Tẩu hồi truyền thống và buông bỏ quan niệm hiện đại
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Canada
[ChanhKien.org]
— Một chút thể hội khi học Hồng Ngâm V và VI —
Đồng tu giao lưu với tôi, nói rằng cảm thấy học thuộc “Hồng Ngâm V” rất khó, bởi vì nội dung của nhiều ca từ rất giống nhau, thường đọc lẫn lộn. Bản thân tôi khi học “Hồng Ngâm VI” lại càng cảm thấy như vậy, dường như mỗi bài thơ đều hàm chứa ba nội hàm như sau: Một là “tẩu hồi truyền thống lộ thông thiên”; hai là “vô thần luận, tiến hoá luận là ma quỷ đang lừa gạt”; ba là “quan niệm hiện đại là thuốc độc”.
Hiện tại, người tu luyện trong Đại Pháp về cơ bản vẫn đang học các kinh văn “Hồng Ngâm”, tại sao Sư phụ lại đăng kinh văn với nội hàm giống nhau hàng chục lần? Học Pháp là để đối chiếu với bản thân, Sư phụ đã giảng lặp lại hàng chục lần Pháp với nội hàm dường như giống nhau như vậy, lẽ nào thực sự chỉ là đang giảng cho người thường chưa đắc Pháp sao? Đối chiếu văn hoá truyền thống với kinh văn của Sư phụ, nhìn xem nhiều đồng tu ở xung quanh, lại đối chiếu hành vi và tư tưởng của chính mình, tôi cảm thấy rằng các đệ tử Đại Pháp vào lúc này có rất nhiều vấn đề mà vẫn chưa ý thức ra được, bởi vì không ý thức ra được thì không cách nào cải biến, mà trạng thái của chúng ta lại quyết định biểu hiện của thế gian trong giai đoạn hiện nay, do đó điều này cực kỳ quan trọng.
Sau đây, tôi xin bàn một chút về những quan niệm hiện đại mà tôi thấy phổ biến ở những người tu luyện, cũng như sự đối lập giữa những quan niệm này với quan niệm truyền thống.
1. Quân quyền thiên thụ và tự do bình đẳng
Văn hoá truyền thống giảng rằng “quân quyền thiên thụ” (quyền của vua là do trời ban), hoàng đế của một vương triều là “thiên tử”, là vị quân chủ do thượng thiên lựa chọn cho vạn dân, người làm vua về các phương diện đạo đức đều cần phải có yêu cầu rất cao đối với bản thân, trở thành tấm gương đạo đức cho người dân. Xã hội lại là do người của các giai tầng khác nhau tạo thành, sự cao thấp quý tiện của giai tầng là có quy phạm rất nghiêm khắc, người ở giai tầng thấp cần phải biểu đạt sự tôn kính đối với người ở giai tầng cao. Cũng tức là nói pháp tắc ở cõi người cũng là giống và đối ứng với Đại Pháp của vũ trụ, cũng là hình kim tự tháp, mà địa vị và hoàn cảnh của mỗi một người ở trong xã hội này đều là do thượng thiên căn cứ theo đức mà tự thân sinh mệnh mang theo ít hay nhiều để an bài, là tuyệt đối công bằng. Đây là dùng trạng thái tĩnh để miêu tả.
Ở trạng thái động mà nói, bất luận sinh mệnh ở giai tầng nào, người ở địa vị cao nếu như làm ra các việc không có đạo đức, cũng sẽ trong luân hồi chuyển sinh mà trở thành người có địa vị thấp, người ở địa vị thấp nếu như ở trong quá trình sống gian khổ mà tiêu đi nghiệp, đồng thời còn tích đức hành thiện, như vậy ở trong luân hồi chuyển sinh có thể trở thành người ở địa vị cao, từ góc độ như vậy mà nhận thức thì sự tự do và bình đẳng của sinh mệnh mới phù hợp với Đại Pháp. Mà người tu luyện nếu như ở trong đầu đều là những thứ tự do bình đẳng của quan niệm hiện đại, cũng tức là không thừa nhận đức là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường vị trí của hết thảy sinh mệnh, như vậy sẽ rất dễ che giấu đi những tâm tranh đấu, tâm hiển thị, tâm đố kỵ cùng với những chấp trước khác của bản thân, thậm chí hợp lý hóa chúng, tìm ra lý do, cho rằng trải qua nỗ lực phó xuất liền có thể cải biến vận mệnh, cũng rất dễ bị dẫn động bởi những tâm chấp trước của người xung quanh, rất khó làm đến được trạng thái tâm tĩnh chỉ hướng nội lặng lẽ tu luyện bản thân.
