Tùy bút: Tâm đòi hỏi



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[ChanhKien.org]

Gần đây, tôi thể hội sâu sắc được sự nghiêm trọng của tâm “đòi hỏi”, biểu hiện ở rất nhiều phương diện.

Khi tôi làm việc nhà hay làm bất cứ việc gì cũng đều ẩn chứa sâu xa sau đó một loại tâm đòi hỏi, mong muốn có được sự công nhận, sự tán dương, sự quan tâm và có được tình cảm của người nhà. Khi không đạt được điều đó thì cảm thấy bản thân dường như việc gì cũng không làm được tốt, cơ điểm vẫn là đòi hỏi, tìm cầu, mà không phải là buông bỏ.

Khi cố gắng để ghi nhớ điều gì đó, rất nhiều lúc vẫn là nhằm mục đích để tương lai khi nói về chủ đề này với người khác, sẽ hiển thị rằng bản thân mình là người hiểu rộng biết nhiều, chứ không phải là người nông cạn, đó chính là cái tâm đòi hỏi mong muốn được người khác công nhận.

Trong lúc giao lưu chia sẻ cùng đồng tu, khi đối phương trả lời chậm hoặc không trả lời thì từ trong nội tâm bản thân tôi cảm thấy khó chịu, kỳ thực là do tâm đòi hỏi, truy cầu cầu sự quan tâm chú ý không đạt được như kỳ vọng mong muốn nên bị kích động. Thời gian gần đây tôi thể hội được rằng, trong khi giao lưu chia sẻ cùng đồng tu, tôi không nên đến để đòi hỏi điều gì đó, cũng không nên đòi hỏi sự quan tâm chú ý, thông cảm, được công nhận, hay động viên khích lệ từ đối phương, mà tôi nên đến với tâm thái để phó xuất, xem đồng tu có điều gì cần hỗ trợ, giúp đỡ hay không. Vậy mà bản thân tôi trong những năm qua làm gì cũng đều là trong hình thức đòi hỏi, khi giao lưu chia sẻ đều đặt bản thân mình làm trung tâm, rất vị tư, bây giờ cần phải quy chính lại hết thảy những điều này.

Đối với những người tôi cảm thấy không vừa mắt, suy nghĩ sâu xa hơn thì thấy rằng, kỳ thực nguyên nhân đều là do không tìm kiếm được sự gần gũi ấm áp, thân mật, cảm thông, thiện ý từ đối phương. Những người tôi không thích ấy có người tính cách mạnh mẽ thô bạo, có người nhân tâm rất nhiều, có người lại có cái tôi rất lớn. Mà những người tôi cảm thấy yêu thích đều là những người thiện lương, ôn hòa, bao dung, tại sao tôi lại thích họ bởi vì những người này đem lại cho tôi cảm giác ấm áp và quan tâm mà bản thân tôi đòi hỏi mong muốn.

Khi tôi gửi bài cho trang web Đại Pháp, tôi cũng chấp trước vào các bài được đăng, bài không được đăng thì cảm giác mất mát, thất vọng thậm chí muốn có ý kiến, thực ra là do tâm đòi hỏi, truy cầu danh lợi không đạt được sự thỏa mãn tạo thành. Trước đây bản thân tôi có nhận thức sai lầm rằng, chỉ khi bài viết được đăng thì công lao của mình mới được tính là khởi được tác dụng, đó là tâm lợi ích, lại còn nhận thức sai lầm rằng, bài viết được đăng có nghĩa là bản thân mình được công nhận, đó chính là tâm cầu danh. May mà gần đây tôi đã quy chính lại những nhận thức suy nghĩ của bản thân, về cơ bản đã tống khứ được những tâm này đi. Viết bài chính là viên dung và phối hợp với hạng mục thần thánh của website Đại Pháp, chứ không phải dùng website Đại Pháp để thỏa mãn nhân tâm của bản thân mình, cái tâm ấy dơ bẩn đến mức nào?

Bản thân tôi còn vô cùng chấp trước vào diện mạo bề ngoài có trẻ trung hay không, căn nguyên gốc rễ vẫn là một loại tâm truy cầu, dùng diện mạo bên ngoài để đòi hỏi, truy cầu sự đánh giá thừa nhận của người khác, đằng sau đó vẫn là tâm cầu danh và tâm giữ thể diện. Thậm chí ẩn sau trong đó là tâm đòi hỏi, tìm kiếm cảm tình của người khác giới, đó chẳng phải là sắc tâm dơ bẩn sao? Nếu không có tâm đòi hỏi, tìm cầu này thì biểu hiện về diện mạo bên ngoài dù như thế nào thì cũng đâu có quan hệ gì chứ?

Có những lúc vào thời gian lẽ ra phải luyện công tôi đột nhiên không muốn luyện, mà lại đi đọc một số bài viết giao lưu chia sẻ về việc tu luyện, hoặc những câu chuyện về văn hóa truyền thống v.v., có cảm giác những bài viết này đem lại sự ấm áp, gần gũi, làm cho bản thân tôi có cảm giác dễ chịu, kỳ thực vẫn là một cái tâm đòi hỏi, tìm cầu sự ấm áp chứ không muốn phó xuất gian khổ trong luyện công, tôi đã bị nghiệp tư tưởng can nhiễu rồi.

Hồi tưởng lại quá khứ, hết thảy năng lực, nhận thức, phó xuất, thành tích, khả năng ăn nói, viết lách, các mối quan hệ xã hội… của bản thân đều được tôi mang ra dùng để hòng đòi hỏi, tìm cầu cái gọi là “chỗ tốt” của danh lợi tình ở nơi con người thế gian. Tất cả đều trở thành công cụ để đòi hỏi, tìm cầu, thật sự rất đáng sợ.

Gần đây tôi đã bắt đầu vứt bỏ tâm đòi hỏi, bắt đầu từ việc tương tác với các thành viên trong gia đình. Khi chồng tôi thể hiện thái độ lạnh nhạt, tôi tự nói với bản thân rằng đó là hảo sự, cần vứt bỏ tâm đòi hỏi tình cảm yêu thương và sự ấm áp. Khi làm mọi việc đều không còn vì để đòi hỏi điều gì đó từ những người trong gia đình, mà là cố gắng hết sức làm bằng tâm thuần tịnh.

Tôi ngộ được rằng, chúng ta tu luyện là cần tu để trở thành Phật, Phật là từ bi, hoàn toàn vì người khác mà phó xuất, trong khi đó đòi hỏi chính là theo hướng ngược lại. Do vậy chúng ta cần học phó xuất, những niệm đầu, suy nghĩ trong nội tâm đều vì người khác mà phó xuất, chứ không phải đòi hỏi bất cứ thứ gì từ người khác. Theo lý giải cá nhân của tôi, tình là vì đòi hỏi, mà từ bi lại là phó xuất, tu luyện là cần chuyển biến hoàn toàn từ đòi hỏi thành phó xuất.

Đây là thể hội cá nhân của bản thân tôi, có chỗ nào chưa thỏa đáng, kính xin từ bi chỉ chính.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/292802



Ngày đăng: 07-11-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.