Học viên Pháp Luân Công tổ chức diễu hành quy mô lớn tại New York kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/04
Tác giả: Thi Bình
[ChanhKien.org]
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York (Greater New York), Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa của hơn mười ngàn học viên Pháp Luân Công diễn ra vào ngày 25 tháng 04 năm 1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Thời gian thấm thoát, ngày tháng thoi đưa, lại sắp đến ngày 25 tháng 04. Vào ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công tại khu vực Đại New York (Greater New York), Hoa Kỳ, đã tổ chức một cuộc diễn hành quy mô lớn tại Flushing, một khu phố đông người Hoa cư trú, để kỷ niệm 26 năm sự kiện Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa của hơn mười ngàn học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4 năm 1999.
Khi đoàn Thiên Quốc Nhạc Đoàn của Pháp Luân Công với khí thế nghiêm trang dẫn đầu đoàn diễn hành lớn tiến vào con đường chính (Main Street) ở trung tâm Flushing, cả khán giả người Hoa lẫn người Tây phương đều cảm thấy choáng ngợp và ấn tượng. Nhiều khán giả là người Trung Quốc vừa đến Hoa Kỳ du lịch hoặc công tác ngắn hạn, đã thán phục trước sự tráng quan của đoàn diễn hành Pháp Luân Công và sự tự do tín ngưỡng tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, những người Tây phương bản xứ đã cảm động rơi nước mắt trước tinh thần bảo vệ đức tin của các học viên Pháp Luân Công. Họ nói rằng: “Các bạn là những anh hùng của tôi”.
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York (Greater New York), Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York (Greater New York), Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, đội hình “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” trong cuộc diễn hành quy mô lớn ở Flushing, New York, kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, đội hình “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” trong cuộc diễn hành quy mô lớn ở Flushing, New York, kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, đội hình “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” trong cuộc diễn hành quy mô lớn ở Flushing, New York, kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 25 tháng 04 năm 1999, hơn mười ngàn học viên Pháp Luân Công đã tập trung tại khu vực gần Văn phòng Khiếu nại Quốc Vụ viện cạnh Trung Nam Hải, để yêu cầu chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tôn trọng các quyền hợp pháp của mình. Trong suốt mấy chục năm qua, dưới sự cai trị tàn bạo của ĐCSTQ, người dân chưa từng chứng kiến một hành động tập thể nào vừa dũng cảm vừa ôn hòa và lý trí như vậy. Vì vậy, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày hôm đó đã gây chấn động toàn thế giới, được xem là hành động thỉnh nguyện tập thể ôn hòa quy mô lớn nhất dưới sự cai trị của ĐCSTQ.
Hàng năm, mỗi khi gần đến ngày 25 tháng 04, các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đều tổ chức các hoạt động để kỷ niệm sự kiện này. Họ mời những người đã trực tiếp tham gia sự kiện thỉnh nguyện năm đó ôn lại lịch sử, khôi phục sự thật và chia sẻ về vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp. Cuộc diễn hành năm nay diễn ra đúng vào thời điểm số người dân trên toàn cầu thực hiện “tam thoái” (thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của ĐCSTQ) đang dần tiến tới con số 450 triệu người. Do đó, đơn vị tổ chức diễn hành, Trung tâm Phục vụ Thoái Đảng Toàn cầu, đã thiết kế và sản xuất hàng loạt biểu ngữ và khẩu hiệu mới.