Điều nghiêm trọng hơn là họ trong vô thức và theo bản năng mà chấp nhận các quan niệm tà ác kiểu như “Quân liều lôi vua xuống ngựa” (ý chỉ việc gì cũng dám làm) do ma quỷ ĐCSTQ tuyên truyền, không sẵn lòng thừa nhận và chấp nhận rằng có người có vị trí cao hơn mình và hoàn toàn không nhận thức được về tâm đố kỵ mạnh mẽ của bản thân. Biểu hiện cụ thể là trong khi thực hiện công tác chứng thực Đại Pháp, họ luôn coi bản thân là trung tâm và rất chấp trước vào năng lực trong cõi người của bản thân. Khi một số công việc điều phối hạng mục được giao cho các đồng tu khác, họ từ trong tâm không muốn phối hợp và viên dung để làm việc, thay vào đó, họ âm thầm cạnh tranh, thậm chí còn lôi kéo tự thành lập một nhóm người, trong tâm có lẽ là muốn chứng tỏ rằng bản thân mình làm các việc giảng chân tướng tốt hơn so với đồng tu, nhưng họ hoàn toàn không ý thức được rằng điều này là trái ngược hoàn toàn so với các yêu cầu của tu luyện Đại Pháp.
Người tu luyện không hiểu văn hoá truyền thống, còn có biểu hiện là lúc nào cũng thể hiện tài năng của bản thân, chỉ trích khuyết điểm của người khác, làm các việc thì đâu ra đấy, nhiệt huyết tràn đầy, khi nói tới việc tu luyện thì nói một cách qua loa, không bao giờ nói về quá trình nhân tâm của bản thân xuất hiện, bộc lộ ra và quá trình trừ bỏ, dường như bản thân bẩm sinh là tu tốt hơn bất kỳ ai khác, vĩnh viễn đều là người ở vị trí cao một cách hoàn toàn xứng đáng, chỉ chú trọng trước mắt, không lo việc tương lai thế nào, lại không bao giờ nghĩ rằng, kỳ thực người ở vị trí cao nếu như không giữ đức hạnh, cũng sẽ tự động bị giáng xuống người ở vị trí thấp.
Rất nhiều năm qua, tại sao giữa những người tu luyện với nhau lại không phục lẫn nhau, những tình huống ngồi lê mách lẻo không phối hợp cũng thường thấy như vậy? Mấy chục kinh văn mà Sư phụ công bố có nội hàm tương tự rốt cuộc là đang muốn thức tỉnh ai? Người tu luyện quay về văn hoá truyền thống họ rất khiêm nhượng, bởi vì không biết được rằng bản thân ở vị trí nào của kim tự tháp, cũng không biết đồng tu ở bên cạnh rốt cuộc là ai tu tốt hơn, ai là người ở vị trí cao, do đó đối với bất kỳ đồng tu nào cũng đều là một trạng thái khiêm nhượng. Điều phối trong công tác lại càng dễ dàng, cùng mọi người phối hợp một cách vô điều kiện để gắng sức đạt được mục tiêu đã đề ra, âm thầm bổ sung chỗ thiếu sót, âm thầm phó xuất, âm thầm tu tâm của bản thân. Không ngừng dùng tiêu chuẩn cao hơn để yêu cầu bản thân, không bị dẫn động bởi bất kỳ sự việc hay bất kỳ người có tâm tính thấp nào. Những người tu luyện như vậy kỳ thực mới là những người chân chính hiểu được nội hàm của tu luyện, mỗi một ngày đều đang bước về phía những người thực tu ở vị trí cao hơn.
Suy ngẫm bản thân mình xem có quan niệm hiện đại ở vấn đề này hay không, có thể hỏi bản thân một vài vấn đề sau, đồng thời cần thẳng thắn xem xét lại những câu trả lời trong nội tâm của mình. Một, đối với người có thân phận tôn quý, tôi có nguyện ý giống người xưa quỳ xuống hành lễ một cách tự nhiên thản đãng hay không? Hai, tôi có thể bình tĩnh tiếp nhận hết thảy thuộc về bản thân hay không? Nếu như lúc này tôi chính là một người có cảnh giới sinh mệnh thấp của kim tự tháp, tôi có thể từ nội tâm khởi lên sự tôn kính đối với người ở vị trí cao mà không phải là ngưỡng mộ, đố kỵ, và oán trách vận mệnh bất công hay không? Ba, tôi có còn cho rằng, những người giỏi hơn tôi ở tất cả các phương diện chẳng qua chỉ là vì họ may mắn, không có gì xuất sắc không?
