Nỗi hối hận khi học Pháp không nhập tâm



Tác giả: Lục Văn

[ChanhKien.org]

Trong 20 năm bước đi trên con đường tu luyện tôi vẫn luôn cho rằng bản thân mình đã ra sức học, ra sức tu, ra sức làm các việc. Nhưng trên thực tế tôi đã bỏ lỡ cơ hội đề cao trong tu luyện nhiều lần mà vẫn vô tư không biết mình đã bỏ lỡ, cũng không hề phát giác ra điều gì.

Thứ nhất, học Pháp không đắc Pháp

Gần đây tôi mới phát hiện ra, mặc dù trong sách Chuyển Pháp Luân Sư phụ không giảng riêng về tâm tranh đấu nhưng trong sách có hơn mười mấy chỗ đề cập đến vấn đề tâm tranh đấu. Sư phụ giảng:

“Người tu Đạo chân chính cũng có phản ánh [vấn đề tâm tật đố] này, đối với nhau không phục; [nếu] tâm tranh đấu không bỏ, cũng dễ sinh ra tâm tật đố” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi mới lý giải ra rằng: tâm tranh đấu là một chấp trước mà người tu luyện phải bỏ, từ đó tôi cũng thể hội được rằng chúng ta học Pháp cần phải nhập tâm. Vì vậy trong những năm qua, việc nhìn thấy những con chữ trong sách Pháp không có nghĩa là tôi đã đắc Pháp từ trong tâm.

Tôi đã từng mở các bài giảng Pháp bằng tiếng nước ngoài cho con tôi nghe đều đặn hàng ngày trong 10 năm, nhưng tôi không để tâm vào các bài giảng ấy, tôi không học Pháp từ các bài giảng, không cố gắng ghi nhớ, không học thuộc, cũng không nói về Pháp. Tuy rằng mỗi ngày tôi đều nghe Pháp nhưng tâm tôi không ở trong Pháp nên tôi không có được chút tiến bộ nào. Bây giờ thì tôi lý giải được: không đặt tâm vào Pháp thì việc nghe hay không nghe, đọc hay không đọc Pháp đều như nhau, không có sự khác biệt. Lúc học Pháp tôi cũng chỉ là đọc qua, không có đối chiếu, không có suy xét, không có lý giải, so với việc nói nhưng không nghĩ, nhìn như không thấy thì có gì khác biệt? Đây chỉ là lướt qua Pháp mà thôi!

Thứ hai, không xem trọng phát chính niệm

Mặt khác, khi phát chính niệm vào nửa đêm tôi thường không dậy nổi; có lúc tôi thức dậy được nhưng đầu óc vẫn còn mơ màng; nhiều lần khi không còn mơ màng nữa thì tư tưởng lại để ở tận đẩu tận đâu. Lúc bình thường thì số lần tôi định trụ lại được rất ít, đa phần là phát chính niệm mà tâm không tĩnh. Tôi còn thấy có đồng tu quanh năm bị đổ tay khi phát chính niệm, một số người gần như ngủ thiếp đi.

Trong ngày đại thẩm phán cuối cùng, nếu tôi bị hỏi rằng: Bạn làm gì khi cả vũ trụ đang tiêu trừ tà ác bằng chính niệm? Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ đến mức muốn độn thổ cho xong. Cảm giác khốn khổ, sự buồn ngủ, bận rộn, mệt mỏi, phiền não, tức giận, cái nào có thể là lý do để tôi đào ngũ khỏi chiến trường? Những người khác đang xông pha chiến đấu còn tôi thì ngủ ngáy o o, so với sự thù thắng và vinh diệu của một đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, tôi còn kém rất xa. Lúc phát chính niệm tôi đã không dốc toàn lực để phát, không kiên định tiêu trừ tà ác, trong khi vũ trụ đang Chính Pháp thì tôi đã không có hành động, chỉ ngồi xem, phớt lờ kẻ sát nhân phóng hoả.

Thứ ba, không buông bỏ nhân tâm

Gần đây, tôi đã nghe lại audio “Câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa”. Trong đó có đoạn chính ngộ của tôn giả: “Những người chết đói kia, mặc dù biết rằng đồ ăn có thể dừng cơn đói; nhưng chỉ là ‘biết’ lại có tác dụng gì? Cuối cùng cũng không thể giải quyết cái khổ chết đói. Giải quyết cái khổ chết đói, thì phải thật sự đi ăn đồ ăn mới được! Cũng như vậy, đối với đạo lý về Không tính, chỉ là hiểu, thì có tác dụng gì? Phải chứng ngộ không tính mới được” (“Câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa (Phần 6)“). Có câu rằng trăm sông đổ về cùng một biển, đối với tất cả các chủng nhân tâm như tranh đấu, hiển thị, tật đố v.v.. đều như nhau, nếu như chỉ dừng lại ở mức biết được sự tồn tại của chúng mà không triệt để thanh trừ chúng, thì chính là đang để cơ hội đề cao tầng thứ lặng lẽ trôi mất.

Sư phụ giảng:

“Nhưng chư vị hết lần này lần khác dùng các loại cớ hoặc dùng Đại Pháp để che đậy đi, tâm tính không đạt được đề cao, bỏ lỡ cơ hội hết lần này lần khác” (“Nhận thức tiếp nữa”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

“Vào thời then chốt khi mà tôi yêu cầu chư vị quyết cắt đứt con người, chư vị lại không có theo tôi rời đi, mỗi một lần cơ hội đều sẽ không trở lại nữa” (“Nhổ tận gốc”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Đến khi tất cả cơ hội đều bị bỏ lỡ, thì chúng ta đã lỡ mất tu luyện, lỡ mất Chính Pháp, lỡ mất cơ hội hồi thiên. Vì vậy ngay khi nhân tâm vừa được phát hiện ra, thì cần kiên quyết thanh trừ triệt để, diệt sạch chúng. Những hành động che đậy, lấp liếm, giảo biện, tu bỏ qua loa các chấp trước đều làm vuột mất cơ hội tốt để đề cao.