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York, Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York, Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công thuộc các sắc tộc khác nhau của vùng Đại New York, đã tổ chức một cuộc diễn hành tại khu phố người Hoa ở Flushing, New York, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York, Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York, Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Cuộc diễn hành quy mô lớn kỷ niệm ngày trọng đại
Trước khi cuộc cuộc diễn hành diễn ra, ông Uông Chí Viễn, Chủ tịch Trung tâm Phục vụ Thoái Đảng Toàn cầu, nói rằng: 26 năm trước, ĐCSTQ vốn tôn sùng “giả, ác, bạo” (giả dối, tàn ác, bạo lực), không thể bỏ qua cho việc có hàng trăm triệu người tu luyện theo “Chân, Thiện, Nhẫn”. Chính quyền ĐCSTQ bắt đầu gây sự ở Thiên Tân, bắt giữ phi pháp 45 học viên Pháp Luân Công, dẫn đến sự kiện hơn mười ngàn học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Các học viên Pháp Luân Công đã yêu cầu trả tự do cho những học viên bị bắt theo đúng pháp luật, đồng thời yêu cầu một môi trường tu luyện hợp pháp và quyền xuất bản sách Pháp Luân Công một cách hợp pháp.
Ông Uông Chí Viễn, Chủ tịch Trung tâm Phục vụ Thoái Đảng Toàn cầu, trước cuộc diễn hành của học viên Pháp Luân Công kỷ niệm 26 năm sự kiện ngày 25/04. (Ảnh: Thi Bình/The Epoch Times)
“Hành động vĩ đại này đã viết nên một trang sử huy hoàng trong lịch sử nhân loại, từ đó mở ra hành trình đầy sóng gió trong việc nói rõ sự thật kéo dài suốt 26 năm cho đến hôm nay của các học viên Pháp Luân Công”, ông Uông Chí Viễn nói. “Đồng thời, hôm nay chúng ta cũng chúc mừng làn sóng tam thoái của gần 450 triệu người dân Trung Quốc dũng cảm đã thoái xuất khỏi các tổ chức như Đảng, Đoàn, Đội của ĐCSTQ. Điều này cho thấy sự thức tỉnh của dân tộc Trung Hoa đang diễn ra, và thế lực tà ác cộng sản đang trong quá trình giải thể”.
Ông Uông Chí Viễn cho biết, cuộc diễn hành năm nay, ngoài các đội hình truyền thống như Thiên Quốc Nhạc Đoàn, đội cờ màu, đội biểu ngữ, đội trống lưng, và các xe thuyền hoa, còn có thêm một số biểu ngữ và khẩu hiệu mới. Chẳng hạn, có năm biểu ngữ màu vàng tạo thành đội hình chủ đề của cuộc diễn hành, cùng tám biểu ngữ mới trong đội hình “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” với các nội dung như: “Pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia”, “Đặc tính vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn”, “Năm bài công pháp đơn giản và dễ học”, “Trừ bệnh khỏe thân, Đề cao đạo đức”, “Đại Pháp hồng truyền hơn 150 quốc gia”, “Cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’ được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ”, “Hàng trăm triệu người nhận được lợi ích về thân và tâm”, “Mang lại hy vọng cho xã hội nhân loại”.
Ông Uông nói tiếp: “Chúng tôi chủ yếu chú trọng vào góc nhìn của khán giả, làm cho thông điệp của cuộc diễn hành trở nên dễ hiểu hơn, nhìn một cái là biết ngay cuộc diễn hành này nói về điều gì, để chủ đề của cuộc diễn hành dễ chạm đến lòng người”. Ông Uông đặc biệt đề cập đến một điểm mới trong hoạt động năm nay, đó là nhiều người dân chủ động đến yêu cầu thoái xuất khỏi ĐCSTQ, yêu cầu nhận giấy chứng nhận thoái đảng, có người còn chủ động lên tiếng vì Pháp Luân Công.
Vì vậy, sau các chủ đề “Cuốn sách kỳ diệu khởi phát làn sóng thoái đảng” và “Kỷ niệm 21 năm ‘Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản’”, ban tổ chức còn thiết kế ra chín biểu ngữ mới, với nội dung bao gồm tiêu đề của chín chương trong cuốn “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản”.