2. Cân bằng âm dương và bình đẳng nam nữ
Văn hoá truyền thống giảng cân bằng âm dương, biểu hiện cụ thể ở mối quan hệ giữa người nam và người nữ trong xã hội nhân loại. Trong truyền thống của các dân tộc toàn nhân loại, người nam đều biểu hiện dương quang, uy vũ, lo việc bên ngoài, người nữ đều biểu hiện là âm nhu, khiêm nhượng, lo việc bên trong, điều này vốn dĩ là do quy luật vận hành của thiên thể quyết định, âm dương mỗi người một việc, cùng chung sống hài hoà. Sự truyền thừa của gia tộc đều là lấy huyết mạch của người nam để quy phạm, người nữ gả cho chồng trở thành người vợ chính là người của gia đình nhà chồng, vì con cái mà dung nhập vào huyết mạch của gia đình chồng. Những thứ truyền thống này tồn tại hàng nghìn năm kỳ thực là đối ứng với kết cấu của vũ trụ.
Tuy nhiên, những người phụ nữ bị quan niệm hiện đại khống chế thì rất khó để có thể tiếp nhận những tư tưởng truyền thống nêu trên, trong suốt mấy chục năm dưới sự cai trị của ma quỷ ĐCSTQ, phụ nữ Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh mẽ, trong đó có cả những nữ đệ tử tu luyện Đại Pháp. Kỳ thực có thể buông bỏ những quan niệm phụ nữ hiện đại vô cùng ngoan cố kia không, làm đến được thực sự độc lập và ngoan cường như người phụ nữ trong vở múa “Hàn Diêu” của Thần Vận, nhưng đồng thời cũng là người phụ nữ khiêm nhượng, thiện lương, kiên trinh, dũng cảm nhất, cho dù gia đình nhà mẹ đẻ có phú quý như thế nào, cũng phải giữ vững trạng thái tâm tính trong ngôi nhà cơ hàn của chồng, đó chính là khảo nghiệm tu luyện mà chúng ta cần phải đối mặt.
Cá nhân tôi lý giải, âm dương của sinh mệnh trong Đại Pháp vốn dĩ chính là trạng thái cân bằng động, Sư phụ từng nói rõ ở trong Pháp, có thể chuyển sinh thành người nam là do tích đức, có thể thấy trong luân hồi của sinh mệnh, những thứ mà bản thân cho rằng tốt hơn, muốn có được thì chỉ có con đường kiên định thực tu là có thể đi. Người phụ nữ nếu như mong muốn có thể đạt được địa vị sinh mệnh giống như người nam, thực tu tâm của bản thân, hành thiện tích đức, vậy thì kiếp sau có thể đắc được cuộc sống của một người nam. Ngược lại nếu như một người nam không chú trọng thủ đức, một đời làm rất nhiều việc không tốt, tổn hại đức của bản thân, như vậy kiếp sau có thể phải trải qua một cuộc sống của người phụ nữ, trải nghiệm khổ nạn do đời trước là một người nam nhưng không coi trọng đức hạnh mang tới.
Đại Pháp truyền ra, đã khiến chúng ta hiểu rằng cần dùng nhãn quang ở trạng thái động, phát triển và biến hoá để nhìn sự vật, cho dù là người nam hay người nữ đều cần phải thủ đức và tu tâm. Đây mới là ý nghĩa thực sự của bình đẳng nam nữ. Còn bình đẳng nam nữ trong quan niệm hiện đại là tà ác, cũng là không thừa nhận quy luật của trời đó là sự khác biệt của sinh mệnh được quyết định bởi đức do mỗi sinh mệnh mang theo. Hết thảy nội hàm của vận động nữ quyền đều là phản truyền thống, điều này trong cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” đã được thảo luận một cách toàn diện. Điều quan trọng là người tu luyện Đại Pháp trong lúc này có thể nhận thức được hay không, bản thân cũng có thể là người bị khống chế bởi quan niệm hiện đại.
