Bản nhạc “Thánh ân” của cuộc thi piano NTD quốc tế: Niềm hy vọng trong thời loạn thế



Tác giả: Lâm Nam

[ChanhKien.org]

Bà Cầm Viện – tác giả của bản nhạc “Thánh ân” được chỉ định cho Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 7 do NTDTV tổ chức. (Ảnh: York, The Epoch Times)

Những thí sinh từ khắp nơi trên thế giới tới tham dự Cuộc thi Piano Quốc tế của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) đang đối mặt với thử thách phải chơi thành thục bản nhạc được chỉ định của cuộc thi lần này trong một thời gian ngắn – bài “Thánh ân” (Holy Grace).

Kể từ năm 2006 đến nay, ban tổ chức đều công bố một bản nhạc chỉ định cho mỗi cuộc thi. Giai điệu chủ đề của bài “Thánh ân” năm nay được nhạc sỹ Cầm Viện của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun cải biên từ bản nhạc cổ của Ngài D.F – Giám đốc Nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, nhằm truyền tải ý cảnh và sức lôi cuốn ẩn giấu trong nền văn hóa chính thống 5000 năm của nhân loại. Bà Cầm Viện cho biết: “Hy vọng bản nhạc này có thể mang lại cho con người sự mỹ hảo và hy vọng trong thời loạn thế, nhắc nhở con người không được quên ân điển của Thần, mang lòng cảm ân đối với Thần”.

Từ ngày 14 đến ngày 19 tháng 10 năm nay, cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 7 do NTDTV tổ chức sẽ diễn ra tại Trung tâm Âm nhạc Kaufman. Trong vòng tám tuần, các thí sinh sẽ phải ghi nhớ bản nhạc và chơi thuần thục nó, sau đó thể hiện năng lực của mình tại cuộc thi.

Thơ, tranh và âm nhạc giao hòa, ý cảnh vươn xa

Bài “Thánh ân” thuộc thể loại thơ giao hưởng, kết hợp với âm nhạc phương Tây, thơ cổ Trung Quốc, nội hàm tranh sơn thủy thời Bắc Tống, chúng dung hợp thành một thể.

Thơ giao hưởng xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 19, thường có một chương, sử dụng âm nhạc phong phú để khơi gợi trí tưởng tượng của thính giả, làm cho người nghe có thể mường tượng ra bức tranh tương ứng khi nghe bản nhạc.

“Thánh ân” lấy giai điệu hàm ý của âm nhạc cổ đại Trung Quốc làm cơ sở, dùng đàn piano của phương Tây để biểu hiện nội hàm Thần tính, cũng tương đương với việc lấy những yếu tố hoàn mỹ của âm nhạc cổ điển Trung Quốc và phương Tây dung hợp lại.

Bà Cầm Viện cho biết: “Giai điệu âm nhạc Trung Quốc xuyên suốt cả bản nhạc, nó mang theo nét đẹp tuyến tính của âm nhạc phương Đông, đồng thời kết hợp hài hòa với âm điệu truyền thống của phương Tây. Toàn bộ bản nhạc mang đến cảm nhận về tầng thứ, thời gian, không gian, lực biểu hiện cũng rất phong phú”.

“‘Văn chương bổn thiên thành, diệu thủ ngẫu đắc chi’ (Tạm dịch: Văn chương là do trời thành tựu, xảo nghệ tự nhiên mà được). Khi sáng tác bản nhạc này, tôi đã thực sự thể hội được hàm nghĩa của câu nói ấy”.

Trong quá trình sáng tác bản nhạc này, bà đã có được một trải nghiệm thần kỳ, “Tôi ngắm thơ, ngắm tranh, nghĩ về ý cảnh mà mình muốn thể hiện, và rồi các nốt nhạc cứ thế tuôn ra một cách tự nhiên, như thể tôi chỉ là người ghi chép, chỉ đang ghi lại những nốt nhạc ấy. Cảm giác này tôi chưa từng có trước đây, nó rất rõ ràng”.

