Màn vũ đạo “Kêu gọi lương tri” (Ảnh)



Tác giả: Harry

Ảnh: Màn vũ đạo “Kêu gọi lương tri”.

[Chanhkien.org] Vào tháng 10 năm 2000, một bà mẹ trẻ đã đưa đứa con trai 8 tháng tuổi của cô tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, và gia đình cô đã nhận được một thông báo sau đó. Họ được yêu cầu tới Bắc Kinh nhận người, nhưng điều mà họ thấy khi đến đó chỉ là thi thể đóng băng của người mẹ và con trai. Qua kiểm tra pháp y, một chuyên gia y tế đã cho biết xương cổ và xương khuỷu của bà mẹ trẻ đã bị gẫy, đầu của cô bị hõm, và một cây kim được tìm thấy ở vùng thắt lưng của cô. Có hai vết thương trên mắt cá chân của đứa bé trai, kèm theo xuất huyết ở đầu và mũi. Đây là học viên Pháp Luân Công Vương Lệ Huyên và người con trai Mạnh Hạo của cô, một câu chuyện bi thảm có thật. Họ đến từ thôn Nam Hoành, trấn Tê Hà Tự Khẩu, thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Xem thêm: Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Hoa sen vàng”)

Màn vũ đạo “Kêu gọi lương tri” lấy bối cảnh từ câu chuyện có thật của cô Vương Lệ Huyên và con trai. Nghệ sĩ múa nổi tiếng, cô Hứa Lệ, người sáng lập Trung tâm Nghệ thuật Thiên Kiêu, là người biên đạo màn múa này, đồng thời cũng là người soạn nhạc kiêm diễn viên chính. Toàn bộ màn vũ đạo có bốn đoạn, bao gồm ‘thỉnh nguyện’, ‘bức hại và tra tấn’, ‘kiên định’, và cuối cùng là ‘nỗi buồn’. Màn vũ đạo nhấn mạnh sự tương phản giữa Thiện và ác thông qua ánh sáng, thiết kế trang phục và âm nhạc. Màn vũ đạo thể hiện lòng từ bi của các học viên Pháp Luân Công và sự kiên định vào Chân-Thiện-Nhẫn của họ khi đối mặt với cuộc bức hại tàn bạo.

Đoạn thứ nhất là màn múa đơn. Tốc độ chậm rãi và thong dong của nghệ sĩ múa với tấm biểu ngữ lụa màu vàng ghi “Chân-Thiện-Nhẫn” đã giới thiệu diễn viên chính và bối cảnh, cùng vẻ đẹp của Pháp Luân Công cũng như sự quyết tâm đi thỉnh nguyện của bà mẹ trẻ Vương Lệ Huyên và đứa con. Người nghệ sĩ múa đã sử dụng tấm biểu ngữ như một đạo cụ và lấy nó ra từ ống tay áo dài của trang phục cổ đại. Phần múa đơn này là cực kỳ đẹp đẽ với khí thế hừng hực của vũ công và kỹ thuật vũ đạo khéo léo.

Đoạn thứ hai là miêu tả sự bức hại và tra tấn.

“Cảnh sát tà ác” đã xuất hiện trên sân khấu, đánh Vương Lệ Huyên ngã xuống sàn, và còn cướp con trai của cô đi.

Sau đó, nhóm nhảy trình diễn các loại tra tấn khác nhau, bao gồm treo lên rồi đánh đập, ‘ghế hổ’, sốc điện với dùi cui điện, và đốt bằng bàn là nóng, v.v. Mỗi một màn tra tấn đi đôi với một loại âm nhạc khác nhau, cùng sự tăng cường hiệu ứng âm thanh và hình ảnh trên sân khấu. Ngoài ra, các vũ công đóng vai “cảnh sát tà ác” xuất hiện kèm với những tiếng ồn hỗn loạn và chói tai, biểu thị bản chất tà ác, quái gở, biến thái và vô nhân tính.

Đoạn thứ ba miêu tả sự kiên định và lòng từ bi. Tốc độ của nhóm nhảy là lắng đọng và đều đặn. Ngay cả khi đối diện với cưỡng bức ‘chuyển hóa’ bởi cảnh sát tà ác, họ vẫn nói “Không” với sự kiên định. Khi cảnh sát tà ác nói với các học viên rằng từ chối ‘chuyển hóa’ sẽ khiến họ phải đối mặt với tra tấn và tù đày, nhóm vũ công vẫn dùng ánh mắt, cử chỉ tay và ngôn ngữ cơ thể để biểu thị đức tin kiên định vào Chân-Thiện-Nhẫn, sự trầm tĩnh khi đối mặt với bạo lực, cũng như từ bi thay cho thù hận và khuyến thiện những viên cảnh sát tà ác.

Đoạn thứ tư khắc họa sự bi thống và thăng hoa. Khi Vương Lệ Huyên tìm thấy xác đứa con trai yêu quí của cô bị tra tấn đến chết, người nghệ sĩ đã sử dụng tốc độ nhanh, cũng như các động tác khép-mở cơ thể để bộc lộ nỗi buồn lớn từ sâu trong nội tâm của Vương Lệ Huyên. Nhóm nhảy sau đó triển hiện rằng các học viên là kim cương bất động, vượt lên trên sự tàn bạo và tà ác, cũng như thể hiện đức tin kiên định vào Chân-Thiện-Nhẫn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/10/31/34419.html
http://pureinsight.org/node/3500



Ngày đăng: 13-10-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.