Tương tự như trên, các nữ đồng tu chúng ta có thể thành thật tự hỏi mình những câu hỏi sau: Một, chồng tôi đã nhận được sự tôn trọng, cảm ân và quan tâm từ tận đáy lòng của một người vợ là tôi hay chưa? Hai, tôi có thực sự nguyện ý quay trở lại trạng thái “nam tôn nữ ti” và thể hiện mình là một người vợ hiền, người mẹ nhân từ, chăm sóc chồng và nuôi dạy con cái không? Ba, tôi có thực sự nguyện ý coi gia đình nhà chồng như nhà của mình, cống hiến cả cuộc đời mình cho ngôi nhà này và chăm sóc mọi thành viên trong gia đình anh ấy không? Bốn, cho dù sinh con, nuôi con vất vả như vậy, nhưng tôi vẫn nguyện ý phó thác số mệnh của mình cho Thần linh sắp đặt, để mọi chuyện tùy kỳ tự nhiên, tiếp nhận và thiện đãi với mỗi sinh mệnh có duyên với mình, dùng phương thức con cái để kết duyên với mình không? Tu luyện là cực kỳ nghiêm túc, yêu cầu đối với tâm tính là nghiêm khắc vô tình, bạn thử nghĩ xem, nếu người tu luyện không thể trả lời được những câu hỏi trên, thì trong thế giới ngày nay khi mà âm dương đảo chiều nghiêm trọng, phụ nữ sẽ tùy ý phá thai, quan hệ tình dục loạn tính, ly hôn, chuyển đổi giới tính, và những loạn tượng khác. Rốt cuộc là do tâm của ai tạo thành? Chúng ta là hy vọng duy nhất để nhân loại được đắc cứu, chúng ta nếu như không quy chính quan niệm, không quay về truyền thống, như vậy sẽ mang đến hậu quả như thế nào cho nhân loại đây?
3. Xả thân duy hộ Đại Pháp và giảo hoạt né tránh hiểm nguy
Duy hộ Đại Pháp là thiên chức và bổn phận của đệ tử Đại Pháp, có thể từ trong sự đối lập giữa thiện và ác, chính và tà, tốt và xấu mà duy hộ Đại Pháp hay không, điều này là khảo nghiệm của tầng tầng chư Thần mà mỗi đệ tử Đại Pháp cần phải đối mặt khi vượt qua từng quan nạn. Năm 1999, khi tà ác bức hại Pháp Luân Công, có thể xả tận hết thảy để duy hộ Đại Pháp hay không, đó là khảo nghiệm sinh tử, có rất nhiều đồng tu vượt qua được quan như vậy, nhưng cũng có rất nhiều đồng tu năm đó lựa chọn việc không đối mặt với trường khảo nghiệm sinh tử đó, đã bỏ qua cơ hội dùng sinh mệnh để chứng thực Đại Pháp. Đi tới hải ngoại, cơ hội làm lại bài thi có còn không? Cá nhân tôi cho rằng thực sự có, Sư phụ trong kinh văn “Pháp định” (Tinh tấn yếu chỉ) từng nói:
“Tôi bảo chư vị lần nữa, người ngoài vĩnh viễn không phá hoại Pháp được đâu, phá hoại Pháp là chỉ có thể là nội bộ học viên. Hãy nhớ kỹ!”
Trong 30 năm Đại Pháp truyền ra, sự việc học viên nội bộ làm loạn Pháp không ngừng xuất hiện, cá nhân tôi lý giải rằng đó là hiện tượng hiển nhiên sẽ xuất hiện trong tu luyện, cũng có lẽ là cơ hội để cho rất nhiều đồng tu làm lại bài thi trong tu luyện, khi có người có hành vi phá hoại Pháp, là một người tu luyện có thể phân biệt được hay không? Phân biệt được ra rồi thì phải đối đãi như thế nào? Trong văn hoá truyền thống, nho sinh chân chính đều có thể làm được vì để duy hộ chính đạo trong tâm của mình mà dám chịu nhận các loại ma nạn, thậm chí thản nhiên xả bỏ sinh tử. Mọi người có thể tự xem câu chuyện về các danh tướng hiền thần trong lịch sử, bổ sung cho bản thân mình một chút nội hàm của văn hoá truyền thống, nhìn xem quân tử, trung thần chân chính trong lịch sử đã lựa chọn giữ vững tín niệm của bản thân như thế nào. Mà những gian thần làm tới chức quan tể tướng, cũng có năng lực siêu thường, tài năng văn chương, rốt cuộc ý nghĩa tồn tại của họ là gì?
