gọi là văn hóa Thần truyền; bởi vì vùng đất này được Thần coi trọng nhất, vậy nên trải qua bao triều đại đã có rất nhiều vị Thần đến đây. Trên thế giới, phương tây từng xuất hiện một vị Jesus, Ấn Độ từng xuất hiện một vị Thích Ca Mâu Ni, các quốc gia này đã lưu giữ những ghi chép về họ qua hàng ngàn năm, nhưng vùng đất Thần Châu – Trung Quốc trải qua các triều đại đều có rất nhiều vị Thần giáng lâm, thậm chí nhiều không đếm xuể, cho nên vùng đất này mới được gọi là Thần Châu, hơn nữa là một Giác Giả biết được quá khứ, tương lai, Phật tổ Thích Ca Mâu Ni lẽ nào không biết sự việc này và sự an bài sự việc này từ xa xưa hay sao? Cho nên hàm nghĩa chân chính cao hơn, sâu hơn của câu nói “Trung thổ nan sinh” của Thích Ca Mâu Ni chính là chỉ Đông thổ mà ngày nay được gọi là Trung Quốc, bởi vì vùng đất này mới là nơi diễn màn diễn cuối của nền văn minh nhân loại lần này, cho nên muốn chuyển sinh vào vùng đất này từ xưa đến nay đều rất khó. Vì thế, là một nhân sỹ trong giới Phật giáo, nếu đứng trên cơ điểm của người thường để lý giải kinh Phật thì vĩnh viễn không lý giải được, bởi vì đó là lời mà Giác Giả giảng, không phải là lời mà người thường giảng, ngay cả Đạt Ma còn vì ngộ sai mà bị gọi là dùi sừng bò, huống chi những người được gọi là nhân sỹ trong giới Phật giáo ngày nay.
Liên hệ với dự ngôn của Thần theo ghi chép của người Hopi được nhắc đến ở phần đầu bài viết: “Khi các con đoàn tụ lại với nhau, các con hãy chia sẻ lại những lời dạy bảo này”. “Họ (tức là người da vàng) vào lúc này (tức là khi khoa học kỹ thuật phương tây phát triển khiến cho bốn chủng người tụ hợp lại) sẽ chia sẻ những điều này”, vậy là đã đến lúc người da vàng tu hành chuyên sâu sẽ chia sẻ về khí công và tu luyện, lại càng chứng tỏ rằng phong trào khí công Trung Quốc đã được an bài từ rất xa xưa rồi. Vì thế, Lưu Bá Ôn (nhà dự ngôn nổi tiếng cuối cùng của Trung Quốc thời cận đại) mới có thể đưa ra lời dự ngôn về sự việc này. Chính vì để thực hiện thệ ước chia sẻ trí huệ cổ xưa này, nên Trung Quốc thời cận đại mới xuất hiện phong trào khí công, xuất hiện nhiều khí công sư đến như vậy, cũng chính là điều Lưu Bá Ôn đã nói “Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành” , mà khi sự việc này xuất hiện, Lưu Bá Ôn đã nói “Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo”. Vậy mới nói, những việc đại sự xuất hiện trong nhân gian đều không phải ngẫu nhiên, mọi việc đều đã được an bài từ trước rồi, không phải việc mà ai đó nhất thời muốn làm liền có thể làm được. Có một bàn tay hoặc nhiều bàn tay to lớn vô hình đang khống chế mọi việc một cách chuẩn xác và có tuần tự, có thể nói rằng không có Thần tồn tại chăng? Nếu như thật sự không có Thần, vậy thì mọi thứ sẽ tự vận hành mà không thể dự đoán được, đặc biệt là những việc đại sự như sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của nhân loại cũng sẽ biến đổi khó lường.
Lưu Bá Ôn viết: “Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo, đội mũ lông cừu nặng bốn lạng. Chân Phật không ở trong tự viện, Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.” (Nguồn: FalunArt.org)
Nền văn minh rộng lớn 5.000 năm của Trung Hoa cùng phát triển hài hòa với nền văn hóa Nho giáo, Thích giáo và Đạo giáo, chúng đều có thể dựa vào nhau mà tồn tại, bao dung lẫn nhau, vậy thì nguyên nhân do đâu? Thực ra đó cũng là an bài của lịch sử, đến khi phong trào khí công thịnh hành thì người ta mới biết được hai chữ “khí công” có nội hàm vô cùng rộng lớn, trên con đường đại Đạo vô hình, Phật gia hay Đạo gia đều thuộc phạm trù khí công, cho nên mới có cách nói khí công Phật gia, khí công Đạo gia. Thực ra không chỉ những thứ này, thời Trung Quốc cổ đại ngay cả Nho sinh cũng đều phải đả tọa, các Nho sinh trước khi đọc sách đều phải chú trọng tĩnh tâm điều tức, rồi mới cầm sách lên đọc; thậm chí các ngành, các nghề thời Trung Quốc cổ đại đều yêu cầu phải tĩnh tâm, điều tức. Ngay cả Địch Nhân Kiệt được mệnh danh là Thần thám trong quá trình xử án cũng phải đả tọa tịnh tâm, dò tìm từng manh mối, sau đó ý tưởng chợt lóe lên trong đầu ông và mọi chuyện được sáng tỏ, tài năng và sự công chính của Địch Nhân Kiệt không phải là sự sáng tạo nghệ thuật trong điện ảnh mà thực sự đã được ghi lại trong sử sách. Còn Trung y vì sao được mệnh danh là “Quốc túy” , vì sao Trung Quốc cổ đại có cách nói “khí công Trung y” thì ai cũng biết. Ngay cả hoàng đế cửu ngũ chí tôn cũng đều tự xưng là “long sàng đả tọa”, “thâm cung đả tọa”.
