Nghệ thuật điêu khắc sơn màu thời nhà Minh ở Tiểu Tây Thiên



[ChanhKien.org]


Tiểu Tây Thiên còn được gọi là chùa Thiên Phật, nằm trên đỉnh núi Phượng Hoàng cách huyện Thấp tỉnh Sơn Tây khoảng một dặm về phía Tây, đây là một ngôi chùa Phật giáo thuộc Thiền tông được thành lập bởi thiền sư Đông Minh vào triều đại nhà Minh năm Sùng Trinh thứ hai (năm 1629). Lúc đầu ngôi chùa được đặt tên vì có bức tượng Phật Thiên Tôn ở trong Đại Hùng Bảo Điện, sau đó bởi vì trùng bảng hiệu nên đặt tên là “tiến vào Tây Thiên”, rồi lại để phân biệt với một ngôi chùa khác vào thời Minh ở phương Nam tên là “Đại Tây Thiên”, nên đã đổi tên thành “Tiểu Tây Thiên”.

Toàn bộ ngôi chùa được xây dựng chồng lên với nhau dựa trên núi, với ý tưởng tài tình, độ cao thấp khác nhau, bố cục cân đối, tận dụng tối đa diện tích, với một khối trọn vẹn, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc treo bằng khung gỗ và đất sét ở trong toàn bộ Đại Hùng Bảo Điện, ngôi chùa được dát vàng và sơn màu sắc rực rỡ, huy hoàng, tinh xảo, lung linh, màu sắc của các bức họa trên khung xà lộng lẫy trang nhã, khá đặc sắc, có thể xưng là “bộ điêu khắc treo có một không hai” trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc Trung Quốc, chỉ riêng các tác phẩm điêu khắc sơn màu ở Đại Hùng Bảo Điện đã chiếm hơn 4% các tác phẩm điêu khắc sơn màu vào thời Minh và Thanh ở Sơn Tây, nhưng các kiệt tác này chỉ nằm trong chính điện nhỏ với diện tích chỉ có 169.6 mét vuông, có thể gọi đây là kho tàng quý giá về nghệ thuật điêu khắc sơn màu của Phật giáo. Ngoài ra, phiên bản hiếm thấy “Bắc Tàng thuộc năm Vĩnh Lạc vào thời Minh” do ngôi chùa tồn giữ và truyền qua nhiều thế hệ, đã trở thành một kho báu quý hiếm dùng để nguyên cứu lịch sử Phật giáo Trung Quốc, kinh sử Tây Tạng, luân lý đạo đức cũng như phong tục dân gian.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/282049



Ngày đăng: 19-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.