“Số người thoái xuất khỏi ĐCSTQ đã vượt qua 445 triệu người, sắp đạt mốc 450 triệu rồi, đây là một hiện tượng rất tốt, con số này cũng có thể coi là một cột mốc quan trọng trong làn sóng thoái ĐCSTQ”, ông Uông Chí Viễn nói. “Vì vậy, chúng tôi đã làm mới các biểu ngữ chủ đề về ‘Cửu Bình’, cuốn sách khởi phát làn sóng thoái ĐCSTQ, hy vọng những người dân Trung Quốc chưa thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ khi nhìn thấy những thông điệp này sẽ nhanh chóng thoái xuất”.
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York, Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York, Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York, Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York, Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Trưa ngày 19 tháng 04 năm 2025, tại Flushing, New York, Hoa Kỳ, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công tổ chức hoạt động diễn hành và mit-tinh quy mô lớn, nhằm kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa “25/4”, đồng thời ủng hộ hơn 440 triệu người dân Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của ĐCSTQ. Quang cảnh cuộc diễn hành tráng quan, rung động lòng người. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Hồi ức và lòng biết ơn của những người từng trải qua sự kiện 25/04/1999
Trong đoàn diễn hành, có một số là học viên Pháp Luân Công vừa mới rời Trung Quốc đến Hoa Kỳ. Chính những điều mà bản thân các học viên này từng trải qua đã làm nên những lời chú thích sống động cho nội dung các biểu ngữ của đoàn diễn hành.
Ông Vương Bỉnh Tăng, học viên Pháp Luân Công đến từ Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, là người đã trải qua sự kiện ngày 25/04/1999. Ngày 19 tháng 04 năm 2025, ông tham gia cuộc diễn hành của các học viên Pháp Luân Công tổ chức tại Flushing, New York, Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên ông tham gia diễn hành kỷ niệm sự kiện 25/4 ở hải ngoại. (Ảnh do ông Vương Bỉnh Tăng cung cấp)
Ông Vương Bỉnh Tăng, cựu giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Bắc, và là một nhà thư pháp, lần đầu tiên tham gia cuộc diễn hành kỷ niệm sự kiện ngày 25/4 ở hải ngoại. Vào rạng sáng ngày 25 tháng 04 của 26 năm về trước, với vai trò là một phụ đạo viên tình nguyện, ông Vương mở máy ghi âm phát nhạc cho những người tu luyện tại điểm luyện công địa phương. Sau khi nhạc luyện công vang lên, ông liền bắt đầu vội vàng đi đến ga xe lửa. Bởi vì ngày hôm trước ông nghe tin ĐCSTQ bắt giữ học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân, nên ông quyết định ngày hôm đó sẽ đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện.
Ông Vương Bỉnh Tăng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào cuối năm 1995. Trước đó ông bị bệnh nhược cơ nặng và viêm tủy sống. Mỗi khi phát bệnh, ông nằm trên giường gần như nghẹt thở, vì cơ bắp không co lại được, ngay cả ho khan cũng không nổi. Còn khi bệnh viêm tủy sống tái phát, chân ông bị lở loét thành những lỗ lớn, chảy mủ ra ngoài.
“Khi bệnh phát tác, tôi chỉ muốn tự kết liễu cho rồi, cảm thấy như bầu trời thu hẹp lại, sống không còn ý nghĩa gì nữa”, ông Vương nói. “Nhưng sau bốn tháng tu luyện Pháp Luân Công, bệnh của tôi đã khỏi hoàn toàn, đến nay đã mấy chục năm rồi mà chưa bao giờ tái phát”.
Ông Vương cho biết, so với sự thay đổi về thể chất, thì sự thay đổi về tinh thần của ông còn kỳ diệu hơn. Ngoài việc ông đã bỏ được thuốc lá và rượu một cách kỳ diệu, thì tính cách của ông cũng thay đổi rất nhiều. Trước đây tính tình của ông rất nóng nảy, cộng thêm việc ông từng học võ, cho nên hễ có bất đồng ý kiến với ai là ông sẽ ra tay đánh đối phương một trận, dù đó có là vợ mình hay là đồng nghiệp. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, ông nghiêm khắc tuân thủ lời dạy của Sư phụ Pháp Luân Công. Kết quả là ông lại trở thành người bị đánh.
