Chút cảm ngộ khi học kỹ năng bán hàng: chỉ có dựa vào Pháp mới có thể hình thành nên một chỉnh thể bất phá



Tác giả: Vương Hoa

[ChanhKien.org] Người thường rất chú trọng vào tinh thần đồng đội trong bán hàng. Họ có một hệ thống và quy chuẩn được xây dựng dựa trên các tố chất cá nhân, ví dụ như đào tạo các kỹ năng bán hàng, dàn xếp tổng thể cho toàn bộ chỉnh thể, hợp tác và phối hợp giữa các thành viên v.v. Đây là những điều mà chúng ta cần tìm hiểu và học tập. Đối với chỉnh thể của học viên, câu hỏi quan trọng là làm sao để từng bước hình thành một chỉnh thể vững mạnh bất phá.

Sức mạnh của chỉnh thể có thể bù đắp cho những thiếu sót cá nhân

Do sự ước chế của cựu thế lực nên rất nhiều kỹ năng ở xã hội người thường của đệ tử Đại Pháp không thể giỏi vượt trội được, một số thậm chí không có kỹ năng gì, nhưng dù thế nào đi nữa, miễn là mỗi cá nhân chúng ta cùng phó xuất những gì mình có, sử dụng chính niệm của đệ tử Đại Pháp để tự gia trì cho bản thân, thể hiện khả năng tốt nhất của mình qua tu luyện, để chỉnh thể các học viên trở thành “Quan Âm nghìn tay” vô sở bất năng, và dựa vào lực lượng của chỉnh thể, chúng ta có thể làm được những điều mà các sinh mệnh cao tầng đều phải khâm phục. Chỉ sau khi được họ chấp nhận, chúng ta mới có thể cứu họ và chúng sinh đối ứng với họ trên Trái Đất, đồng thời hoàn thành viên mãn hạng mục Đại Pháp. Dù đó là việc quảng bá Thần Vận hay quảng cáo Đại Kỷ Nguyên, đều yêu cầu chỉnh thể học viên phải cùng nhau đề cao thì mới có thể làm cho tốt.

Làm thế nào để hình thành chỉnh thể, đây là vấn đề mà chúng ta phải đối mặt trong hơn 10 năm tu luyện. Trên bề mặt, để tu luyện cá nhân tốt thì có vẻ dễ dàng hơn, vì chúng ta có thể tự kiểm soát các vấn đề của mình. Miễn là chúng ta đặt tâm nhiều hơn, học Pháp nhiều hơn, luyện công nhiều hơn, phát chính niệm nhiều hơn và nắm bắt thời gian để cứu người, chỉ cần chúng ta có chính niệm, thì việc hình thành một chỉnh thể dường như không phải quá khó để đạt được. Điều khó khăn nhất là khuyến khích các bạn đồng tu nào không tinh tấn và thay đổi những người phụ trách mà không dựa trên Pháp, bởi vì tất cả những điều này liên quan đến việc thay đổi người khác, những điều ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu ai đó không dựa trên Pháp, thì ai có thể thay đổi tâm của người đó được?

Hình thành chỉnh thể là mối bận tâm chủ yếu của chúng ta

Chúng tôi đã nhìn thấy tình trạng sau đây tại nhiều địa phương ở một vài quốc gia: vì cựu thế lực tập trung lực lượng can nhiễu lên những người phụ trách hoặc là những học viên lâu năm, các học viên khác sẽ thấy những người này còn mang nặng tâm người thường và quá chú trọng công việc hằng ngày mà phóng túng tu luyện cá nhân. Thậm chí giữa các đồng tu còn xuất hiện trạng thái hiềm khích trong thời gian dài hoặc hai bên không phục nhau và bất hòa. Có nhiều đồng tu vì chưa vượt quan được tốt nên bị những đồng tu khác chỉ trích, hậu quả là họ không thể vượt qua áp lực phụ diện này được, họ bắt đầu hoài nghi bản thân có thể tu thành hay không, từ đó trở nên chán nản, rồi dần dần thoát ly khỏi chỉnh thể. Có đồng tu bận rộn với việc riêng cá nhân, Phật học hội cũng không nghĩ cách nhắc nhở giúp đỡ họ, rồi họ dần dần chìm trong người thường mà không tự thoát ra được. Đối mặt với những tình huống này, rất nhiều học viên chỉ cảm thấy bất lực và dần dần chấp nhận đây là tình trạng trường kỳ “mâu thuẫn nội bộ và phối hợp lỏng lẻo” chứ không nghĩ đến việc họ có thể làm gì để củng cố nội bộ.

