Vô tư vô ngã mới vô lậu



Tác giả: Đồng Chân

[ChanhKien.org]

Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, tôi đã tu luyện rất nhiều năm, vẫn còn cả một đống tâm chấp trước, làm sao mới có thể tu đến vô lậu đây? Sau khi học xong bài Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015, tôi như được “đề hồ quán đỉnh”, đột nhiên có nhận thức mới đối với cựu thế lực và việc làm thế nào để đệ tử Đại Pháp có thể tu đến vô lậu. Sư phụ giảng:

“Vì thuần chính của Đại Pháp, uy nghiêm Đại Pháp, uy đức này, lực lượng này, và triển hiện của phía mặt ‘chính’ trong cứu độ, [nên] những thần kia nhìn thấy rồi chấn kinh, không ai dám khởi tác dụng phụ diện, tuy nhiên chúng đều sẽ lấy hình thức chính diện để xuất hiện, từ trong đó đắc được những gì chúng muốn đắc, thậm chí hình thành trên một diện tích lớn những thứ nào đó, [để] đến làm thế này. Đó chính là cựu thế lực, đó chính là can nhiễu, phá hoại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Cựu thế lực có lúc là lấy hình thức chính diện để xuất hiện (ví như lấy danh nghĩa là giúp đỡ đệ tử Đại Pháp đề cao, khảo nghiệm đệ tử Đại Pháp), nhưng mục đích căn bản là từ trong đó đắc được những gì mà chúng muốn, từ căn bản mà giảng, đây là gì? Không phải chính là “tư” sao? Đệ tử Đại Pháp là sinh mệnh được canh tân trong Chính Pháp, muốn thoát thai ra từ trong cựu vũ trụ, bước ra từ trong cựu Pháp lý, không bị cựu nhân tố chế ước, duy nhất chỉ có cách là bước ra khỏi cái “tư” này, tu thành “vô tư vô ngã”, mới có thể “vô lậu”.

Cựu thế lực ở nơi đâu? Sinh mệnh trong vũ trụ này là trong bạn có tôi, trong tôi có bạn, đệ tử Đại Pháp nếu như ở mỗi một sự việc, ở mỗi một niệm, cho dù là vì sự việc Chính Pháp và cứu độ chúng sinh, trên bề mặt mà xét cho dù là việc tốt thế nào đi chăng nữa, nếu như xuất phát điểm là vị tư, thì chính là hùa theo cựu thế lực, bộ cơ chế này của cựu thế lực sẽ khởi tác dụng trên thân của bạn.

Ở phương diện này tôi có thể hội sâu sắc. Trong thời gian bị bắt giam phi pháp ở trong nhà tù, có một quãng thời gian chúng tôi đã khai sáng ra hoàn cảnh học Pháp rất tốt, cùng bị bắt giam phi pháp chung với tôi ở trong tù có tổng cộng gần 30 vị đồng tu, bị giam giữ ở những khu vực nhà tù khác nhau, mỗi khu vực nhà tù có khoảng hai đến ba vị đồng tu, hoàn cảnh của mỗi người là không giống nhau; có người thì hoàn cảnh buông lỏng, có người thì căn bản không thể học Pháp. Dưới sự nỗ lực chung của các đồng tu ở trong tù và bên ngoài, đã có rất nhiều tư liệu Đại Pháp được truyền vào trong tù, hoàn cảnh ở chỗ tôi khá buông lỏng, học Pháp, luyện công đều không có người quản. Do đó, một nửa tư liệu Đại Pháp ở trong tù là do tôi bảo quản. Lúc nhiều nhất, trong tay tôi có sáu cuốn Chuyển Pháp Luân, hai cuốn Cửu Bình, hai cuốn Giải thể văn hóa đảng, hai cuốn sách điện tử, một máy nghe nhạc mp3, một máy nghe nhạc mp5 và rất nhiều cuốn tập san Chánh Kiến, Minh Huệ cùng với cuốn sách nhỏ giảng chân tướng. Vào lúc đó, tôi và một đồng tu dần dần chuyển tài liệu cho các đồng tu khác tùy theo trạng thái của đồng tu và môi trường tương ứng của họ ở từng khu vực nhà tù. Có đồng tu về cơ bản không thể đọc sách, có người thì chỉ có thể đọc sách chép tay, có người hoàn cảnh buông lỏng hơn chút, có thể đọc cuốn sách in Chuyển Pháp Luân. Tôi cực kỳ thận trọng khi chuyển tài liệu cho các đồng tu, tôi cho rằng việc chuyển tài liệu vào nhà tù là không hề dễ dàng, hoàn cảnh của đồng tu không tốt, tôi luôn lo sợ rằng tài liệu của đồng tu sẽ bị tịch thu. Có đồng tu sau khi xem xong, lại giao lại cho tôi, để tôi bảo quản.