Trong công việc, sự thay đổi của ông Vương càng đáng được chú ý. Trước khi tu luyện, ông giữ vị trí trưởng phòng ở một khoa có nhiều lợi lộc tại trường đại học. Sau khi tu luyện, ông sống và làm việc tuân theo theo tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn”. Đạo đức nhanh chóng được đề cao, ông lập tức chấm dứt hành vi tham ô của công. Thậm chí, vì ông không hùa theo cái xấu, cấp trên coi ông là cái gai trong mắt, nên đã điều chuyển ông sang một vị trí mờ nhạt, nhưng ông không hề oán trách.
Khi ông Vương Bỉnh Tăng nghe tin Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện có đạo đức cao thượng đem đến nhiều lợi ích cho quốc gia và dân chúng như vậy, nhưng lại bị ĐCSTQ phỉ báng. Ông đã không chút do dự quyết định đứng ra nói lời công đạo cho Pháp Luân Công. Ngày 25 tháng 04 năm 1999, ông ngồi xe lửa hơn một tiếng đồng hồ, đến Bắc Kinh lúc 9:00 giờ sáng. Sau đó ông đi bộ đến Văn phòng Khiếu nại tại đường Phủ Hữu.
“Tôi đến sớm, lúc đó còn chưa đông người lắm, sau đó dần dần mới đông lên. Chúng tôi đều đứng, rất yên tĩnh, không có khẩu hiệu, không có biểu ngữ, trật tự đâu ra đấy, cũng không đi lại lung tung. Hơn nữa, chúng tôi đều không ăn uống gì, sợ đi vệ sinh nên cũng không uống nước. Chúng tôi cứ lặng lẽ đứng ở đó, những cảnh sát bên cạnh thì đang nói chuyện phiếm với nhau”, ông Vương kể lại. “Sau đó đến hơn 9:00 giờ tối, nghe nói có mấy người đại diện đã vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ, nói rằng mấy yêu cầu đều được đáp ứng rồi. Mọi người nghe tin này thì giải tán, tôi liền đi thẳng ra ga xe lửa, về nhà ngay trong ngày”.
Ngày hôm nay sau 26 năm, ông Vương Bỉnh Tăng lại một lần nữa đứng trong đám đông vì cùng một mục đích, nhưng lần này là trong môi trường tự do ở hải ngoại, tâm trạng của ông đặc biệt xúc động.
“Tôi nhìn thấy cuộc diễn hành tráng quan, những khuôn mặt tươi cười rạng rỡ của mọi người xung quanh, tôi thực sự rất xúc động, rất cảm động”. Ông Vương rưng rưng nói: “Tôi muốn nói lên lời từ đáy lòng mình: Hãy sớm giải thể ĐCSTQ, để dân tộc Hoa Hạ lấy lại tự do, để trên khuôn mặt của mỗi người dân Trung Quốc đều nở nụ cười chân thành như thế này”.
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khu vực Đại New York, Hoa Kỳ, đã tổ chức hoạt động diễn hành quy mô lớn tại Flushing, để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04/1999. (Ảnh: Đới Binh/The Epoch Times)
Học viên Pháp Luân Công Nhậm Quốc Hiền bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998 khi bà đang học nghiên cứu sinh ở Bắc Kinh. Trước khi tu luyện, bà bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng nghiêm trọng, suýt chút nữa phải tạm dừng việc học nghiên cứu sinh vào năm thứ hai. Tuy nhiên, sau khi tu luyện Pháp Luân Công một tháng, bệnh của bà đã khỏi hoàn toàn.
