Sắc tâm có bao nhiêu tầng?
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục
[ChanhKien.org]
Sắc tâm chỉ tồn tại trong tam giới, xuất ra khỏi tam giới thì không còn sắc tâm nữa. Thân thể của đệ tử Đại Pháp có vô số tầng, bộ phận các sinh mệnh nội trong tam giới đều tồn tại vấn đề cần tống khứ sắc tâm, mà bộ phận này cũng có vô số tầng thứ đếm không hết. Vì vậy, cho đến trước khi tu luyện viên mãn, đều cần không ngừng tống khứ sắc tâm, đều cần phải vượt quan không biết bao nhiêu lần mà kể, vì vậy đừng cho rằng bản thân đã vượt qua tâm sắc [dục] một lần, mấy lần, hay mấy chục lần thì chính là đã vượt quan, nếu thế thì đã nhầm rồi.
Bắt đầu bước vào tu luyện, mỗi từng đệ tử Đại Pháp đều phải qua quan sắc, nhưng quan sắc này chỉ là sắc tại tầng thấp nhất của người thường, vứt bỏ sắc này của người thường lại là một bước then chốt để hướng tới người tu luyện, nếu không thì không thể bước vào giới tu luyện. Người thường cũng có tồn tại vấn đề sắc dục cần vứt bỏ, nhưng họ vẫn chưa thăng hoa đến cảnh giới của người tu luyện, họ làm thế nào để vứt bỏ sắc tâm này đi? Ví dụ như Nho gia, họ phát huy “mặt chính diện” của sắc tâm, và ức chế “mặt phụ diện” của nó. Bởi vì mặc dù nó là những thứ dơ bẩn của tầng thấp, nhưng những thứ dơ bẩn trong tầng thấp này, lý tương sinh tương khắc cũng đã an bài “mặt chính diện và phụ diện của những thứ dơ bẩn đó”, sinh mệnh nằm trong tầng thứ dơ bẩn sẽ không cảm thấy dơ bẩn, cũng giống như ruồi nhặng sống trong hố phân, chúng sẽ cho rằng cái hố phân này thật thoải mái, thật hạnh phúc khi sống trong đó.
Nho gia dùng Lễ, Nghĩa để ức chế tâm sắc, khiến nó phù hợp với luân lý đạo đức của nhân gian, cho nên thực tế họ cũng chưa vứt bỏ tâm sắc, chỉ là ức chế một bộ phận của tâm sắc, việc giáo dục con người vứt bỏ tâm sắc trong người thường, chúng ta thường thấy còn có: Trong sử sách có ghi chép lại “Quân vương mà hoang dâm vô đạo thì hại nước hại dân”, “hồng nhan họa thủy”, đa số những điều này là đứng ở góc độ của nam nhân, nhưng những giáo huấn này cũng phù hợp với nữ nhân, nữ nhân cũng là ví dụ khiến nam nhân bị “hồng nhan họa thủy”.
Sau khi bước vào cánh cửa của tu luyện mới có thể vứt bỏ tâm sắc của người thường, mỗi tầng thứ tu luyện nội trong tam giới đều cần phải vứt bỏ tâm sắc này, cho nên chúng ta sẽ gặp phải vấn đề nhiều lần không ngừng vứt bỏ tâm sắc, nhưng loại vứt bỏ tâm sắc này khác với của tầng thấp, thậm chí là khác hẳn. Ví dụ như việc hòa thượng loại bỏ tâm sắc, họ xem mỹ nữ như là “bụi bẩn, đầu lâu”, loại nhận thức này thuộc về tam giới tầng thấp, hoặc tầng trung, và dùng những khái niệm như là “chán ghét, dơ bẩn, bẩn thỉu” … để ức chế tâm sắc. Cũng chính là dùng một chủng quan niệm để ức chế quan niệm về sắc. Đương nhiên tâm sắc là bẩn thỉu, nhận thức của hòa thượng phù hợp với một tầng thứ nhất định nào đó trong tam giới, không thể tính là sai, nhưng sai ở chỗ là dùng một loại quan niệm để che đậy một quan niệm khác.