Rất nhiều học viên nhận ra rằng phần lớn tà ác đã bị tiêu trừ và không còn nhiều; điều thực sự can nhiễu chúng ta chính là nhân tâm giữa các học viên. Có lẽ những tổn thất được gây ra còn bao gồm cả những hành vi tiêu cực của các học viên đã vô tình cản trở tiến trình Chính Pháp. Ví dụ, khi chúng ta phát chính niệm với tâm thái bất chính, đã phát xuất ra một thứ vật chất dính dớp không chỉ cản trở bản thân mình, mà còn ngăn trở thần thông và công của các học viên khác.

Trong quá khứ, chúng tôi đều có rất nhiều chia sẻ thể hội sau khi học Pháp trong hai giờ. Tuy nhiên, những chia sẻ này thường trở thành “hội phê bình” hoặc “hội phơi bày mặt phụ diện”. Nguyên văn các ý kiến là: “Đây là lỗi của anh ta. Đó là lỗi của ông ấy. Tôi cũng có lỗi sai, nhưng chủ yếu là lỗi của bạn.” Đây có thể là những giả tượng của cựu thế lực an bài, hoặc cảm giác cá nhân, hoặc là những lời mò đoán. Với những lời chỉ trích này, tốt nhất là không bàn luận thêm, kết quả sẽ chỉ làm giảm sự gắn kết chỉnh thể.

Giả sử việc trách móc và phàn nàn về những người khác có thể giúp ai đó đề cao, thế thì nếu chúng ta có các buổi phê bình, liệu tất cả mọi người có thể đạt được trạng thái vô ngã không? Đây là những ảo tưởng do thấm nhuần văn hóa đảng mà thành. Người ta không thể nào nhờ phê bình trách móc mà tốt được, càng phê bình, anh ta càng phá hoại, càng trách móc anh ta có thể càng nổi loạn hơn.

Trong quá trình quảng bá Thần Vận tại một quốc gia, lúc đầu vé không bán được. Một ngày cuối tuần, mọi người quyết định tăng cường nhóm học Pháp, đều quyết tâm học Pháp nhất tâm bất loạn và chân thành thảo luận dựa trên Pháp. Hôm sau phòng vé có tin tốt: rất nhiều vé đã được bán.

Từ quan điểm này, việc nâng cao chất lượng nhóm học Pháp, tạo thành chỉnh thể hiệu quả còn quan trọng hơn là cố gắng mù quáng giải quyết các việc cụ thể trong các hạng mục khác nhau. Một người chỉ có hướng nội tu thì mới có thể thay đổi hoàn cảnh bên ngoài. Tất cả chúng ta không chỉ phải hướng nội, toàn bộ chỉnh thể học viên phải học cách nhìn vào bên trong. Lúc khó khăn, chúng ta trước tiên phải loại bỏ những xung đột nội bộ để các vấn đề bên ngoài được giải quyết.

Sau khi tăng cường học Pháp, doanh số bán báo Đại Kỷ Nguyên của một quốc gia tăng lên 20 lần. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ thảo luận về kinh nghiệm thành công của họ.

Dịch từ:www.pureinsight.org/node/6993



Ngày đăng: 01-07-2015

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.