Học viên Pháp Luân Công Nhậm Quốc Hiền, người từng tham gia sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa vào ngày 25 tháng 04 năm 1999. (Ảnh: Thi Bình/The Epoch Times)
26 năm về trước, Trung Quốc vẫn còn bị chìm trong bóng tối của vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989 của ĐCSTQ. Bà Nhậm Quốc Hiền đã suy nghĩ rất nhiều về việc liệu mình có nên đến Văn phòng Khiếu nại của Quốc Vụ viện vào ngày 25 tháng 04 hay không.
“Tôi cũng là một học viên Pháp Luân Công, sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi được lợi ích cả tâm lẫn thân. Tôi như thể được tái sinh, thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng do bệnh tật hành hạ”. Lúc đó, bà đã nghĩ: “Nếu tôi vô cớ bị bắt, chẳng lẽ tôi lại không hy vọng các học viên khác có thể vươn tay ra giúp đỡ hay sao?”
Thế là, bà Nhậm đã quyết định bước ra, gia nhập vào đoàn người hơn mười ngàn học viên Pháp Luân Công đi thỉnh nguyện. Sáng ngày 25 tháng 04, bà đi xe buýt số 52 đến Thiên An Môn và xuống xe, rồi đi bộ đến Văn phòng Khiếu nại của Quốc vụ viện ở đường Phủ Hữu. Lúc đó người rất đông, cảnh sát đang chỉ huy, bà Nhậm hơi thắc mắc, nghĩ “Lẽ nào Văn phòng Khiếu nại của Quốc Vụ viện nằm trong Trung Nam Hải sao?” Sau này bà mới biết, Văn phòng Khiếu nại căn bản không nằm trong Trung Nam Hải, là cảnh sát cố ý dẫn dắt mọi người tạo thành thế bao vây Trung Nam Hải, trở thành cái cớ cho ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công.
Quá trình thỉnh nguyện sau đó của bà Nhậm Quốc Hiền rất giống với ông Vương Bỉnh Tăng, họ đều đứng hai bên đường phố chờ đợi tin tức. “Từ đầu đến cuối, không có bất kỳ người nào hô khẩu hiệu, giương biểu ngữ, không có bất kỳ người nào diễn thuyết hay phát truyền đơn, không một ai lớn tiếng ồn ào, càng không có bất kỳ hành vi quá khích nào. Có một số học viên cầm túi rác thỉnh thoảng thu gom rác từ trong tay các học viên khác. Trên đường phố, xe buýt vẫn lưu thông bình thường…”
Khoảng 9 giờ tối, bà Nhậm ra ngoài gọi điện thoại ở một quầy bán hàng nhỏ. Khi quay lại, bà thấy mọi người đang rời đi. Hỏi ra mới biết, hơn 40 học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã được thả. “Tôi thấy các học viên rời đi rất có trật tự, tốc độ nhanh chóng, rất yên tĩnh. Hiện trường nơi mọi người đứng rất sạch sẽ, đây là điều mà tôi chưa từng chứng kiến trong đời, khiến tôi đặc biệt kinh ngạc, cảm thấy thật khó tin. Có nhiều người đến như vậy lại có thể đã giải tán chỉ trong chốc lát ư? Ngay cả những đầu mẩu thuốc lá do cảnh sát vứt trên mặt đất cũng được nhặt hết, mặt đất sạch sẽ, không còn một mẩu giấy vụn nào”.
Ngày hôm nay, khi đứng trước đoàn diễn hành và hồi tưởng lại cuộc thỉnh nguyện ôn hòa năm xưa, bà Nhậm Quốc Hiền cảm thấy bùi ngùi xúc động.
“Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 là hoạt động thỉnh nguyện ôn hòa nhất, lý trí nhất và có số lượng người dân tham gia đông nhất trong 50 năm kể từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền. Tinh thần và phong thái của họ chính là sự thể hiện chân thực nguyên lý ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ trong tu luyện Pháp Luân Công”. Bà Nhậm Quốc Hiền nói: “Chúng tôi dùng lòng từ bi, đại thiện đại nhẫn đạt được trong tu luyện Đại Pháp để giải thể tà ác của ĐCSTQ, khiến âm mưu quỷ kế gài bẫy nhằm tạo cớ đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ không thực hiện được. ĐCSTQ không tìm được khe hở nào để lợi dụng, cũng không thể giương súng bóp cò”.
Sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 04 đã đưa cái tên “Pháp Luân Công” và các học viên Pháp Luân Công lên vũ đài thế giới, nhờ đó nhiều người phương Tây biết đến Pháp Luân Công. Anh Liam O’Neill, một sinh viên đại học người Mỹ lúc bấy giờ, chính là một trong số đó. Sau đó không lâu, anh đã chính thức bắt đầu tu luyện Đại Pháp.
Anh Liam O’Neill, học viên Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ. Anh biết đến Pháp Luân Công nhờ sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa vào ngày 25 tháng 04 năm 1999. Không lâu sau đó, anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: Thi Bình/The Epoch Times)
“Khoảnh khắc đó, tôi bị cuốn hút sâu sắc, tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn về Pháp Luân Công”, anh Liam O’Neill nói. “Sau đó, vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, cuộc đàn áp bắt đầu. Tôi nghĩ, nếu một tổ chức tà ác như ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, thì Pháp Luân Công chính là điều tôi đang tìm kiếm”.
Việc tu luyện Pháp Luân Công đã giúp anh vượt qua áp lực, trầm cảm và lo âu trong cuộc sống, trở thành phương hướng cho cuộc đời anh.
Anh O’Neill chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên trong đời, cuộc sống của tôi thực sự đã thay đổi, trở nên tốt đẹp hơn”. Trên thực tế, từ 26 năm trước cho đến nay, thông điệp mà Pháp Luân Công truyền tải chưa bao giờ thay đổi: “Hãy để chúng tôi tự do thực hành pháp môn tu luyện đề cao sinh mệnh dựa trên nguyên lý ‘Chân, Thiện, Nhẫn’. Hãy chấm dứt cuộc đàn áp – đó là thông điệp của chúng tôi, và chúng tôi chưa bao giờ thay đổi”.
Khán giả Trung Quốc: Những gì học viên Pháp Luân Công nói đều là sự thật, tôi tự hào về họ
Ông Ngụy Lập Bân, nhà hoạt động dân chủ, bày tỏ trước cuộc diễn hành rằng, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 04 năm 1999 có ý nghĩa to lớn.
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, nhà hoạt động dân chủ Ngụy Lập Bân tại New York tham gia diễn hành kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25/04 để bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công. (Ảnh: Thi Bình/The Epoch Times)
Ông Ngụy chia sẻ: “Bởi vì người Trung Quốc bị tẩy não rất nặng, họ hoàn toàn không biết sự thật về Pháp Luân Công, nên việc giúp họ hiểu rõ sự thật là vô cùng quan trọng”. Ông nói: “Tôi rất đồng cảm với các học viên Pháp Luân Công bị bức hại, vì vậy tôi vô cùng căm ghét ĐCSTQ… Ý nghĩa của sự kiện 25 tháng 04 chính là khiến cả thế giới cùng đứng lên, nói lên tiếng nói cho những nạn nhân như chúng tôi, cho Pháp Luân Công”.
Bà Trần, một người phụ nữ gốc Hoa bày tỏ rằng, bà hoàn toàn tán thành nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” mà Pháp Luân Công đã giảng.
Bà Trần, một người gốc Hoa tại New York, đã vô cùng xúc động khi lần đầu tiên xem học viên Pháp Luân Công diễn hành. (Ảnh: Thi Bình/The Epoch Times)
Bà Trần nói: “Họ nói một câu rất hay: Chỉ khi đạo đức được đề cao thì mới có cứu rỗi. Tôi rất tâm đắc câu nói này”. Bà Trần cảm thán: “Cuộc diễn hành rất tráng lệ, tôi rất tự hào”.
