Bí quyết giúp tịnh tâm, điều tức



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Đối với thân và tâm của một người mà nói, tịnh tâm điều tức là rất quan trọng. Đặc biệt là đối với những người muốn tu Đạo thì càng cần phải làm được điều đó. Cho dù đó là một công việc, nhưng muốn làm tốt cũng cần có tâm thái ổn định. Người xưa trong rất nhiều ngành nghề đều chú trọng tịnh tâm, điều tức. Làm thế nào có thể đạt được tâm tĩnh như nước, hơi thở điều hòa, người xưa đã chỉ ra một phương pháp đơn giản.

Trong cuốn sách cổ “Tiểu Song U Ký” nói rằng: “Tâm cẩu vô sự, tắc tức tự điều, niệm cầu vô dục, tắc trung tự thủ”, đại ý là trong tâm một người nếu không có chuyện ưu phiền, thì hơi thở tự nhiên sẽ điều hòa; nếu tâm niệm không có dục vọng thì trong tâm tự nhiên có thể giữ được vững.

Mọi phiền phức của con người đều bắt nguồn từ niệm đầu và dục vọng của bản thân. Nếu không có cả hai thứ đó, người này có lẽ là người rất xuất sắc, cũng có thể nói là sắp thoát khỏi trạng thái của con người rồi.

Người Trung Quốc thường nói: “Một niệm xuống địa ngục, một niệm lên thiên đường”. Thiên đường và địa ngục đều do một niệm của con người mà sinh ra. Nhưng khi một người sắc dục đầy thân, niệm đầu tự nhiên sẽ không tốt, kết cục cũng sẽ không tốt.

Rất nhiều người đã tìm các phương pháp muốn để tâm tĩnh xuống và hơi thở ổn định. Tuy nhiên, thông thường đều là phí công vô ích. Chính là vì phương pháp không đúng.

Sư phụ Đại Pháp đã giảng cho chúng ta trong Bài giảng thứ 9 của “Chuyển Pháp Luân” rằng:

“Chư vị ở nơi xã hội người thường, ở trong mâu thuẫn giữa người với người, chỉ vì lợi ích cá nhân, thất tình lục dục cũng như các chủng chấp trước dục vọng, chư vị đấu tranh với người ta, những thứ ấy chư vị chưa vứt bỏ được, chưa có thể coi nhẹ chúng được, vậy mà chư vị muốn tĩnh lại ngay, nói sao dễ vậy?”

Đệ tử Đại Pháp đa số đều tu hành tại gia, vậy thì sẽ có một công việc. Trong công việc muốn bảo trì trạng thái tốt đẹp, kỳ thực vẫn phải từ nội tâm của bản thân mà tìm nguyên nhân. Đều cần phải buông bỏ chấp trước và dục vọng. Còn thế nhân không tu Đại Pháp, nếu muốn làm được thì cũng cần phải buông bỏ niệm tham lam và dục vọng đối với thế gian như vậy.

Lòng tham của con người là khởi đầu của mọi rắc rối. Buông bỏ lòng tham chính là hướng tới một khởi đầu tốt đẹp.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/292210



Ngày đăng: 16-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.