Một vài thể ngộ về việc dùng công năng để chứng thực Pháp



Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Gần đây có một số đồng tu hy vọng tôi tiếp xúc nhiều hơn một chút với mọi người, về việc này kết hợp tình huống bản thân tôi xin chia sẻ với mọi người như sau:

1. Những đồng tu tu luyện với công năng đóng nên cực kỳ lý tính khi đối đãi với người có công năng

Có rất nhiều người tu trong trạng thái công năng đóng, rất mong biết được nguyên do của những sự tình mà bản thân gặp phải. Khi gặp đồng tu có công năng được khai mở, nghe được vài câu nói thì rất lâu sau đó đồng tu này không thể dựa trên Pháp mà đo lường, dễ bị dẫn động, từ đó mà tạo ra can nhiễu cho chính bản thân mình. Chúng ta nên đối đãi thế nào với người tu trong trạng thái mở? Sư phụ đã nói rất rõ ràng:

“Trong tu luyện đây là một vấn đề rất nghiêm túc; chỉ có tuân theo Đại Pháp này mà hành động mới là đúng. Chư vị không được [phép vì] thấy người ta [có] công năng, thần thông, nhìn thấy một số điều, rồi sau đó theo người ta, nghe theo người ta. Chư vị rồi sẽ làm hại họ, họ sẽ sinh tâm hoan hỷ, cuối cùng những gì mà họ có sẽ bị mất hết, đóng lại hết; rốt cuộc [họ] sẽ bị rớt xuống.” (Chuyển Pháp Luân).

Nếu Sư phụ an bài chúng ta tu ở trong mê, điều này đối với tự thân chúng ta mà nói đều là an bài tốt nhất, là an bài thích hợp nhất cho chúng ta. Nhất định phải minh xác điểm này. Nghe những người đó nói gì đều chớ suy nghĩ nhiều, đều chớ nên bị dẫn động, cần chân chính làm được “dĩ Pháp vi Sư”.

2. Người có công năng cần lý tính đối đãi với đồng tu trong trạng thái đóng

Sư phụ cho chúng ta công năng là để chúng ta đi tốt hơn trên con đường tu luyện, chứ không phải để chúng ta dùng để can nhiễu đồng tu hoặc giả cầu danh cầu lợi trong cộng đồng đồng tu. Nếu như xuất hiện loại sự tình này mà để mặc cho nó phát triển thì sẽ gây ra rất nhiều phiền phức, sẽ phạm tội đối với Đại Pháp, sẽ tạo thành can nhiễu đối với đồng tu, cũng sẽ tạo thành tổn thất không cách nào đo lường được cho bản thân mình.

Khi phối hợp cùng đồng tu tu trong trạng thái đóng, nhất định phải tôn trọng trạng thái và con đường cần đi của đối phương, tận lực căn cứ tình huống thực tế của đồng tu, trong các tình huống cụ thể không nên để cho đối phương sản sinh tâm hiếu kỳ, hoan hỷ, trông chờ hoặc những nhân tâm khác. Nhất định không nên xem trọng bản thân hoặc công năng của bản thân mình. Nhất định phải nhận thức được tính cục hạn của mình và các phương diện thiếu sót khác, nếu không sẽ gây can nhiễu rất lớn cho bản thân và các đồng tu khác, thậm chí là tổn thất không cách nào bù đắp được.

Nói đơn giản về tình huống tôi gặp phải: Bởi vì tôi đã bắt đầu viết bài chia sẻ chứng thực Pháp trong suốt 20 năm qua, vậy nên rất nhiều đồng tu các nơi đều biết tôi, đều muốn gặp tôi, trong tình huống này, tôi sẽ tùy duyên, không chủ động gặp ai, không phải tình huống thiết yếu thì tôi tuyệt đối không gặp người nào. Bởi vì thời gian và cơ duyên là hữu hạn. Huống chi tôi cho tới bây giờ không thấy rằng tôi có gì không giống với người khác. Tôi quý trọng duyên phận cùng đồng tu, không dùng quan niệm của tôi để đo lường ai cả. Quan điểm bất đồng không thành vấn đề, chỉ là nhất định phải ở trên Pháp.