Lên cao hơn, thì sắc đối với sinh mệnh tầng thấp mà nói thì sẽ không còn nữa. Ví dụ như trong “Phong Thần diễn nghĩa” có một trận đồ đáng sợ nhất, chính là “Cửu Khúc Hoàng Hà Trận”. Trận đồ này là do ba vị nương nương ở thượng tầng của tam giới là “Vân Tiêu, Bích Tiêu và Quỳnh Tiêu” bày ra, toàn bộ 12 đại đồ đệ của Nguyên Thủy Thiên Tôn đều rơi vào trận này. Họ bị Hỗn Nguyên Kim Đấu của Vân Tiêu nương nương phế bỏ hết tất cả năng lực, đả nhập vào trong người thường. Ở một tầng thứ nhất định thì đây chính là “sắc trận”: Trước mặt “Vân Tiêu nương nương, Bích Tiêu nương nương và Quỳnh Tiêu nương nương” xinh đẹp nhất, thuần khiết và thánh thiện nhất trong tam giới, không ai trong số 12 đại đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn có thể vượt qua được quan sắc này, Hỗn Nguyên Kim Đấu chính là thể hiện thực tế của sắc. Nhưng sắc quan này, người tu luyện ở tầng thấp không nhìn thấy được, bởi vì nó chỉ biểu hiện ở trong tâm – “thứ tâm sắc lờ mờ lúc có lúc không”, và cũng không thể hiện thành hành vi thực tế. Sự mê hoặc của Vân Tiêu nương nương là rất lớn — Vân Tiêu nương nương không chỉ thánh khiết, xinh đẹp, mà tâm thái còn bình hòa, thị phi rõ ràng, nàng không muốn Bích Tiêu, Quỳnh Tiêu, hai vị nương nương này vì báo thù cho huynh trưởng mà làm trái với Thiên lý, nàng là bị kéo vào kiếp số một cách bị động. Nếu nói nàng ấy oan, thì có chút oan, nói nàng ấy không oan là bởi vì nàng ấy nhu nhược, tâm tính không kiên định, không giữ vững nổi chính kiến của bản thân. Biểu hiện này của nàng ấy, e rằng trong các đệ tử Đại Pháp chúng ta cũng có.
Mà cho dù tam Tiêu nương nương (Vân Tiêu, Bích Tiêu, Quỳnh Tiêu) lâm vào kiếp số diệt vong, nhưng từ đầu tới cuối họ đều cho rằng “Võ vương diệt Trụ” là thuận theo trời, điều này là đúng. Họ chỉ là có thù oán với những người tu luyện đã tiêu diệt Triệu Công Minh, coi đó là mục đích bày ra “Cửu Khúc Hoàng Hà Trận”, trong suy nghĩ của Vân Tiêu nương nương cũng là vì muốn khảo nghiệm đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn (không nêu cụ thể trong sách gốc), với lại chưa có làm hại nhục thể người tu luyện, điều này cũng khiến người tu luyện rơi vào trong mê hoặc — “Trên miệng và trong suy nghĩ đều không muốn làm trái Thiên ý, nhưng hành vi lại làm trái với ý trời”, điều này có thể so sánh với cựu thế lực đang đối kháng với đệ tử Đại Pháp hôm nay.
Tùy theo việc tu luyện đề cao tầng thứ, biểu hiện của tâm sắc đối ứng với tầng thứ trong tam giới càng ngày càng khó phát giác, nếu người tu luyện lấy nhận thức ở tầng thấp mà nhìn, thì sẽ không nhìn thấy nó, vậy không nhìn thấy (chính là không nhận thức ra được), thì sẽ khó vứt bỏ tâm sắc. Điều này chính là nói, nếu như trong tâm tính của bạn không nhận thức được “tâm sắc có tồn tại tại các tầng thứ khác nhau”, thì sẽ khó mà vứt bỏ tâm sắc, thậm chí cho rằng bản thân sớm đã vứt bỏ tâm sắc, tâm sắc sớm đã không còn nữa. Chính là giống như 12 đại đồ đệ của Nguyên Thủy Thiên Tôn được đề cập ở trên, có thể họ cũng đã nghĩ rằng bản thân sớm đã vứt bỏ tâm sắc, sớm đã vượt qua quan này.
Đúng vậy, xác thực là họ đã vượt qua quan sắc này, thậm chí đã vượt qua rất nhiều lần quan sắc, cũng giống như đệ tử Đại Pháp chúng ta đã có người vượt qua rất nhiều quan sắc, nhưng có thể lại chưa nghĩ đến “có vô số tầng thứ của sắc trong tam giới”.
Ghi chú: Bài viết này có trích dẫn cổ văn hỗ trợ để nói rõ “tâm sắc có vô số tầng thứ”, cũng là vì tu luyện Chính Pháp, nếu có chỗ nào bất kính với Thần Phật và người tu luyện trong lịch sử mong được lượng thứ. Ngoài ra, tu luyện cần làm được “bất nhị pháp môn”, cần lấy Pháp làm thầy, chứ không phải là lấy lời của người tu luyện, và Phật Đạo Thần trong sách cổ làm thầy, đây là vấn đề rất nghiêm túc. Người tu luyện Đại Pháp chúng ta cũng cần thời thời khắc khắc không được giải đãi việc vứt bỏ tâm sắc, bất kể là tu luyện mười năm, trăm năm, hay nghìn năm cũng cần quyết tâm vứt bỏ tâm sắc.
Ngày đăng: 04-12-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.