Vì sao “hướng nội tìm” lại khó như vậy?



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Tôi đã đọc bài giao lưu chia sẻ của một đồng tu trên trang Chánh Kiến Net có tựa đề “Câu hỏi ‘vì sao’ trong tu luyện”, bài viết đề cập đến vấn đề “hướng nội tìm” và tôi có cảm xúc rất sâu sắc. Dường như có không ít đồng tu không biết cách hướng nội tìm, trong tu luyện thật sự rất khó nhìn vào bản thân, hôm nay tôi cùng với đồng tu học Pháp, giữa hai chúng tôi có một cuộc trò chuyện, một lần nữa đã minh họa điểm này một cách sinh động. Hàng ngày cả hai chúng tôi đều là người luôn nói về hướng nội tìm, nghĩ lại thật sự khiến người ta cảm thấy dở khóc dở cười.

Kinh văn mà chúng tôi học là Tinh Tấn Yếu Chỉ, lúc học đến bài “Đối thoại với thời gian”, có một đoạn giảng Pháp:

“Thần: Vấn đề này đã nghiêm trọng phi thường, họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi.”

Dưới đây là đoạn đối thoại của tôi với đồng tu.

Tôi: Trong giảng Pháp Sư phụ đã giảng rất rõ ràng rồi, chính là xem lại bản thân, hướng nội tìm. Bạn nói có đồng tu nào đó mỗi lần đều nói với tôi “ai đó như thế nào”, “ai đó như thế nào”, bạn nói tại sao cô ấy không xem lại chính mình? (Lập tức bắt đầu hướng ngoại nhìn, đầu tiên nghĩ đến đồng tu khác). Mỗi lần tôi đều không muốn nghe, toàn là những thứ không tốt, nghe rồi đầu não sẽ bị loạn.

Đồng tu: Lúc này chính là bạn nên hướng nội tìm đi thôi! Cô ấy tại sao nói với bạn như vậy? Điều này chẳng phải vừa học sao! (Đồng tu còn chỉ vào sách, còn nhắc lại lần nữa).

Lúc đó tôi bị nghẹn họng, nhất thời không biết nói gì.

Tôi: Tôi cảm thấy, tôi không có vấn đề như thế, bởi vì tôi chưa hiểu rõ về những đồng tu này. (Không muốn xem lại bản thân, bắt đầu phản bác, không muốn thừa nhận bản thân và cũng không tu khẩu).

Đồng tu: Bạn chưa từng nói xấu sau lưng các đồng tu sao?

Tôi: (Chợt nghĩ, bản thân không thể nào chưa từng nói xấu bình luận sau lưng đồng tu, nên bèn đổi giọng) Cũng không nói tôi chưa từng nói với các đồng tu, tôi đã từng nói xấu, tôi cũng có tâm đưa chuyện. Vừa rồi đáng lẽ bạn không nên nói về việc nhà đồng tu nào đó. (Lại hướng ngoại nhìn, chỉ trích người khác).

Đồng tu: A, đúng, tôi không nên nói. Ngay từ đầu bạn cũng không nên nói về việc nhà đồng tu nào đó thuê người giúp việc. (Đồng tu lại quay lại chỉ trích tôi, hai người vừa cười vừa trách nhau). Việc thuê người giúp việc thì có liên quan gì đến hai chúng ta đâu? Chúng ta quan tâm như vậy là tâm gì đây?

Tôi: Việc này cũng không thể không phát biểu ý kiến, (còn biện giải cho bản thân, vẫn chưa hướng nội tìm) cuối cùng nghe hay không nghe vẫn là ở bản thân cô ấy.

Đồng tu: Bạn nói thì người ta sẽ nghe theo sao?

Tôi: Ừ, cô ấy là người có chủ ý của mình, có chủ kiến của bản thân.

Đồng tu: Vậy tại sao hai chúng ta lại quan tâm đến chuyện của người khác như thế? Bạn không biết, vì chuyện của cô ấy, làm phiền tôi đến mấy ngày không tĩnh lại được.