Tôi tiếp xúc đồng tu xong, đồng tu phản hồi lại đều là chính diện, nhưng trong đó rất nhiều lúc lại xen lẫn vào các loại nhân tâm như ao ước, sùng bái và hiếu kỳ. Khi thấy những nhân tâm này biểu hiện ra, tôi chỉ có thể chọn lựa không tiếp xúc (chỉ cho đối phương chỗ thiếu sót, đó cũng là một phương thức, nhưng người có chút không lý tính đối với điều đó lại hình thành chấp trước biến tướng. Cho nên trong tình huống này thì tốt nhất là ít tiếp xúc). Tôi tuyệt đối không thể gây can nhiễu đồng tu. Thậm chí đối với một số ít đồng tu rất không lý tính, tuy rằng không thể tiếp xúc nhiều nhưng tôi trước sau yên lặng dùng phương thức của mình gia trì chính niệm cho đồng tu, chỉ là không để cho họ biết mà thôi. Tôi nhớ Sư phụ đã từng nói:

“Hỡi các đệ tử, chư vị phải nhớ kỹ chúng ta là chân tu! Là buông bỏ danh-lợi-tình của người thường, chế độ của xã hội là thế nào thì có quan hệ gì đến tu luyện của chư vị? Tu đến chấp trước không còn dù một lậu thì mới có thể viên mãn chứ!” (Tu luyện không phải là chính trị – Tinh tấn yếu chỉ)

Người tu luyện trong trạng thái mở, rất nhiều thứ có thể biết được nhiều hơn một chút, nếu như lúc này đã biết rõ mà lại phạm tội đối với một vài vấn đề và nhân tâm, vậy thì điều này là cực kỳ không nên. Người thuộc loại trạng thái này càng nên yêu cầu nghiêm khắc với bản thân, thời khắc nhớ tới kinh văn và phần giảng Pháp có liên quan của Sư phụ. Đó mới là biểu hiện có trách nhiệm đối với mình và đồng tu.

3. Phối hợp với nhau dựa trên Pháp

Tôi thấy rằng chúng ta dựa trên Pháp đều minh bạch rằng, bất kể là trạng thái tu luyện khác nhau, chỉ có không ôm giữ quan niệm tự ngã thì mới phối hợp với nhau được tốt. Nhưng nếu như trong lúc tương tác không dựa trên Pháp, trên bề mặt là tiếp xúc quá nhiều, thì chỉ có thể mang đến can nhiễu và thương tổn cho nhau. Bởi vì rất nhiều lúc chấp trước có thể biến đổi không dễ phát hiện, lấy một ví dụ nhỏ: Một vị đồng tu hy vọng tôi xem xem anh ấy làm gì kiếm ra tiền. Tôi nói anh đang lợi dụng Pháp, lợi dụng công năng của đồng tu, là phạm tội đối với Thần. Vừa nói như vậy anh ấy liền hiểu ra, không còn đề cập đến việc này nữa. Thế nhưng anh ấy cứ vài ngày lại nói chuyện với tôi một chút, cũng không đề cập tới việc gì khác. Chỉ nói là nhớ tôi, gặp tôi một chút, nghe tiếng tôi một chút. Tôi nói anh kỳ thực vẫn có cái tâm muốn lợi dụng công năng của tôi mà chưa tống khứ, chỉ là biến tướng, bằng không can chi muốn gặp tôi một chút hoặc giả nghe tiếng tôi một chút!

Là người tu trong trạng thái đóng, ngoài việc không sùng bái người tu trong trạng thái mở ra, còn có một điểm cần phải chú ý: người tu trong trạng thái mở cũng sẽ có cục hạn ở những trình độ khác nhau, hiệu quả của một số việc không nhất định sẽ phản ánh ra bề mặt. Hơn nữa nội dung tu luyện của người tu trong trạng thái đóng thì không để bất cứ người tu luyện trong trạng thái mở nào biết được, đó là điều tuyệt đối không thể. Ngay cả người tu luyện trong trạng thái mở cũng có cái mê ở trình độ khác nhau, dù là người khai ngộ triệt để cũng không thể nắm vững và nhận thức toàn bộ tất cả sự việc trong vũ trụ thiên thể. Lý giải của tôi là một sinh mệnh chỉ có thể nhận thức đến tầng thứ sở tại mà bản thân mình nên nhận thức được. Nhận thức cao tới đâu cũng không thể là toàn bộ Pháp. Bởi vì chúng ta đều là sinh mệnh trong vũ trụ! Điểm này phải nhìn nhận rõ. Cũng là nói đồng tu tu trong trạng thái mở nói gì đó, nhưng tại không gian bề ngoài không thấy được hiệu quả, thì lúc đó chớ oán trách và hoài nghi, mà lý tính đối đãi. Đương nhiên điều kiện tiên quyết là: điều người tu trong trạng thái mở nói đều dựa trên Pháp, mà không phải cố làm ra vẻ huyền bí hoặc giả làm chút gì tiểu đạo thế gian. Đó là hành vi phạm tội hại người hại mình!