Thứ tư, không thành tâm giảng chân tướng

Tôi đã từng gắng hết sức giảng chân tướng, nhưng hiệu quả thu được ngược lại lại không tốt. Thực ra, khi từ nội tâm của ta thiếu đi sự chân thành, từ bi, bao dung thì năng lượng của lời nói bỗng trở nên yếu nhược và cũng không cách nào làm cảm động lòng người.

Chỗ quý của chân tướng là quý ở sự chân thành, lời nói phát ra từ nội tâm là muốn tốt cho người khác thì mới có thể phá trừ những lời dối trá được. Chỗ hay của chân tướng là hay ở sự đáng tin cậy, mỗi một chữ trên tờ chân tướng đều có thể chịu được sự soi xét, cân nhắc của người thường và chịu được khảo nghiệm của thời gian, mỗi một con chữ viết ra đều hướng đến sự thật và nhắm trúng đích cần đến. Vẻ đẹp của chân tướng là đẹp ở sự tinh mỹ, không thể làm chân tướng một cách cẩu thả, qua loa được, chỗ nào cũng cần dụng tâm, từng bản từng bản chân tướng đều được làm rất tinh mỹ. Sự từ bi của chân tướng là ở thiện, không thể ôm hận trong tâm, không có suy nghĩ trả thù, không cười trên nỗi đau của người khác, mà chỉ có khuyến thiện ngăn ác.

Giảng chân tướng muốn đạt đến hiệu quả cứu người, thì cái tâm của người giảng ắt phải siêu việt khỏi tầng thứ đạo đức của Lão Tử, lòng từ bi của Phật Đà và sự khoan dung, nhẫn nại của Chúa Jesus. Cần xem bản thân mình như một vị Thần đang hành tẩu nơi thế gian, cần dùng uy nghiêm, lòng thương yêu và chính nghĩa của Thần để an ủi chúng sinh, nâng đỡ chúng sinh, cứu vãn chúng sinh. Nếu khi giảng chân tướng mà không có sự chân thành, không có sự đáng tin cậy, không thiện thì đôi khi tốt hơn hết là không nên làm.

Cuối cùng, xin đừng bỏ lỡ cơ duyên gặp được Phật Pháp

Ở đây tôi hy vọng mọi người có thể rút ra được kinh nghiệm từ bài học giáo huấn của tôi. Không thể xem những việc như đọc sách và học Pháp, suy tưởng và chính niệm, xem nhẹ và buông bỏ, khuyến thiện và giảng chân tướng nhất loạt như nhau, lẫn lộn với nhau. Giữa vế trước và vế sau có chỗ sai biệt, sai một ly đi một dặm, xem có vẻ là sự khác biệt giữa tu luyện và tinh tấn, kỳ thực chính là sự khác biệt giữa lựa chọn trở thành người hay thành Thần.

Cần phải rõ một điều: đọc sách và học thuộc Pháp đều không phải là học Pháp. Sư phụ giảng:

“Mỗi lần đọc xong một lần cuốn «Chuyển Pháp Luân», minh bạch ra một chút thì chính là đề cao; cho dù chư vị đọc xong một lần chỉ minh bạch ra một vấn đề, đó cũng là chân chính đạt được đề cao rồi” (“Học Pháp”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Trong sự xung đột của mâu thuẫn, sự kiềm chế không phát hỏa vẫn không thể thay thế được việc tu bản thân. Sư phụ giảng:

“Bởi vì tu luyện chân chính cần chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính chúng tôi đề ra mà [tự] yêu cầu, cần phải thật sự đề cao tâm tính bản thân; ấy mới là tu luyện chân chính” (Chuyển Pháp Luân)

Đối với lợi dục trước mắt, không chỉ là xem nhẹ mà cần buông bỏ hoàn toàn. Sư phụ giảng:

“Phóng hạ chấp trước khinh chu khoái”

Diễn nghĩa:

Bỏ chấp trước, thuyền nhanh nhẹ lướt

(“Tâm Tự Minh”, Hồng Ngâm II)

Khi giảng chân tướng, việc hoàn thành số lượng không phải là mục đích. Sư phụ giảng:

“Từ bi năng dung thiên địa xuân

Chính niệm khả cứu thế trung nhân”

(“Pháp chính càn khôn”, Hồng Ngâm II)

Người tu luyện mà có những tình huống như gặp được Đại Pháp nhưng bỏ lỡ, học Pháp nhưng không tinh tấn, tu luyện mà không đắc chính quả, chỉ lướt qua Đại Pháp… tất cả đều sẽ trở thành sự hối tiếc vĩnh viễn và là nỗi bi ai vô hạn trong tương lai. Cựu thế lực đã dày công trù tính trong hàng ngàn năm nhằm mục đích can nhiễu đến việc học Pháp và tu tâm của chúng ta, khiến chủ ý thức của chúng ta không thanh tỉnh. Mọi người nhất định phải dùng huệ nhãn để nhận ra sự thật, vào mọi thời khắc đều chú ý đến an bài của cựu thế lực và phủ nhận chúng.

Hãy trân quý từng thời, từng khắc cơ duyên tu luyện, đừng chỉ lướt qua Đại Pháp mà bỏ lỡ cơ duyên vạn cổ.

Một chút lý giải nông cạn, nếu có điều gì không đúng xin các đồng tu từ bi chỉ giúp.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/271456



Ngày đăng: 24-07-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.