Ông Bì, một du khách đến từ Hợp Phì (Trung Quốc), lần đầu tiên chứng kiến cuộc diễn hành quy mô lớn đến vậy của học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại. Ông rất phấn khởi khi chứng kiến sự tự do ở Hoa Kỳ. Bà Uông, một doanh nhân đến từ Cáp Nhĩ Tân, luôn mỉm cười khi xem cuộc diễn hành, bà nói rằng: “Rất tráng lệ, xem mà cảm thấy rất xúc động”. Một khán giả khác là ông Trần, ông vừa xem cuộc diễn hành vừa dùng ngón tay chỉ vào ngực mình và nói rằng: “Các học viên Pháp Luân Công rất tận tâm, họ đều rất thiện lương. Những người có đạo đức đều là người tốt”.
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, anh Tiểu Lâm (ngoài cùng bên trái) đến từ Phúc Kiến, Trung Quốc, chia sẻ rằng anh đã tự mình trải nghiệm và thấy rằng “những gì học viên Pháp Luân Công nói đều là sự thật”. (Ảnh: Thi Bình/The Epoch Times)
Anh Tiểu Lâm, một thanh niên người Phúc Kiến, Trung Quốc, đến để thực hiện “tam thoái”. Qua trải nghiệm thực tế, anh nhận ra rằng “những gì học viên Pháp Luân Công nói đều là sự thật”, và thậm chí anh còn muốn học Pháp Luân Công. Anh nói: “Bây giờ tôi thực sự cảm thấy sức khỏe của mình đang tốt lên”. Anh nói thêm: “Tôi nghĩ điều quan trọng là bạn phải thực sự tin tưởng từ nội tâm, điều đó tốt cho cả cơ thể và tâm hồn của bạn”.
Nhiều người trẻ từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ mới biết đến sự thật về Pháp Luân Công. Họ trực tiếp tham gia đoàn diễn hành, giương cao biểu ngữ “Chúng tôi kiên quyết ủng hộ Pháp Luân Công”.
Một người họ Triệu nói: “Tôi cảm thấy các học viên Pháp Luân Công đều rất thiện lương và dễ mến”. Anh Triệu nói thêm: “Hôm nay tôi đến đây để ủng hộ Pháp Luân Công và phản đối ĐCSTQ”.
Khán giả Tây phương: Chúng tôi ủng hộ “Chân, Thiện, Nhẫn”, các bạn là anh hùng của tôi
Một phụ nữ Tây phương đứng bên đường phố Main street, vừa ghi hình đoàn diễn hành vừa lau nước mắt.
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, một khán giả phương Tây ở Flushing đã rất xúc động khi chứng kiến cuộc diễn hành kỷ niệm sự kiện 25 tháng 04 của các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Thi Bình/The Epoch Times)
Bà Ibettea Ponte, quản lý văn phòng bác sỹ nhi khoa ở quận Queens cho biết: “Tôi quá xúc động, thậm chí không thể diễn đạt thành lời”. Bà tình cờ gặp cuộc diễn hành khi đang trên đường đi khám sức khỏe. Tinh thần kiên định với đức tin và sự thật của các học viên Pháp Luân Công đã khiến bà cảm động sâu sắc. Bà nói: “Họ đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ chỉ vì thực hành đức tin của mình, điều đó thật kinh khủng. Họ đã khiến tôi cảm động sâu sắc”.
Bà Ponte cho rằng, hành động của các học viên Pháp Luân Công đã “khiến chúng ta đoàn kết lại với nhau”, bởi vì con người trên thế giới đều giống nhau. “Tôi rất vui mừng vì những gì họ làm, để thế giới biết được những gì đang xảy ra”, bà nói. “Tôi vô cùng biết ơn, tôi không thể ngừng khóc. Tôi cảm thấy vừa xúc động vừa vui mừng”.