Đối với người tu luyện trong trạng thái mở, ngoại trừ một vài chú ý đã nhắc đến ở phần trên, tôi nghĩ còn có một điểm chúng ta phải nhận rõ: Bất cứ lúc nào cũng không nên tự mình đề cao bản sự của mình, cho dù bản thân có dùng công năng để trực tiếp xử lý một ít sự việc mà có hiệu quả nhanh chóng.

Tôi sẽ dẫn ra một vài ví dụ nhỏ cho mọi người thấy. Có một vị đồng tu thuộc về trạng thái giả tướng nghiệp bệnh rất nghiêm trọng, thậm chí còn nguy hiểm tính mạng. Lúc này một vị là người có công năng tìm đến, giúp vị kia vượt quan nạn. Lúc này nếu coi như không có sự giúp đỡ của cá nhân kia thì đồng tu ấy đã lâm vào tình cảnh rất nguy hiểm, vậy thì chúng ta đã không sắp đặt cho chính vị trí của mình. Mặc dù quả thực như thế, nhưng chúng ta có từng nghĩ tới: đồng tu ấy thuộc về trạng thái nghiệp bệnh nguy hiểm, từ đầu đến cuối bao gồm cả việc chúng ta xuất hiện và dùng công năng giúp đỡ đồng tu ấy thì cũng đều theo sự an bài của Sư phụ, chúng ta lúc này đang viên dung điều Sư phụ muốn. Nếu như trong quá trình này làm tăng trưởng nhân tâm của chúng ta thì rất không nên. Huống chi sự việc này đều là “mất bò mới lo làm chuồng”. Nếu như chúng ta lúc bình thường suy nghĩ, quan tâm nhiều đến tất cả đồng tu, cùng nhau tinh tấn dựa trên Pháp thì chuyện như vậy có lẽ đã không xảy ra. Bò mất rồi, sửa lỗi nhốt bò lại thì tuy rằng đáng quý, nhưng chúng ta nên chăng cần sắp đặt sự việc cho tốt từ khi bò còn chưa mất, kiểm tra kỹ việc nhốt bò, để chuồng trại kiên cố thì một con bò cũng không bị mất, như vậy thật tốt biết bao! Lời này mặc dù nói ra hơi tuyệt đối và không khách quan, nhưng rất nhiều lúc tư duy của chúng ta không nên cứ mãi dừng ở chỗ phát chính niệm vì nghiệp bệnh của đồng tu hoặc giả vào lúc ấy mới trợ giúp đồng tu đề cao dựa trên Pháp và hướng nội tìm, như vậy rất bị động. Lúc bình thường nhất định phải quan tâm nhiều hơn đến trạng thái của đồng tu, như vậy mới có thể tránh được rất nhiều chuyện sau này.

Nói về bản thân tôi, sau khi cùng đồng tu phối hợp làm xong một việc, tư duy của tôi lập tức sẽ cắt đứt việc đó, sẽ không nghĩ về bản thân sự việc đó nữa. Chỉ là từ đó tổng kết một chút kinh nghiệm và thiếu sót, chân chính để cho mình tĩnh lại.

Đối với cá nhân tôi mà nói, khi nhìn thấy đồng tu có chấp trước với tôi trên bề mặt, tôi sẽ tiếp xúc rất ít với đồng tu, hy vọng đối phương lý tính hơn và dựa trên Pháp mà đối đãi và phối hợp cùng tôi, nhưng tâm tôi vĩnh viễn đều là đồng tại với đồng tu, bất kể là giai tầng nào hoặc quốc gia và nhân chủng nào. Bởi vì chúng ta cùng tu một bộ Đại Pháp! Có lẽ như vậy sẽ phát huy tốt hơn lực lượng của chúng ta, ảnh hưởng cũng sẽ càng thêm sâu rộng. Bởi vì chúng ta dựa trên Pháp. Đương nhiên có những việc chắc chắn cần giao lưu, tham dự thì tôi sẽ cân nhắc, bất kể làm thế nào tôi đều hy vọng không ảnh hưởng và can nhiễu đến đồng tu, đồng thời cùng nhau quý trọng cơ duyên vạn cổ này, chỉ có nguyện vọng như vậy.

Trên đây là một chút khái quát sơ lược, chỉ để cho đồng tu gặp phải loại tình huống này tham khảo một chút mà thôi.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/266497



Ngày đăng: 05-01-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.