Cảm ngộ: Không để người khác nói
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp hải ngoại
[ChanhKien.org]
Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles”:
“Tôi đều thấy được hết thảy những gì chư vị làm, thật là xuất sắc; tuy nhiên điều này — từ căn bản nhất, từ bản chất nhất — là minh chứng rằng một cá nhân có phải là người tu luyện hay không; nhất định phải vứt bỏ cái [tâm] không chịu để người khác nói. Chư vị [dẫu] phương diện nào làm cũng tốt, [còn] phương diện này không tốt, thì [chư vị] cũng không thể là người tu luyện được. Trong quá khứ người tu luyện vừa mới vào liền trước tiên phải làm về phương diện này, đó cũng là điều kiện chọn đệ tử”.
Tôi từ trước tới giờ vẫn luôn có vấn đề rất nghiêm trọng là “không để người khác nói”, vì vậy tôi thường che đậy những lỗi lầm, những việc làm đáng xấu hổ v.v. của bản thân mà có thể bị người khác nói, không muốn cung cấp đầu đề câu chuyện cho người khác đàm luận; nếu người khác nói tôi, bản thân tôi thường hay giải thích, phản bác, tranh cãi, dù thế nào cũng chính là chứng minh bản thân mình đúng, chứng minh bản thân có đạo lý, có nguyên do, không làm sai.
Gần đây tôi mới ý thức được đây là vấn đề nghiêm trọng, do vậy tôi liền bắt đầu đối diện với vấn đề này, tôi bắt đầu từ việc không che đậy bản thân và ít che đậy bản thân, bắt đầu từ việc không giải thích và ít tranh luận sau khi bị người khác nói.
Sau khi vừa mới bắt đầu, tôi càng ngày càng thể hội được rằng, tu luyện nhất định phải tu ở phương diện này, người tu luyện phải chấp nhận bị người khác nói, bị người khác làm cho ấm ức, bị người khác không thích, bị người khác kích động, đây vốn dĩ chính là một phần của tu luyện, là mắt xích mà Sư phụ an bài cho chúng ta tiêu nghiệp, đề cao và tăng công, là từng bậc thang trên con đường trở về Trời, gỡ bỏ những bậc thang này thì còn hồi Thiên thế nào đây?
Sư phụ giảng trong “Bài giảng thứ ba” của “Chuyển Pháp Luân”:
“Chúng tôi ví dụ thế này: lấy các chủng nghiệp lực trên đường đời từ nay về sau của chư vị mà tập trung lại, [từ đó lấy ra] tiêu trừ đi một phần, [ví như] tiêu trừ một nửa. Nửa còn lại chư vị cũng không qua nổi, [nó] cao hơn núi. Làm sao đây? Có thể khi chư vị đắc Đạo, trong tương lai sẽ có nhiều người được lợi ích; như thế, có rất nhiều người sẽ thay chư vị mà đảm nhận một phần. Tất nhiên đối với họ sẽ không đáng kể. Chư vị còn diễn luyện ra nhiều thể sinh mệnh; vả lại ngoài bản thân chủ nguyên thần, phó nguyên thần của chư vị ra còn có rất nhiều ‘chư vị’ [khác], đều thay thế chư vị mà đảm nhận một phần. Đến lúc chư vị qua kiếp nạn, thì phần còn lại không đáng mấy. Nói là ‘còn lại không đáng mấy’, nhưng nó còn rất lớn, chư vị vẫn không qua được; vậy làm thế nào đây? [Chỗ ấy] sẽ được phân thành vô số rất nhiều các phần, đặt tại các tầng tu luyện của chư vị; lợi dụng chúng để đề cao tâm tính của chư vị, chuyển hoá nghiệp lực của chư vị, tăng công của chư vị”.
Theo lý giải của cá nhân, nghiệp lực “vô số rất nhiều các phần” mà đoạn Pháp này nhắc đến, rất nhiều chính là thông qua mâu thuẫn giữa người với người mà được tiêu đi, đây là mắt xích không thể thiếu trong tu luyện, hơn nữa đó cũng là thể hiện sự từ bi của Sư phụ, khi chịu đựng khó nạn như thế kỳ thực chỉ cần đề cao tâm tính liền có thể vượt qua, đó không phải là bức hại và khó nạn lớn mà cựu thế lực áp đặt. Nếu để những nạn này đều thông qua chấp trước “không để người khác nói” mà được đẩy ra, bản thân liền không muốn chịu ủy khuất, chịu vu oan giá họa, vậy thì còn tiêu nghiệp thế nào đây?
Tôi còn phát hiện có đồng tu biểu hiện bề ngoài có vẻ khá tinh tấn nhưng tính cách lại mạnh mẽ, có đồng tu đã gặp phải ma nạn nghiệp bệnh, đương nhiên chúng ta không thừa nhận bức hại của cựu thế lực. Điều tôi muốn nói là, chúng ta phải chiểu theo Pháp của Sư tôn để quy chính bản thân, vấn đề “không để người khác nói” nhất định phải quy chính. Tôi phát hiện, một số đồng tu tính cách mạnh mẽ có rất nhiều đều “không để người khác nói”, người khác cho dù đưa ra ý kiến bất đồng cũng không vui, có người liền phẫn nộ, có người còn thể hiện ra bị xung kích mà tức giận, có người liền phát cáu hoặc tỏ ra nổi nóng.
Nếu nợ nghiệp mà bản thân đời đời kiếp kiếp tích lại đều thông qua từng mâu thuẫn khi bị người khác nói mà được tiêu đi từng cái một, thì hình thức hoàn trả nghiệp như vậy quả là an bài từ bi biết nhường nào?
Gần đây tôi đọc một số câu chuyện tu luyện của các tiểu đệ tử trên trang web Đại Pháp, rất cảm động, có tiểu đệ tử khi đối mặt với việc bị bạn cùng lớp bắt nạt, bị đánh, bị mắng vô cớ nhưng đều không động tâm, không chấp nhặt với đối phương, trong tâm còn nói “cảm ơn”, đây chẳng phải chính là “kỹ năng cơ bản” căn bản nhất của tu luyện hay sao? Điều này nhẽ ra phải làm được ngay từ khi bắt đầu tu luyện.
Một chút thể hội, nếu có chỗ nào không đúng, kính mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Ngày đăng: 09-11-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.