Luân hồi ký sự: Văn Thành công chúa (2)



Tác giả: Tử Vi

[ChanhKien.org]

Việc Tùng Tán Cán Bố kết thông gia với nhà Đường có ý nghĩa rất to lớn về mặt chính trị. Ông muốn thông qua việc kết thông gia với nước lớn để thay đổi và làm suy yếu lực lượng của Bôn giáo – vốn đang kiểm soát thao túng chính trị. Việc công chúa Văn Thành vào Tây Tạng thực sự đã mở đường cho việc truyền bá Phật giáo ở nơi đây. Công chúa Văn Thành đã mang hai báu vật Phật giáo đến Thổ Phồn: một là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, còn lại là 360 bộ kinh Phật. Công chúa Văn Thành đã mang theo pho tượng đến Tây Tạng và trải qua rất nhiều gian khổ để truyền bá văn hoá Phật giáo trên suốt quãng đường đi.

Các thế lực đen tối đằng sau Bôn giáo luôn không ngừng bài xích Phật giáo. Sau khi công chúa đến Tây Tạng, pháp sư của Bôn giáo đã liên tục làm phép để hãm hại công chúa. Công chúa luôn mang theo bên mình chiếc bảo gương minh giám phân biệt thiện ác, có thể chiếu ra hình ảnh của kẻ ác và ma quỷ. Bên cạnh công chúa còn có Thiên Long Bát Bộ hộ pháp, nàng còn được các vị Thần Phật bảo hộ và điểm hoá. Việc công chúa Văn Thành đến được Lhasa dường như nằm ngoài dự đoán của các pháp sư Bôn giáo. Họ vốn cho rằng công chúa nhà Đường sẽ chết vì bệnh tật ở Hà Nguyên.

Công chúa Văn Thành âm thầm, lặng lẽ quan sát địa thế của Lhasa.

Việc Tùng Tán Cán Bố có nhiều thê thiếp thực chất là sự kết hợp lực lượng từ mọi phía.

Công chúa Xích Tôn đến từ Nepal, một lòng tin vào Phật giáo, nàng muốn xây dựng một ngôi chùa nhưng cứ đến đêm các bức tường đã xây xong của ngôi chùa liền bị ác quỷ làm đổ, còn có người nghe thấy ma quỷ chửi rủa Thần Phật của thế giới mười phương. Xích Tôn công chúa rất khổ não. Một lần trong mơ, Xích Tôn công chúa nhìn thấy thánh điện nơi thiên giới, nàng thấy mình và một vị tiên tử khác đang nhận chỉ lệnh trước đức Phật, rằng cần hoằng dương Phật Pháp tại vùng núi tuyết cao ở nhân gian, sau đó nàng và tiên tử kia cùng nhau hạ thế. Sau khi tỉnh dậy, Xích Tôn công chúa nhớ lại giấc mơ và chợt nhận ra, vị tiên tử đó mang diện mạo của công chúa nhà Đường. Giấc mơ đã điểm hoá Xích Tôn công chúa, nàng hiểu ra nàng và công chúa Văn Thành có sứ mệnh mà đến, chính là cần truyền bá Phật Pháp ở khu vực cao nguyên núi tuyết. Nàng quyết định đi nhờ công chúa Văn Thành giúp đỡ. Công chúa Văn Thành giúp nàng chọn địa điểm xây dựng chùa, việc xây chùa đã có chút khởi sắc.

Cứ sau một khoảng thời gian, công chúa Văn Thành sẽ xuất hành và đến nhà của những thường dân Tây Tạng, tìm hiểu khó khăn của họ, quan tâm đời sống của họ và cố gắng hết sức giúp đỡ họ. Công chúa đồng thời khảo sát tỉ mỉ địa hình của Tây Tạng, nàng biết sự hung hiểm của địa hình Tây Tạng chính là tư thế ma nữ nằm ngửa, điều này vô cùng bất lợi đối với vương quốc Thổ Phồn và người dân. Bất cứ khi nào đi đến những nơi khớp nối của địa hình ma nữ, thân thể của công chúa đều có thể cảm nhận được. Nàng biết rằng cần phải trấn giữ thật chặt những khớp nối của ma nữ, cắt đứt các đường thông của nó, khiến năng lượng của nó không thể hình thành liên kết với mặt đất, năng lượng hắc ám phải bị lụi tàn thì Phật giáo mới có thể hưng thịnh.