Bà muốn nói với các học viên Pháp Luân Công rằng: “Tất cả các bạn là anh hùng của tôi. Tôi rất cảm ơn các bạn, vì các bạn đã cho thấy tất cả, khiến chúng tôi cảm thấy hổ thẹn. Nhưng các bạn thật tuyệt vời! Các bạn đã vượt qua chính mình! Chúng ta có quyền tự do bày tỏ tiếng nói và lựa chọn đức tin tôn giáo của mình. Các bạn không hề che giấu, và điều này đã khiến tôi cảm động sâu sắc. Vì vậy, tôi ủng hộ các bạn, tôi vô cùng biết ơn các bạn!”
Ông Samuel Ortiz, Chủ tịch Hiệp hội Lãnh đạo Puerto Rico ở quận Queens, sau khi nhìn thấy “Chân, Thiện, Nhẫn” trên biểu ngữ của đoàn diễn hành Pháp Luân Công, đã bày tỏ rằng: “Thiện là điều then chốt của mọi sự vật”, và “sự thấu hiểu, tình yêu thương cùng với sự tôn trọng dành cho mỗi người” là rất quan trọng.
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, ông Samuel Ortiz, Chủ tịch Hiệp hội Lãnh đạo Puerto Rico ở quận Queens, đến ủng hộ cuộc diễn hành kỷ niệm 26 năm sự kiện 25 tháng 04 của các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Thi Bình/The Epoch Times)
Ông nói: “Tôi đã nghe về những chuyện tàn ác đáng sợ (liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công), nó khiến cho người ta khiếp sợ”. Ông Ortiz nói tiếp: “Chúng ta nên liên kết mọi lực lượng để đưa những kẻ đàn áp ra trước công lý… Mục tiêu của chúng ta là đoàn kết mọi người lại với nhau, tìm ra những việc chúng ta phải cùng nhau thực hiện để nâng cao (nhận thức của) nhân loại… mang lại điều tốt đẹp cho thế giới. Đó là lý do tôi có mặt tại đây hôm nay”.
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, ông Alexander Caruso, ứng viên nghị sĩ khu vực Whitestone, quận Queens, đến xem cuộc diễn hành kỷ niệm 26 năm sự kiện 25 tháng 04 của các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Thi Bình/The Epoch Times)
Ông Alexander Caruso, ứng cử viên Hội đồng thành phố Whitestone, quận Queens, cũng đứng trước đoàn diễn hành để ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. Ông Caruso cho biết: “Việc ĐCSTQ đàn áp người dân là điều tồi tệ đáng lên án”. Ông cho biết ông tán thành nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”: “Tôi sẵn lòng dạy những nguyên lý này cho học sinh mỗi ngày”.
Ngày 19 tháng 04 năm 2025, bà Martha Flores-Vazquez, lãnh đạo Đảng Dân Chủ khu vực bầu cử 40, quận Queens, đến xem cuộc diễn hành kỷ niệm 26 năm sự kiện 25 tháng 04 của các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Thi Bình/The Epoch Times)
Bà Martha Flores-Vazquez, lãnh đạo Đảng Dân Chủ khu vực bầu cử 40, quận Queens, liên tục ghi hình đoàn Thiên Quốc Nhạc Đoàn. Bà chia sẻ với phóng viên rằng, đây là lần đầu tiên bà không khóc khi xem cuộc diễn hành của học viên Pháp Luân Công.
Bà Flores-Vazquez nói: “Bởi vì ánh nắng đang chiếu rọi chúng ta, bởi vì chúng ta vẫn kiên cường đứng vững!”. Bà cho rằng việc kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25 tháng 04 có ý nghĩa to lớn: “Ý nghĩa của sự kiện này nằm ở chỗ, ĐCSTQ không thể ngăn cản bất kỳ ai. Chúng ta thay mặt cho những người không còn ở bên chúng ta hôm nay để nói rằng: Cuộc đàn áp phải chấm dứt! Chúng ta tuyệt đối không thể khoan nhượng đối với điều này!”
(Theo The Epoch Times)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/296404
Ngày đăng: 23-04-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.