“Mặc dù tôi không thể nói bản nhạc này là hoàn mỹ, nhưng tôi đã cố gắng hết sức bày tỏ tất cả những gì tôi muốn biểu đạt. Trong quá trình ấy, tôi đã trải qua các loại khảo nghiệm, thậm chí có lần muốn bỏ cuộc, nhưng tôi vẫn kiên trì đến lúc cuối. Tôi ngộ ra một điều, vào lúc bạn bế tắc, Thần vẫn luôn bảo vệ và dẫn đường cho chúng ta, giống như ngọn hải đăng trên biển, giúp chúng ta nhìn thấy hy vọng trong thống khổ và đêm tối”.

Bà tin rằng bản nhạc này thể hiện ra được nội hàm ‘Tình yêu của Thần’, “Đó là một sự khoan dung, tha thứ, cho phép bạn phạm sai lầm – chính vì thiện ác cùng tồn tại trong nhân tính, nên khó tránh phạm sai lầm, sau khi một người nguyện ý muốn tu sửa bản thân, họ sẽ làm tốt trở lại”.

Thí sinh và thính giả nhận được lợi ích từ “Thánh ân”

Âm nhạc là bữa tiệc thịnh soạn cho tâm hồn, trong quá trình biểu diễn, người chơi đàn cũng tăng cường hơn nữa sự lĩnh hội và cảm ngộ với âm nhạc. Người nghe thì nhận được sự cộng hưởng về tình cảm, từ đó cảm thấy thoải mái và có động lực.

Bà Cầm Viện nói, như vậy “Thánh ân” là một tác phẩm giúp thí sinh và người nghe đều nhận được lợi ích, bà rất mong chờ được nghe các thí sinh biểu diễn bản nhạc này.

“Hy vọng được nghe các diễn giải khác nhau, các cách thức biểu diễn khác nhau, lắng nghe âm thanh từ trong tâm họ, làm thế nào để thể hiện ra sự mỹ hảo, làm thế nào thể hiện được sự mênh mông bát ngát, thể hiện được sự huy hoàng… Tôi thậm chí cảm thấy, sau mỗi lần biểu diễn, họ lại có lĩnh hội mới. Mỗi một lần luyện tập ấy, chẳng phải là một lần thuần tịnh bản thân hay sao?”

Bà khuyên các thí sinh nên mang tâm thái cảm ơn mà biểu diễn tác phẩm này, cảm thụ “tình yêu mà Thần dành cho con người”, “Tác phẩm không chỉ thể hiện ra một đời ngắn ngủi của con người, mà bối cảnh thời gian trải dài từ tiền sử tới vị lai, tạo cho thí sinh và thính giả không gian tưởng tượng rất rộng lớn”.

Bà nhắn nhủ rằng, bản nhạc có ‘sắc thái bình hòa’, ‘trạng thái lý tính’, ở trong sự bình hòa mà thể hiện sự thăng trầm trong tình cảm, thể hiện sự huy hoàng.

“Hy vọng các thí sinh trong thời gian luyện tập và biểu diễn có thể duy trì được trạng thái bình hòa và lý tính như thế, điều này có thể giúp họ xác định được chính xác hơn nữa nội hàm của âm nhạc”.

Bà Cầm Viện nói, đồng thời, bản nhạc cũng có ích cho người nghe, “Tôi hy vọng mọi người sau khi nghe bản nhạc này, có thể khơi gợi hy vọng và khao khát cái đẹp trong tâm hồn người nghe”.

“Trong thời thế hỗn loạn hiện nay, con người rất dễ bỏ cuộc hoặc trở nên tiêu cực. Các loại nhân tố đều đang khiến nhân loại trở nên bại hoại, khiến con người bị cuốn theo dòng. Tôi hy vọng bản nhạc này có thể khiến con người tích cực hướng về phía trước, chỉ cần các bạn vẫn còn hy vọng, thì sẽ không để bản thân sa ngã rớt xuống”.

Bà nói, “Từ bản nhạc này, tôi hy vọng mọi người có thể học được cách nhìn nhận tích cực với những khó khăn mà bản thân gặp phải. Khó khăn là do Thần an bài, mục đích khiến chúng ta kiên cường hơn nữa, có thể đạt được thăng hoa lớn hơn nữa – đây là một cách tư duy rất đúng hướng. Nếu như mỗi cá nhân đều nhìn nhận thế giới theo góc độ tích cực như vậy, thì chúng ta sẽ có thể đi đến một tương lai tốt đẹp”.

Nguồn: The Epoch Times

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292231



Ngày đăng: 04-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.