Lúc đó tôi cho rằng cách làm này là hành vi chịu trách nhiệm đối với Đại Pháp. Tuy nhiên, chấp trước của ai thì người đó biết rõ, những thứ ẩn giấu trong nội tâm thì chỉ có bản thân người đó biết. Kỳ thực cách nghĩ thực sự lúc đó của tôi là: Thứ nhất, tư liệu đều đặt ở chỗ tôi đây, bản thân học Pháp được thuận tiện, tuy rằng là vì để học Pháp, nhưng ẩn giấu thâm sâu trong nội tâm là tư tâm. Thứ hai, không có niềm tin đủ lớn đối với đồng tu, có tâm sợ hãi, sợ rằng tư liệu của đồng tu bị tịch thu mất, ảnh hưởng đến bản thân. Bản chất của tâm sợ hãi chính là tự tư. Thứ ba, không đủ tâm từ bi, lẽ ra cần phải phát chính niệm, giúp đỡ đồng tu khai mở hoàn cảnh, lại thêm vào cho đồng tu một trường vật chất màu đen là “tư liệu chớ để bị tịch thu”, về mặt khách quan đã khiến hoàn cảnh của đồng tu mãi không tốt. Căn nguyên của cả ba nguyên nhân này đều là “tư”. Do tư tâm của bản thân chưa bỏ đi, điều này trong tu luyện là có lậu, sau này dẫn đến kết quả là, tư liệu ở trong tay tôi đã bị tổn thất, tôi bị cảnh sát tịch thu mất một cuốn Chuyển Pháp Luân, bài học giáo huấn này là rất sâu sắc.

Tu luyện đúng là không có việc gì là nhỏ! Bởi vì việc càng nhỏ, nếu như phóng đại lên mà nhìn, đều có thể là vấn đề nguyên tắc phân biệt giữa người tu luyện và người thường. Sư phụ muốn chúng ta “Tu đắc chấp trước vô nhất lậu” (Diễn nghĩa: Tu đến chấp trước không còn lậu), do vậy chúng ta thật sự không thể xem nhẹ bất kỳ cái gì gọi là “việc nhỏ” trong tu luyện. Sư phụ giảng:

“Tu luyện ấy, thế nào gọi là ‘vô lậu’? Không có chuyện nhỏ đâu.”

“Chúng ta có những học viên không vượt qua nổi quan [ải] nghiệp bệnh. Chư vị không cần nghĩ tới chỗ lớn. Chư vị bảo ‘Tôi không có sai lầm gì lớn, rất kiên định với Pháp’. Nhưng mà, chư vị không được coi những việc nhỏ thành những việc chẳng đáng kể. Tà ác sẽ chui vào sơ hở, rất nhiều học viên là vì việc nhỏ mà thậm chí đã ra đi rồi, cũng quả thực đều vì những việc hết sức nhỏ bé. Là vì tu luyện là nghiêm túc, là vô lậu, chư vị tại những việc đó qua thời gian lâu mà không tu [vượt] qua, tuy là nhỏ, chư vị thời gian lâu không coi trọng, thì chính là sự việc rồi, cho nên rất nhiều người là vì thế mà ra đi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Tu luyện đúng là quá nghiêm túc rồi, cần phải tu đến vô lậu, chính là phải đào sâu vào những thứ ẩn tàng sâu trong nội tâm chúng ta. Lấy ví dụ về sự việc khởi tố Giang Trạch Dân vào khoảng thời gian trước, đã năm tháng trôi qua rồi, số người vẫn chỉ loanh quanh ở 15 vạn. Đương nhiên, Sư phụ chủ trương là “những học viên then chốt, những học viên có thể khởi tác dụng lớn thì không được lộ ra” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015), nhưng chúng ta hãy hỏi lại bản thân mình, mình có nằm trong số “những học viên then chốt” hay “những học viên có thể khởi tác dụng lớn” không? Không nên vì chấp trước của bản thân mà tìm căn cứ ở trong Pháp, đào sâu một chút căn nguyên khiến bản thân không đi nổi bước này là thứ gì? Có phải là “sợ” không? Có phải là “tư” không? Kỳ thực đều là giống nhau, bất kỳ một chấp trước nào cũng không thể khiến bản thân đạt đến cảnh giới “vô lậu” được.

Vô tư vô ngã mới có thể vô lậu

Tôi cảm thấy lần giảng Pháp này của Sư phụ nghiêm túc hơn so với những lần trước đây, thời gian mà Chính Pháp giao phó cho chúng ta thực sự là không còn nhiều nữa. Chúng ta còn có chấp trước gì, ở sâu thẳm trong nội tâm còn đang ẩn chứa điều gì, từ thời khắc này trở đi, nhanh chóng vứt bỏ đi thôi, đạt đến cảnh giới vô tư vô ngã.

Cuối cùng tôi xin dùng đoạn Pháp của Sư phụ để cùng đồng tu cố gắng:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (Tinh Tấn Yếu Chỉ – “Phật tính vô lậu”)

Một chút thiển ngộ, có chỗ nào không đúng, hy vọng đồng tu từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/148878



Ngày đăng: 10-09-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.