Tôi: Bây giờ cả hai chúng ta cùng hướng nội lại xem, chấp trước đối với việc của người khác như vậy, cuối cùng là tâm gì vậy? (Cuối cùng cũng nghĩ ra là hướng nội tìm, cả hai đều không nói gì nữa).

Tôi: Tôi cảm thấy tâm này của tôi là tư tâm, tôi thuê người giúp việc này, không thuận tiện để học Pháp, thảo luận, khi nói chuyện còn phải thì thào, không cho người giúp việc nghe thấy, đây chẳng phải là can nhiễu đến việc tu luyện sao! Rõ ràng giống như khảo nghiệm tu luyện, thực tế là một số “lợi ích” của bản thân bị ảnh hưởng, chính là tư tâm đang tác quái.

Đồng tu: Tôi có cảm tình với cô ấy. Đối với cô ấy còn có tâm sùng bái, cảm thấy Pháp lý cô ấy rõ ràng, ngộ tốt. Bạn cũng có tình cảm với cô ấy! (Đồng tu lại hướng ngoại nhìn).

Lúc này có người đến, cuộc trò chuyện kết thúc.

Sau này nghĩ lại cuộc trò chuyện này, tôi không khỏi cười gượng, tại sao hướng nội xem xét bản thân lại khó đến như vậy? Hạ ý thức luôn là hướng ngoại tìm trước, nhìn vào khuyết điểm của người khác, nhìn thấy rất rõ ràng, nhìn thoáng qua là đã phát hiện ra vấn đề của người khác, đều là không xem xét lại mình, không muốn nhìn thẳng vào chấp trước của chính mình, không muốn đào sâu vào những tâm chấp trước ẩn giấu của bản thân, chỉ muốn thay đổi người khác, không muốn thay đổi chính mình.

Tại sao hướng nội tìm lại khó đến vậy? Tôi không thể không suy nghĩ sâu sắc, nhận thức hiện tại của tôi là:

Hướng nội tìm chính là tìm kiếm thiếu sót của bản thân mình, moi ra những thứ mà mình không ý thức được, những tâm chấp trước ẩn sâu, tìm ra những chỗ mà mình chưa phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn. Khi tìm ở bản thân có nghĩa là tu luyện, cũng có nghĩa là thay đổi. Nhưng bản tính “vị tư” của con người là duy hộ chính mình, bám chặt vào tự ngã, không muốn thay đổi, cho nên không muốn hướng nội tìm. Căn nguyên của việc không muốn hướng nội tìm chính là “vị tư”.

Điều này giống y hệt với cách của cựu thế lực trong việc bảo vệ mọi thứ trong vũ trụ cũ. Vì vậy, khi chúng ta hướng ngoại chứ không hướng nội tìm, thì lúc này kỳ thực chúng ta đã cùng phe với cựu thế lực, việc này rất nguy hiểm.

Tại sao Sư phụ cứ nhiều lần nhấn mạnh “hướng nội tìm”? Bởi vì “hướng nội tìm” có nghĩa là đồng hóa với Chân, Thiện, Nhẫn, chính là đồng hóa với vũ trụ mới, cũng có nghĩa là cắt đứt với vũ trụ cũ, cũng chính là thay đổi cái tự ngã “vị tư”. Vì vậy, mỗi khi hướng nội tìm chính là một lần đoạn tuyệt với tự ngã, một lần thay da đổi thịt của cái tự ngã cũ thành mới, nên nó mới khó.

Đồng thời, các pháp lý và cơ chế của cựu vũ trụ cũng đang chế ước chúng ta, không cho chúng ta hướng nội tìm, bởi vì pháp lý của cựu vũ trụ đều được kiến lập trên cơ sở của “vị tư”. Hướng nội tìm có nghĩa là đột phá cơ chế của cựu vũ trụ, có thể không khó sao?

Tôi thấy rằng ngoài khó khăn trong việc “hướng nội tìm”, còn có một việc khó khăn khác, đó chính là “nghĩ đến người khác trước tiên”.

Trong bài “Phật tính vô lậu” (Tinh Tấn Yếu Chỉ) Sư phụ giảng:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!”

