“Lục Hối Minh” cảnh báo thế nhân: Nếu đánh mất Pháp duyên sẽ hối hận vĩnh viễn
Tác giả: Lâm Vũ
[ChanhKien.org]
Mọi người thường có thói quen là cái gì mất đi rồi mới thấy hối tiếc. Bài thơ “Lục Hối Minh” của thi nhân Khấu Chuẩn thời Tống mặc dù chỉ có sáu câu ngắn gọn nhưng là châm ngôn ứng xử sâu sắc.
Bài thơ như sau:
“Quan hành tư khúc, thất thì hối
Phú bất kiệm dụng, bần thì hối
Nghệ bất thiếu học, quá thì hối
Kiến sự bất học, dụng thì hối
Túy phát cuồng ngôn, tỉnh thì hối
An bất tương tức, bệnh thì hối”
“Quan hành tư khúc, thất thì hối. Phú bất kiệm dụng, bần thì hối. Nghệ bất thiếu học, quá thì hối”. Làm quan vì tình riêng mà làm việc phi pháp, khi bị bắt mới biết hối hận; khi có tiền thì tiêu xài xa xỉ, khi nghèo khổ không có tiền mới biết hối hận; lúc tuổi trẻ không học nghề, khi cần dùng đến thì hối hận. Kỳ thực đây là “căn bệnh” chung của con người, rất khó giải quyết.
“Kiến sự bất học, dụng thì hối. Túy phát cuồng ngôn, tỉnh thì hối. An bất tương tức, bệnh thì hối”. Gặp phải sự tình mà không học, lần sau gặp phải thì sẽ hối hận; say rượu rồi nói lời cuồng ngôn, tỉnh lại sẽ hối hận; lúc khỏe mạnh không chú ý giữ gìn, khi mắc bệnh sẽ hối hận.
Kỳ thực, không trân quý là một căn bệnh chung của mọi người. Mọi chuyện đều như vậy, lúc có không trân trọng, đợi đến khi mất rồi thì hối hận cũng đã muộn. Nhà thơ đã tổng kết ra sáu sự việc hối tiếc thường gặp, nhưng thực sự còn có rất nhiều điều hối tiếc khác.
Chúng ta hiện nay đang ở trong thời kỳ Chính Pháp. Sáng Thế Chủ đã đích thân đến để Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Đây là cơ duyên từ vạn cổ, một khi đánh mất, thì sẽ vĩnh viễn sống trong hối hận, rất nhiều sinh mệnh thậm chí ngay cả cơ hội hối hận cũng không có.
Trong Kinh văn “Thế nào là đệ tử Đại Pháp”, Sư phụ đã giảng cho chúng ta:
“Hy vọng mọi người trân quý chính mình, trân quý người khác, trân quý hoàn cảnh này của chư vị. Trân quý con đường mà chư vị đi, đó chính là trân quý bản thân chư vị”.
Đúng vậy, các đệ tử Đại Pháp là đại biểu của chúng sinh, không chỉ là vì bản thân mình, mà còn gánh vác trách nhiệm trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Nếu đệ tử Đại Pháp làm không tốt thì rất nhiều chúng sinh sẽ vì thế mà bị đào thải và hậu quả sẽ khó tưởng tượng được.
Làm tốt những gì bản thân nên làm và hoàn thành thệ ước của chính mình mới là trách nhiệm của các đệ tử Đại Pháp. Còn nói về con người thế gian, các đệ tử Đại Pháp đang nỗ lực dùng mọi cách để giảng chân tướng, tại sao vẫn chưa tỉnh ngộ ra?
Ngày đăng: 15-11-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.