Có thể thấy rằng, sự tồn tại của khí công Trung Quốc mang theo sứ mệnh và ý nghĩa phi phàm, nó đã được an bài từ rất lâu rồi, mục đích để cuối cùng Phật tổ Di Lặc truyền Pháp trong thế tục, đi theo con đường đại Đạo vô hình, cứu độ tất cả chúng sinh mà đặt định cơ sở và trải sẵn con đường, đây chính là hàm nghĩa to lớn của “Phật Pháp vô biên”, cũng chính là điều mà Lưu Bá Ôn nói: “Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo, đội mũ lông cừu nặng bốn lạng. Chân Phật không ở trong tự viện, Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”
Thực ra, các cao nhân thời cổ đại đều biết rằng Phật Di Lặc sẽ đem theo Pháp Luân mà đến, một bức tượng Phật Di Lặc ngồi trên Pháp Luân ở Thiên Tâm Nham tại Trung Quốc chính là sự điểm ngộ cho con người thế gian đang ở trong mê.
Người ta đều ôm giữ một quan niệm rằng Phật càng cổ xưa thì mới có tầng thứ càng cao, mới là Phật thật, thực ra chư vị có biết được người thời xưa đó họ đối đãi như thế nào với người mà chư vị coi là Phật thật không? Kỳ thực, Phật dù có cổ xưa thế nào thì khi đến nhân gian Ông đều triển hiện dưới hình tượng con người thời đó, cho nên những người chỉ coi trọng biểu hiện bề ngoài thì vĩnh viễn sẽ chỉ coi Ông như một người bình thường: là ông chú nhà hàng xóm, là đứa trẻ con nhà bên cạnh, là đồng nghiệp hay một người qua đường. Cho nên mới thường xảy ra việc những lời giáo huấn của Ông bị con người thời đó coi nhẹ hoặc thậm chí phá hoại, từ đó khiến nhiều người bỏ lỡ Phật duyên, trở thành “sự hậu Gia Cát Lượng” (sự việc xảy ra rồi mới bình luận, đánh giá). Sự việc xảy ra rồi mới bình luận, đánh giá thì dễ, còn tiên đoán trước được sự việc như Gia Cát Lượng thì mới thực sự khó. Khi Lão Tử ra đi, chỉ có Doãn Hỷ với con mắt huệ nhãn mới nhận ra chân nhân; khi Thích Ca Mâu Ni tại thế, người anh em họ của Ngài đã kéo bè kết đảng phản bội Ngài, bởi vì người anh em họ của Ngài cho rằng: “Thích Ca Mâu Ni và tôi hàng ngày đều ở cùng nhau, ông ta cũng chỉ có chút khả năng đó thôi, ông ta có gì giỏi đâu cơ chứ!” Khi Jesus còn sống, chẳng phải cũng bị những người cùng quê gọi một cách khinh thường là “đứa con của thợ mộc” hay sao? Nhiên Đăng Cổ Phật cũng vậy, Già Diệp Phật cũng vậy, khi họ đến nhân gian con người đều không nhận ra họ, chỉ bằng lý tính và trí huệ mới ngộ ra được! Những người bị tình cảm khống chế mất đi lý trí, thì dù có vạn Phật xuất thế, họ sao có thể phân biệt và nhận ra được?
Rất nhiều giáo đồ Cơ Đốc giáo đang đợi chờ Jesus đến, nhưng nếu Jesus thật sự đến thì có bao nhiêu giáo đồ Cơ Đốc giáo có thể nhận ra Ông? Có bao nhiêu giáo đồ dám nói mình từng nhìn thấy Jesus, rằng họ vừa nhìn là có thể nhận ra Ông? Còn giáo đồ Phật giáo thì càng không thể nào biết được hình dáng năm xưa của Phật Thích Ca Mâu Ni ra sao, (có lẽ người có đại thần thông có thể biết được), nếu như hiện giờ Phật Thích Ca Mâu Ni đến thế gian thì họ cũng không thể nhận ra được, cho nên mới cần ngộ. Nguyên nhân là từ xưa đến nay, bất kể Giác Giả nào đến nhân gian cũng đều xuất hiện dưới hình dạng con người, chứ không như con người vẫn tưởng tượng là họ cưỡi mây lướt gió mà đến, nếu mà như vậy, có lẽ khi chúng ta vô tình ngẩng đầu lên cũng có thể nhìn thấy các vị Thần tiên trên không trung.
Thật ra khí công chính là tu hành, vì vậy Trung Quốc từ thời cổ đại đã xuất hiện nhiều nhân vật mang màu sắc thần thoại, thần kỳ như vậy, vùng đất này mới được gọi là Thần Châu. Ngày nay vùng đất Thần Châu bị cường đạo chiếm cứ, nhưng chắc chắn chúng không thể chiếm cứ lâu dài, vùng đất này cuối cùng tất yếu sẽ quay trở lại với Thần.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2015/02/11/142847.中国气功背后的巨大天机.html
Ngày đăng: 31-07-2015
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.