Phát hiện “tâm hiển thị”
Tác giả: Dương Phàm
[ChanhKien.org]
Bản thân tôi tự cho rằng mình là người khiêm nhường nên có lẽ không có tâm hiển thị. Tuy nhiên nghĩ một đằng nhưng kết quả ra một nẻo, vậy tôi đã phát hiện ra nó như thế nào?
Đồng tu người nhà của tôi bị bắt, một trong những nguyên nhân chính là thích nghe đồng tu hải ngoại lan truyền những tin đồn và còn đi nói với người khác một cách thích thú. Trong sách Sư phụ đã giảng như thế này:
“Có người nói: Tôi đã nghe thấy Sư phụ Lý Hồng Chí nói điều nào đó, mọi người liền tụm lại nghe, người ấy ở đó giảng nói, dùng lý giải của bản thân để thêm thắt lưu truyền những tin đồn. Mục đích làm gì vậy? Cũng là để hiển thị bản thân. Còn có người lưu truyền những tin đồn như vậy, người nọ truyền người kia, ở đó giảng nói mà lấy làm thích thú lắm, như thể là họ linh thông những tin đồn ấy lắm. [Như thể là] chúng ta có rất nhiều học viên không hiểu rõ như họ, người khác không biết nhiều như họ; họ đã thành ‘tự nhiên’ rồi, có thể không tự nhận ra được nữa. Trong tiềm ý thức, họ đã có tâm lý hiển thị ấy; nếu không thì truyền những tin đồn kia để làm gì? Còn có người truyền rằng Sư phụ đến một lúc nào đó sẽ ‘hồi sơn’. Tôi không phải từ núi đến, hỏi tôi hồi về núi nào đây? Còn có người nói rằng Sư phụ vào ngày hôm ấy đã giảng những điều gì đó cho ai, rằng tôi đối xử đặc biệt với ai như thế nào đó. Truyền những thứ ấy hỏi có gì tốt? Chẳng có điểm gì tốt ở đó cả; mà trái lại chúng tôi thấy được một loại tâm chấp trước, một loại tâm lý hiển thị”. (Chuyển Pháp Luân)
Việc lưu truyền những tin đồn là do tâm hiển thị gây ra, vậy thì không phải ngẫu nhiên mà tôi nhìn thấy sự việc này, chắc chắn cũng có những thứ tôi cần tu bỏ. Tôi tìm xem bản thân có tâm hiển thị không nhưng không tìm thấy. Không tìm thấy cũng không đồng dạng là không có, vì vậy tôi quyết định học thuộc đoạn Pháp này. Trong quá trình học thuộc, luôn có một câu không thể thuộc được. Tôi cảm thấy rất kỳ lạ và cẩn thận xem xem là câu nào, “Như thể là chúng ta có rất nhiều học viên không hiểu rõ như họ, người khác không biết nhiều như họ; họ đã thành ‘tự nhiên’ rồi, có thể không tự nhận ra được nữa” (Chuyển Pháp Luân). Trong đó có câu này “họ đã thành ‘tự nhiên’ rồi”, thảo nào tôi không tìm ra nó. Tôi minh bạch rằng bản thân có tâm hiển thị, bởi vì nó đã trở thành “tự nhiên” rồi cho nên tìm không thấy. Trên Pháp lý tôi đã hiểu rồi, nhưng tâm hiển thị của bản thân biểu hiện ở chỗ nào thì tôi vẫn chưa biết. Nhưng tôi đã chú ý hơn đến ngôn hành của bản thân để xem có tâm hiển thị không.
Sư phụ nhìn thấy tôi có nguyện vọng muốn tu bỏ cái tâm này nên đã từ bi điểm hóa cho tôi thông qua một sự việc. Sự việc như thế này, một hôm con gái tôi mua một chiếc áo, về nhà cháu mặc cho tôi xem, đó là một chiếc áo khoác kaki với kiểu dáng khá phổ biến, tôi nói trông cũng được. Con gái lại hiểu ý của tôi rằng chiếc áo không đẹp, liền giải thích rằng chiếc áo này rất tiện dụng, có thể kết hợp với tất cả trang phục mà cháu đã mua. Tôi tiếp lời rằng khi mua áo quần mẹ thường chọn những loại có kiểu cách độc đáo, khác với đại chúng.