Nếu như cho đến hôm nay, người tu luyện Đại Pháp trong đầu vẫn là chứa nhiều những quan niệm hiện đại biến dị, ví như làm thế nào để giữ mình phòng thân, gió chiều nào theo chiều ấy, nhìn thấy hành vi và lời nói phá hoại Đại Pháp, lại dùng miệng giảo hoạt để nói ra những lời nói duy hộ nội bộ hài hoà, né tránh khảo nghiệm có thể duy hộ Đại Pháp trong tu luyện Đại Pháp, đem những quan niệm “không dám đắc tội người khác”, “không thể lấy trứng chọi đá” cùng với những quan niệm hiện đại bại hoại khác để làm đạo xử thế của bản thân. Như vậy hiện tại ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta có phải cũng là do cái tâm bất thuần khiết và những quan niệm vô cùng bại hoại của chúng ta tạo nên hay không?
Có rất nhiều lúc chúng ta có thể nghe được những lời oán trách rằng hiện tại hoàn cảnh tu luyện không tốt thế này thế kia, nhưng hoàn cảnh lại là do mỗi người chúng ta tạo thành, nếu như ở trong hoàn cảnh mà đại bộ phận người đều là người mang theo quan niệm truyền thống, dám xả mệnh duy hộ Đại Pháp, hoàn cảnh nhất định rất tốt; ngược lại, nếu như đại bộ phận người trong đầu não là quan niệm hiện đại, như vậy, ở trong hoàn cảnh đó sẽ không ngừng xuất hiện phiền phức và vấn đề, hình thành cục diện tôi hại người khác, người khác hại tôi, giống với xã hội nhân loại mạt Pháp, mạt kiếp.
Tu luyện là một quá trình diễn ra từ từ, có đồng tu từng dám nói sự thật duy hộ Pháp, nhưng kết quả là họ phải chịu những cản trở từ trong nội bộ, từ đó trở đi, họ tổng kết kinh nghiệm của mình liền bắt đầu tránh xa quá trình tu luyện như vậy. Kỳ thực, bản thân những cản trở cũng là cơ hội tốt để đề cao. Dám nói sự thật, dám duy hộ Đại Pháp chỉ là vượt qua một quan tâm tính mà thôi, có thể khởi tác dụng duy hộ Pháp hay không là cần phải tiếp tục đề cao trong tu luyện. Trong quá trình nói rõ sự thật duy hộ Pháp, có làm được Chân, Thiện, Nhẫn hay không? Có ôm giữ các chủng nhân tâm, khi bị đồng tu hiểu lầm và công kích, có làm được vô oán vô hận hay không, đồng thời nhất quyết không buông bỏ tâm duy hộ Đại Pháp như ban đầu, tiếp tục đề cao tâm tính của bản thân. Nếu như đại bộ phận người đều có thể tu bản thân như vậy, hoàn cảnh nhất định sẽ tốt lên. Sư phụ từng giảng “Chính Pháp tất thành” (Tinh tấn yếu chỉ III – Gửi lời thăm), nhân loại tương lai sẽ được quy chính, “tẩu hồi truyền thống lộ thông thiên” (Hồng ngâm V). Đó mới là trạng thái duy nhất của nhân loại trong tương lai.
Sư phụ Chính Pháp đã đến bước cuối cùng, cơ duyên tu luyện Chính Pháp của chúng ta cũng nhanh chóng mất nếu không chú ý, ba phương diện bàn ở trên chỉ là một vài những vấn đề phổ biến, có tính đại biểu trong rất nhiều quan niệm hiện đại của chúng ta, chúng ta cần nhanh chóng trừ bỏ và đổ đi những loại quan niệm hiện đại biến dị trong đầu não của bản thân, cũng tức là thuốc độc trong đầu của mình! Chúng ta hãy trân quý nhau, nhìn thấy quan niệm hiện đại biến dị của đối phương hãy kịp thời thiện tâm góp ý, để mỗi một đệ tử Đại Pháp đều có thể quay về truyền thống, không hổ thẹn với tâm huyết của Sư phụ vì đệ tử mà đã viết ra mấy chục bài kinh văn thức tỉnh bản tính của chúng ta.
Trên đây là chút điểm thể ngộ của cá nhân trong khi học Pháp và tu luyện, có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính, cảm ơn mọi người!
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/278967
Ngày đăng: 02-12-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.