Công chúa Văn Thành biết rằng cần phải hợp tác với công chúa Xích Tôn thì mới có thể đạt được mục đích. Hai người họ đều hết lòng tin vào Phật giáo, chính việc có chung tín ngưỡng đã khiến họ bắt đầu xích lại gần nhau hơn. Việc xây dựng chùa dần dần khởi sắc, địa điểm những chùa trấn ma ở Tây Tạng đều là do công chúa Văn Thành lựa chọn. Sau khi xây dựng xong sáu tự viện, công chúa Văn Thành biết rằng nếu dừng việc xây chùa trấn ma thì nàng sẽ có con trai nối dõi. Công chúa đối mặt với lựa chọn, thay đổi phong thuỷ hung hiểm của nơi này hay là có con trai nối dõi? Khi đó, lời căn dặn của thánh hoàng vang lên bên tai: “Giáo hoá dân tộc khác, chớ vì được mất cá nhân mà lo sầu”. Công chúa Văn Thành hiểu rằng cần hoàn thành sự uỷ thác của thánh hoàng. Nàng lựa chọn tiếp tục xây dựng chùa trấn ma. Sau khi xây dựng xong 12 ngôi chùa trấn ma, công chúa nhìn thấy phong thuỷ của Thổ Phồn sắp có thay đổi, nhưng vị trí tim của ma nữ vẫn chưa được trấn giữ.

Có tin đồn ở Lhasa rằng, Tán Phổ muốn xây dựng chùa cho Xích Tôn công chúa thờ pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng vàng mà nàng mang đến. Có người nói rằng, Tán Phổ cũng sẽ xây chùa cho công chúa Văn Thành để nàng thờ tượng Phật mang từ Đông thổ Đại Đường đến. Trong khi bàn bạc, một ngôi chùa đã được xây dựng, địa điểm là hồ Ngoạ Đường, hồ được lấp để xây chùa, ngôi chùa sau khi hoàn thành chính là Chùa Đại Chiêu. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được thờ trong chùa hướng về phía tim của địa hình ma nữ. Sau đó Tán Phổ lại cho xây dựng Chùa Tiểu Chiêu, bên trong thờ cúng pho tượng vàng Phật Thích Ca Mâu Ni do công chúa Văn Thành mang đến.

Các phe phái lực lượng ở Thổ Phồn vô cùng phức tạp, người của Bôn giáo rất kiêu ngạo và hung hăng. Quá trình xây dựng 12 ngôi chùa trấn ma thực ra chính là cuộc chiến giữa Phật giáo và Bôn giáo. Có người nói, công chúa Xích Tôn và công chúa Văn Thành bất hoà, có người nói Tán Phổ sủng ái Xích Tôn công chúa, lạnh nhạt với công chúa Đại Đường. Kỳ thực đây đều là biểu hiện bên ngoài mà thôi, tình huống thực tế là hai vị công chúa đều đang hỗ trợ Tùng Tán Cán Bố truyền bá Phật giáo.

Văn Thành công chúa hiểu rõ lý bất tranh, nàng khiêm tốn đối đãi với những người mình gặp, tâm thái bình hoà cũng khiến nàng tránh được một số phiền phức.

Về việc truyền bá Phật giáo, Văn Thành công chúa không chỉ mang theo tượng Phật và kinh Phật, nàng còn truyền bá các phương pháp xây dựng chùa. Nàng đã thiết kế và cho xây dựng chùa Tiểu Chiêu; mặc dù chùa Đại Chiêu được Xích Tôn công chúa đích thân hướng dẫn thi công, nhưng công chúa Văn Thành đã tham gia vào việc lựa chọn và khảo sát vị trí cũng như thiết kế cấu trúc ngôi chùa. Nàng cũng đưa “Mười bốn quy tắc xây dựng chùa” của Hán địa vào Thổ Phồn.