Đang nói đang nói, tôi liền dừng lại hỏi con gái đây có phải là tâm hiển thị không, luôn muốn mua áo quần không giống với người khác để thể hiện rằng mẹ khác biệt với những người khác. Con gái tôi nói: “Đúng vậy”. Tôi nói tiếp: “Vì để mua áo khác biệt với mọi người, mẹ lại cần tốn thời gian đi mua quần và giày v.v. để phối phù hợp với chiếc áo, vì vậy càng mất nhiều thời gian hơn cho tâm hiển thị của mình”. Tôi năm nay đã hơn 50 tuổi, tu luyện cũng đã hơn 30 năm, nhưng trong nhiều năm khi mua quần áo tôi đều có loại tâm lý này, tôi không ngờ đó là biểu hiện của tâm hiển thị vào vẻ bề ngoài, bản thân còn cảm thấy mình rất tuyệt vời nữa. Nếu không có sự việc của đồng tu người nhà thì tôi cũng không chú ý tìm ra tâm chấp trước này.
Vậy căn nguyên của tâm hiển thị nằm ở đâu? Sau khi phản tỉnh thì tôi mới phát hiện là do quan niệm của bản thân, tôi đã hình thành quan niệm rằng mua quần áo cần phải “khác biệt với mọi người”. Vậy chủng quan niệm này được hình thành như thế nào?
Tôi nghĩ lại trước đây khi con gái 10 tuổi đã biết yêu cái đẹp, tôi cũng như vậy, bởi vì thân hình tôi hơi thấp nên rất khó mua được quần áo phù hợp ở địa phương, tất cả quần áo của tôi đều được may ở cửa hàng quần áo. Khi đó tôi rất có hứng thú đối với thời trang, tôi đã mua rất nhiều tạp chí thời trang và đặt mua tạp chí “Phục sức Thượng Hải” trong nhiều năm rồi, sau đó tự may áo quần, váy vóc, v.v. dựa trên hướng dẫn trong sách và tạp chí. Bởi vì tôi xem nhiều những thứ này nên đối với những trang phục bình thường tôi không có chút hứng thú nào. Trong sách đều là những trang phục có thiết kế độc đáo, vì vậy tôi đã tìm đến chủ của những cửa hàng may đo hàng thời trang và yêu cầu may quần áo theo ảnh mẫu (thời điểm đó có rất nhiều tiệm quần áo may đo tư nhân).
Chính từ lúc đó tôi đã hình thành nên quan niệm. Khi tôi mặc những trang phục như vậy, người khác nhìn thấy không tránh khỏi nói ra những lời khen ngợi ví như: “Bộ trang phục này thật đẹp, đi trên đường đảm bảo sẽ có nhiều người quay lại nhìn”. Kỳ thực đây cũng là tâm hiển thị đang tác quái, cảm thấy bộ trang phục này có đẹp hay không, đây chẳng phải là sắc tâm đang khởi tác dụng sao? Thích hay không thích, cao hứng hay không đều là đã động đến “tình”, điều này so với tiêu chuẩn “nhìn như không thấy, nghe như không nghe” của người tu luyện cần làm được thì kém xa ngàn dặm. Sau này khi mua quần áo tôi đã chuyển biến quan niệm của mình, lựa chọn những mẫu phổ biến, tu khứ tâm hiển thị.
Cảm tạ Sư phụ đã cấp cho tôi cơ hội lần này, giúp tôi tìm thấy rất nhiều nhân tâm của bản thân và tu bỏ nó.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/289465
Ngày đăng: 02-06-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.