Một chút thể hội về việc chép Pháp



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Hà Bắc

[ChanhKien.org]

Từ trước tới nay, có rất nhiều đồng tu chép Pháp, đây cũng là một phương pháp học Pháp khác. Gần đây tôi cũng đang chép lại lượt hai cuốn Chuyển Pháp Luân. Lần chép thứ hai này có những điểm khác biệt rất lớn so với lần chép thứ nhất. Tôi có một vài thể hội, xin được viết ra chia sẻ, giao lưu cùng với các đồng tu.

1. Chép Pháp với tâm thành kính, tôn trọng

Nhiều năm trước đây, khi tôi chép Pháp lần thứ nhất, mặc dù cảm giác rất chăm chỉ, nhưng vẫn truy cầu về tốc độ, chữ viết cũng rất tùy tiện, dùng thói quen và sở thích viết chữ bình thường của bản thân để chép Pháp, vì vậy về tổng thể khi nhìn lại thấy rằng viết không đẹp, viết sai cũng tương đối nhiều. Bây giờ khi chép Pháp lần thứ hai, so với lần đầu càng thể hiện ra sự thành kính và tôn trọng hơn. Trước khi chép Pháp tôi đều rửa tay, không bôi kem dưỡng da tay, đợi cho nước trên tay khô hẳn rồi mới viết để tránh làm ướt giấy. Không được để giấy bị bẩn, cũng không được để nhăn, bắt buộc phải ngồi trước bàn với tư thế nghiêm chỉnh rồi mới được viết.

Khi viết chữ thì viết thật chậm rãi, từng nét từng chữ, hoàn toàn dựa theo chữ trên sách để viết, không nối nét cũng không viết tắt, gắng sức viết cho gần giống với bản in nhất. Có một số chữ khi viết không đẹp, tôi sẽ nhờ giáo viên dạy thư pháp của con hướng dẫn. Bây giờ nhìn lại, chữ viết lần thứ hai đã hoàn toàn khác so với chữ viết lần đầu của tôi!

Mỗi lần chép tôi đều ngộ ra rằng, Sư phụ đã dùng chữ Hán để giảng Pháp, dùng chữ Hán để chỉnh lý thành sách, chữ Hán thật là có phúc lành! Chữ mà chúng ta chép là Đại Pháp vũ trụ, mỗi chữ đều là một phần tổ hợp thành Đại Pháp vũ trụ, ngay cả những thiên bàng bộ thủ cũng là một phần của Đại Pháp vũ trụ! Sư phụ đã từng giảng:

“Quá khứ tôi từng bảo chư vị, tôi nói rằng mỗi chữ đều là tầng tầng trùng điệp chư Phật, Đạo, Thần” (Giảng Pháp tại các nơi IX – Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York [2009]).

Vì vậy khi chép Pháp, mỗi một chữ tôi đều cố gắng hết sức viết cho thật đẹp, thật ngay thẳng, kể cả các dấu câu, ký hiệu cũng đều không cho phép mình được xem nhẹ.

Khi tôi ngộ ra được Pháp lý này, chép Pháp lại lần nữa, tôi phát hiện ra chữ viết đã đẹp hơn nhiều so với trước đây!

2. Không được có tâm mong cầu tốc độ, cầu số lượng, truy cầu kết quả

Chép Pháp cũng là học Pháp, vì vậy không được có tư tưởng muốn làm nhanh, truy cầu số lượng, truy cầu tốc độ thì không phải là học Pháp nữa rồi, nó sẽ biến thành làm việc bình thường. Ham muốn thành công và tập trung vào kết quả đều là những biểu hiện của văn hóa đảng. Thần nhìn quá trình và dụng tâm khi chúng ta làm các việc, chứ không nhìn kết quả. Sư phụ đã từng giảng:

“Đều [chỉ] nghĩ đến làm cho nhanh, phải vậy không? Chỉ thấy cái lợi thiển cận. Tư tưởng ấy là văn hóa đảng do tà đảng nhồi nhét vào. Làm việc gì thì hãy làm nó cho tốt. Trong quá trình thực thi cái được nhìn là nhân tâm chư vị, chứ không nhìn bản thân sự thành công của chư vị” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016).

3. Khi chép Pháp tâm phải thuần tịnh

Có thể mọi người đều có trải nghiệm này, khi chép Pháp, chỉ cần tâm trí bị phân tâm thì rất dễ mắc lỗi, hoặc khi tâm không thanh tịnh, có những suy nghĩ không phù hợp với Pháp xuất hiện trong đầu, chắc chắn sẽ xảy ra lỗi. Trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có thể xuất hiện hiện tượng chép bị thiếu dòng. Như vậy yêu cầu chúng ta khi chép Pháp thì tâm nhất định phải thanh tịnh, khi xuất hiện niệm đầu không tốt thì phải kịp thời bài trừ ngay. Đây cũng là thể hiện của việc kính Sư kính Pháp.

Quá trình chép Pháp chính là quá trình học Pháp, cũng là quá trình tu tâm, xuất hiện sai sót thì nhất định phải tìm xem nguyên nhân ở bản thân, hướng nội tìm! Trong quá trình chép Pháp tôi cũng phát hiện rất nhiều tâm chấp trước của mình, ví dụ như tâm hiển thị, tâm truy cầu số lượng, tâm chê chậm, tâm truy cầu kết quả v.v…

Trên đây là một chút thể hội của bản thân, có điểm nào không phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/282407



Ngày đăng: 05-11-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.