Công chúa Văn Thành nhìn thấy một số ngọn núi xung quanh Lhasa rất nguy hiểm. Trong khi thiền định, nàng nhìn thấy những hình tượng sinh mệnh đang hiển hiện đằng sau các ngọn núi, có cái giống như bong bóng, có cái là một con vật hung dữ, có cái còn phản chiếu ra hung khí. Công chúa Văn Thành đặt tên cho những ngọn núi này theo các báu vật của Phật giáo như Diệu Liên, Bảo Tán, Thạch Thi Bảo Loa, Kim Cương, Thắng Lợi Tràng, Bảo Bình, Kim Ngư, v.v… Sau khi những ngọn núi này được đặt tên, các vị hộ pháp Phật giáo đã đến và những pháp bảo của thiên giới cũng lần lượt tiến vào các ngọn núi. Thiên nhân cảm ứng chính là như vậy, thực ra đó là sự bảo hộ của thiên giới, là sự từ bi của Thần Phật.

Tùng Tán Cán Bố dốc sức ủng hộ Phật giáo, ông và công chúa Văn Thành cùng nhau thành kính lễ Phật. Vương giả thành tâm hướng Phật, đem những tượng Phật, kinh Phật, cấu trúc chùa Phật giáo và các tăng nhân của Hán địa tiến vào Thổ Phồn, Phật giáo đã bắt đầu được hoằng dương ở Thổ Phồn.

Công chúa Văn Thành cảm thấy chán ghét phong tục thích tô màu nâu đỏ lên mặt của Thổ Phồn, Tùng Tán Cán Bố liền hạ lệch cấm tô màu lên mặt; Tán Phổ cũng dần thay đổi tính cách nghi kỵ và thô bạo, ông còn phái con cháu trong hoàng thất đến nhà Đường du học.

Công chúa Văn Thành đã dựa vào tri thức và kiến giải của bản thân, quan sát một cách tỉ mỉ hoàn cảnh, tình hình của người dân Thổ Phồn và giúp đỡ Tùng Tán Cán Bố cai trị đất nước. Mặc dù có được sự tín nhiệm của Tùng Tán Cán Bố nhưng công chúa Văn Thành không cầu danh vị, nàng thiện đãi với những thần dân xung quanh, nàng được các đại thần của vương triều Thổ Phồn khen ngợi. Điều này đã mang lại lợi ích to lớn cho người dân Tây Tạng.

Công chúa Văn Thành còn truyền những nét văn hoá đặc biệt của Trung Nguyên vào Thổ Phồn như: Y thuật, nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật in ấn, phương pháp sản xuất lên men (rượu, dấm, tương), thuật xem bói, âm dương ngũ hành, bát quái, v.v. Những người thợ thủ công theo công chúa đến Tây Tạng cũng giới thiệu các kỹ thuật sản xuất cho Thổ Phồn như: chế tạo nông cụ, dệt may, ươm tơ, xây dựng, làm giấy, làm rượu, làm đồ gốm, nghiền, mài, luyện kim, v.v. Kỹ thuật nông nghiệp của Thổ Phồn tương đối thô sơ, đất màu cũng dễ trôi. Sau khi kỹ thuật nông nghiệp của Đại Đường truyền vào, người dân Thổ Phồn bắt đầu đào kênh mương, phân chia các thửa ruộng, việc này đã khiến sản lượng lương thực tăng đáng kể.

Trong suốt 40 năm kể từ khi công chúa Văn Thành đến Tây Tạng, mọi nỗ lực của bà đã khiến nền kinh tế, văn hoá, chính trị của Thổ Phồn có bước đột phá rất lớn, khiến Thổ Phồn trở thành một quốc gia biên giới quan trọng bảo vệ xung quanh Đại Đường. Dưới thời vua Đường Thái Tông, Thổ Phồn luôn theo sát nhà Đường, những thập niên sau đó Thổ Phồn chung sống hoà thuận với nhà Đường, sứ giả hai bên cũng thường xuyên qua lại với nhau. Điều này là không thể không kể đến công lao về văn hoá và giáo dục của nhà Đường.

