Tác giả: Sử Giám
[ChanhKien.org]
Trong cuốn Thiên Kim Dực Phương, Tôn Tư Mạc đã trình bày về kinh nghiệm giáo dục trẻ của y học cổ xưa Trung Quốc:
"Cha mẹ Văn Vương có phương pháp thai giáo, mong con thành rồng, đây là đạo lý của bậc thánh nhân, không phải của đạo trung dung. Theo đạo trung dung dạy con, khi con trẻ dưới 10 tuổi, cha mẹ dạy con học lễ phép, học tiểu học, cha mẹ không được ép con học hành khổ sở, nhất định sẽ khiến con sợ hãi, mang bóng đen tâm lý; cha mẹ càng không được tùy tiện dùng roi vọt đánh đập, điều này cũng sẽ khiến con bị động kinh, việc này quá đau lòng; nhưng cha mẹ không được để con quá buông thả, điều này sẽ khiến con không có chí hướng; cha mẹ cũng không được khen ngợi con thông minh; cha mẹ đặc biệt không được mắng chửi hạ thấp con. Khi con 11 tuổi trở lên, cha mẹ nên dần dần nghiêm khắc dạy dỗ con. Đây là đạo lý lớn trong việc dạy con. Nếu không theo phương pháp này dạy con, con vì thế mà thân tâm bị tàn phá, là cha mẹ tự tay gây ra quả đắng, cha mẹ không được oán trách trời đất hay người khác".
Qua đây có thể thấy, Tôn Tư Mạc đề xuất phương pháp nuôi dạy con cái theo con đường trung dung, điều này có sự khác biệt rõ rệt so với hình tượng "bố hổ mẹ thỏ" trong xã hội truyền thống Trung Quốc sau này hay "mẹ hổ" trong xã hội hiện đại.
Khái niệm "văn hóa truyền thống" trong tâm trí người hiện đại có sự khác biệt không nhỏ so với văn hóa truyền thống chân thực thời cổ đại. Một số người hiện đại chỉ trích "văn hóa truyền thống", nhưng họ không biết rằng "văn hóa truyền thống" mà họ đang chỉ trích không phải là văn hóa truyền thống thực sự; một số người hiện đại nói rằng họ muốn kế thừa "văn hóa truyền thống", nhưng họ không biết rằng "văn hóa truyền thống" mà họ đang kế thừa cũng không phải là văn hóa truyền thống thực sự. Một số tác phẩm nghệ thuật thu hút sự chú ý bằng cách thể hiện "văn hóa truyền thống", nhưng tông màu lại u ám, nặng nề, rất không thiện, liệu đây có phải là đang làm tổn hại đến văn hóa truyền thống không? Những "Viện Khổng Tử" của Trung Cộng, mang danh "văn hóa truyền thống" xâm nhập vào xã hội phương Tây, nhưng lại làm gián điệp cho Trung Cộng, xuyên tạc Khổng Tử, tuyên truyền dối trá, cổ xúy những lý lẽ tà ác của văn hóa đảng nhằm chống lại tự do và nhân quyền, liệu đây có phải là đang phá hoại văn hóa truyền thống không?
Văn hóa truyền thống Trung Hoa giảng đạo đức, giảng trung dung, Phật gia giảng "Thiện", Đạo gia giảng "Chân". Đạo trung dung thuần thiện, thuần chân phù hợp với các giá trị quan phổ quát của nhân loại, người bình thường ở mọi thời đại và quốc gia đều vui vẻ đón nhận. Pháp Luân Công, một môn khí công thượng thừa của Phật gia có nguồn gốc từ văn hóa truyền thống Trung Hoa là một ví dụ tuyệt vời. Pháp Luân Công dùng “Chân, Thiện, Nhẫn” chỉ đạo tu luyện, giúp mọi người trọng đức hành thiện, chữa bệnh khỏe người, được ca ngợi là Đại Pháp cao đức. Nhìn ra thế giới, chỉ có tà đảng Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, ở Đài Loan, Hồng Kông, Mỹ, Châu Âu, ở hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới, đều có thể thấy cảnh tượng học viên Pháp Luân Công công khai học pháp luyện công, kêu gọi chấm dứt bức hại. Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới, được người dân các nước công nhận và yêu mến, được các nhân vật nổi tiếng ca ngợi và khen thưởng. Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, hoằng dương văn hóa truyền thống Trung Hoa, đã thực sự bước vào dòng chính của xã hội phương Tây. Pháp Luân Công thực sự đã giúp thế giới nhận ra vẻ đẹp của văn hóa truyền thống Trung Hoa, vốn dĩ văn hóa truyền thống Trung Hoa không hề cực đoan, không hề u ám, cũng không hề lỗi thời.
Sự suy tàn của Trung Quốc truyền thống không phải do văn hóa truyền thống không còn phù hợp, mà là do đạo đức của con người xuống cấp, mất đi nội hàm đạo đức thuần chính của văn hóa truyền thống. Khi bạo lực gia đình được xem là cách thức trị vợ hữu hiệu, khi cha mẹ mê tín vào câu nói "roi vọt sinh con ngoan", khi hoàng đế một chiều nhấn mạnh "vua bảo bề tôi chết, bề tôi không thể không chết", một xã hội truyền thống mất đi sự hài hòa âm dương làm sao không suy tàn? Cha mẹ nghiêm khắc dạy dỗ con cái để con cái phát triển đạo đức là điều nên làm, nhưng cha mẹ nên lý trí, không nên vì "mong con thành rồng", vì để phát tiết ham muốn kiểm soát mà thể hiện sự chuyên quyền của mình. Cha mẹ dạy dỗ con cái bằng thiện niệm, mới có thể khiến con cái hiểu được sự nghiêm khắc của chuẩn mực đạo đức, chứ không phải để con cái trải nghiệm những chiêu thức kiểm soát người khác.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/71741