Trong đó câu “nghĩ đến người khác trước tiên” đã in sâu trong tâm trí tôi. Hễ có việc gì luôn “nghĩ đến người khác trước”, xem ra rất đơn giản, nhưng làm được kỳ thực rất khó, lấy một ví dụ nhỏ:

Gần đây mẹ tôi chuyển chỗ ở, tôi bảo bà mang theo một số đồ dùng trong sinh hoạt, cái gì có thể không mua thì đừng mua nữa. Nhưng khi lấy đĩa thì tôi bắt đầu thầm nghĩ, chỉ sợ mẹ lấy mất những cái đĩa mình thích. Nhưng vẫn chưa gói ghém, nên tôi đã sắp xếp, đóng gói, tôi đã đấu tranh tư tưởng khi cầm những chiếc đĩa, cuối cùng không nỡ rời những cái mình thích, nên đã chọn một số cái thường dùng cho mẹ mang đi. Tâm lý tự tư rõ ràng biết bao nhiêu, bản thân cũng biết cái tâm lý tự tư này là không đúng, không thể làm vậy, nên nghĩ đến người khác trước. Nhưng đâu có thể dễ dàng như vậy? Hai ngày sau lại đưa thùng đựng rác cho mẹ, có hai chiếc thừa không dùng đến, lúc lấy ra thì lại bắt đầu lựa chọn: hay là giữ lại cho mình một chiếc? Giữ cái nào? Vẫn đắn đo, cuối cùng tôi đã vượt qua được cái tư tâm này, đem hết đi cho mẹ.

Ngay cả đối với mẹ mình mà tôi còn tự tư, giữa mẹ con tôi cũng nghĩ đến mình trước tiên, điều này cho thấy cái tự tư của con người đáng sợ biết bao! Bất kể đứng trước những thứ hay sự việc nhỏ nhặt đến bao nhiêu, thì xuất phát điểm của con người là bản thân họ trước tiên, xuất phát trước tiên từ lợi ích của bản thân họ. Từ những điều nhỏ nhặt này nó đã thể hiện một cách rất sống động.

Tại sao việc “nghĩ đến người khác trước” lại khó như vậy?

“Nghĩ đến người khác trước” nghĩa là tiên tha hậu ngã, thậm chí là vô tư vô ngã, cần làm được “vô tư”. Nhưng con người đều là tự tư, cơ chế của cựu vũ trụ cũng là được kiến lập trên cơ sở sự vị tư, do đó “nghĩ đến người khác trước” chính là phải buông bỏ tự ngã, vứt bỏ tự ngã, điều này tương đương với việc buông bỏ hết thảy mọi thứ của vũ trụ cũ, từ trong vũ trụ cũ mà nhảy thoát ra, bởi vậy đúng là khó. Nhưng muốn tu luyện trong Đại Pháp, trở thành đệ tử hợp với quy cách của Sư phụ, thì tất nhiên phải làm như vậy.

Từ góc độ này mà xét, “hướng nội tìm”, “nghĩ đến người khác trước” chính là quá trình cắt đứt cái tự ngã cũ, đoạn tuyệt với vũ trụ cũ. Đương nhiên khó, nhưng nói là khó mà cũng không khó, chỉ cần nguyện ý đồng hóa với Chân, Thiện, Nhẫn, nguyện ý đồng hóa với vũ trụ mới thì không khó, bởi vì chỉ cần đệ tử Đại Pháp có nguyện vọng tu luyện là được rồi, còn lại tất cả đều là Sư phụ đang làm. Chỉ cần muốn tu, Đại Pháp không gì không làm được (toàn năng), Sư phụ không gì không làm được; chỉ sợ bản thân không muốn tu. Có Sư phụ ở đây, có Pháp ở đây, chỉ cần chúng ta có đủ tín Sư tín Pháp, thì có thể làm được. Quan trọng ở chỗ “tín”, thế nào là tín chân chính? Bạn phải thật sự làm theo những gì Sư phụ nói.

Một chút nhận thức ở giai đoạn này, có chỗ nào chưa phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/285151



Ngày đăng: 22-09-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.