Tùng Tán Cán Bố còn xây dựng Cung điện Potala dành riêng cho công chúa Văn Thành với tổng cộng 1.000 gian cung thất, nguy nga tráng lệ. Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni do công chúa Văn Thành mang đến sau đó được thờ cúng tại chùa Đại Chiêu, được người dân Tây Tạng coi là “nguồn gốc của hạnh phúc” và được thờ cúng hàng nghìn năm nay.

Công chúa Văn Thành dùng lòng từ bi như một vị Bồ Tát để độ hoá dân tộc Tạng, dùng văn hoá Trung Hoa để thay đổi đất nước lạc hậu này, khiến ngoại bang kết duyên với văn hoá Trung Hoa, mở đường sớm nhất cho Tây Tạng kết duyên với Trung Nguyên sau này.

Đại Đường nguy nga, vạn quốc kính ngưỡng; Văn Thành công chúa, vạn cổ lưu danh; Tuyết vực chi quang, vì Thần hoan xướng.

Vài năm trước, tôi gặp một vị đồng tu và được biết cô ấy từng là Xích Tôn công chúa; vài năm sau, tôi biết một vị đồng tu ở địa phương từng là công chúa Văn Thành trong lịch sử. Hai vị công chúa này đều là sinh mệnh cao cấp đến từ thiên giới. Xích Tôn công chúa là một vị tiên nữ trong Cửu Trọng Cung trên thiên giới, Văn Thành công chúa là một vị nữ Thần thiên giới, cưỡi phượng hoàng bay lại trên thiên cung. Còn Tùng Tán Cán Bố từng là quan tướng gác cổng trên thiên giới. Họ được giao cho thiên mệnh là đến thế gian hoằng dương Phật Pháp ở Tây Tạng.

Văn Thành công chúa hiểu rõ địa hình của Tây Tạng, còn Xích Tôn công chúa xây dựng chùa trấn ma, điều này đã thay đổi phong thuỷ xấu của Tây Tạng. Họ đã cùng nhau cống hiến trong việc truyền bá Phật Pháp ở Tây Tạng.

Vũ trụ đã đến thời kỳ diệt, lý tương sinh tương khắc cũng bị cựu thế lực sử dụng một cách cực đoan. Năm đó ở Tây Tạng, mỗi khi một chùa trấn ma được xây dựng xong, công chúa Văn Thành đều phải chịu gánh nặng về thân thể. Pháp sư của Bôn giáo tiếp thụ những chỉ lệch tà ác kia và phát ra thề độc, mỗi khi các khớp của ma nữ bị trấn vững thì đồng thời các khớp tương ứng của công chúa Văn Thành cũng trở nên yếu đi.

Cho đến nay, công chúa Văn Thành ngày trước, là đệ tử Đại Pháp hôm nay, rất tinh tấn trên con đường tu luyện, nhưng các chỗ khớp trên thân thể như vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân vẫn luôn có cảm giác như không chịu được gánh nặng trọng lượng một cách khó hiểu. Những điều tôi nhìn thấy cũng có nhiều thứ bị hạn chế.

Lịch sử đã đi đến bước cuối cùng, mọi trở ngại và ràng buộc cuối cùng sẽ bị xoá bỏ, những người tu luyện Đại Pháp gánh vác sứ mệnh, thần thể sẽ được nhào nặn lại, đại khung trùng tổ, một kỷ nguyên mới đã đến.

Hy vọng của chúng sinh, hy vọng của Thần đang ở ngay trước mắt!

Chúng sinh thiên địa cần cảm tạ sự an bài của Thần và cảm tạ ân điển của Sáng Thế Chủ.

Hết

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/286719



Ngày đăng: 10-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.