Pháp lý triển hiện trong khi ngồi đả tọa
Tác giả: Vũ Huệ
[ChanhKien.org]
Mỗi lần ngồi đả tọa luyện công tôi đều chú trọng tư thế ngồi của mình, sau đó làm theo khẩu lệnh của Sư Phụ trong nhạc luyện công tiến vào nhập tĩnh công tu luyện. Có một lần song bàn đả tọa, theo khẩu lệnh “thân thể bảo trì ngay thẳng” của Sư phụ tôi liền “lưng ngay cổ thẳng” (Đại Viên Mãn Pháp), đưa khí lên trên, sau đó thân thể thả lỏng.
Chính lúc thả lỏng thân thể này, một đoạn Pháp thể hiện trước mắt:
“Thời ấy người đi học, đều phải chú trọng đả toạ, khi ngồi cũng giảng [phải] có tư thế; khi cầm bút viết cũng giảng [phải] vận khí hô hấp; các ngành các nghề đều giảng [phải] tịnh tâm, điều tức; toàn bộ xã hội đều đặt trong trạng thái như thế.” (Chuyển Pháp Luân)
Pháp của Sư phụ lập tức xuất hiện trong tâm trí tôi, lúc bình thường tôi học đến đoạn Pháp này vẫn là có chút nghi hoặc không lý giải được, không minh bạch vì sao học sinh vẫn phải “vận khí hô hấp”, hơn nữa dù đã học rất thuộc đoạn Pháp này nhưng tôi vẫn không ngộ được đạo lý trong đó. Hôm nay, qua một động tác vô tình, Sư phụ triển hiện cho tôi thấy pháp lý để khiến tôi minh bạch, “thân thể bảo trì ngay thẳng“ một câu Pháp đã bao hàm hết thảy, không cần chúng ta chủ tâm vận khí hô hấp, chúng ta giảng vô vi. Đại Pháp quá thâm sâu.
Nói đến “kết ấn”, đối với động tác kết ấn này tôi cũng rất chú trọng. Vô luận là luyện công hay là lúc phát chính niệm, chỉ cần có động tác “kết ấn”, thì việc đầu tiên là tôi kiểm tra xem “kết ấn” có hình bầu dục hay không, vị trí của kết ấn có đúng hay không.
Sư phụ giảng:
“Mọi người đều biết về đan điền của chúng ta, từ rốn tính xuống [chiều rộng] hai ngón tay là trung tâm đan [điền], cũng là trung tâm của Pháp Luân chúng ta; do vậy kết ấn kia cần hạ xuống dưới chỗ ấy một chút, [là] vị trí [để] đỡ lấy Pháp Luân.” (Đại Viên Mãn Pháp)
Một lần đả tọa hai tay tôi “kết ấn” như thường lệ và nghĩ “[là] vị trí [để] đỡ lấy Pháp Luân”, lúc này hai chữ “phương vị“ hiện ra trong đầu não tôi, tôi giật mình, trong tâm nghĩ “phương vị” ư? Trong phút chốc tôi nghĩ đến việc thân thể con người chính là tiểu vũ trụ, vậy thì vị trí kết ấn chính là phương vị.
Sư phụ giảng:
“Phật gia coi thế giới mười phương như một khái niệm [về] vũ trụ, bốn mặt tám phương, tám phương vị; có thể có người có thể nhìn thấy tồn tại trên dưới của nó {Pháp Luân} một công trụ, như vậy với trên dưới được thêm vào thì [nó] chính là thế giới mười phương, cấu thành nên vũ trụ này, đại biểu cho vũ trụ nói chung mà Phật gia nhìn nhận.” (Chuyển Pháp Luân).
Tôi còn liên tưởng đến rất nhiều Pháp lý liên quan đối ứng với thân thể con người và vũ trụ. Do đó tôi ngộ được rằng Sư phụ dùng hai chữ ”phương vị“ để chỉ những pháp lý thâm sâu về vũ trụ và thân thể con người mà tôi nên đồng hóa. Con cảm tạ ân Sư.
Một lần khác khi đả tọa luyện công, theo khẩu lệnh luyện công của Sư phụ tôi tiến nhập vào tư thế chuẩn bị, lúc Sư phụ hô “hàm dưới hơi thu, môi miệng khép lại“. Tại thời điểm tôi làm động tác “hàm dưới hơi thu”, giọng nói “tâm sinh từ bi, nét mặt mang ý an hòa“ đột nhiên xuất hiện trước mắt tôi, hơn nữa còn điểm hóa tôi: “đây không phải là tâm sinh từ bi sao, nét mặt mang ý an hòa đó sao”. Tôi chấn động toàn thân, cảm động đến rơi lệ, tôi quá hạnh phúc rồi, một lần nữa cảm tạ điểm hóa của Sư phụ.
Chuyện là như thế này: bình thường lúc tôi luyện công không có chú trọng động tác “hàm dưới hơi thu”, cho nên lúc ngồi đả tọa dễ xuất hiện thiên sai, mặt hay ngửa lên, biểu hiện đờ đẫn ngây dại, không thể hiện được ”tâm sinh từ bi, nét mặt mang ý an hòa“. Có lúc cùng các đồng tu giao lưu cũng đề cập đến việc biểu cảm của khuôn mặt chúng ta chưa hòa ái, ngữ khí trong lời nói chưa có thiện, người tu luyện cần biểu hiện xuất ra từ bi. Lúc đó tôi nghĩ làm thế nào mới có thể biểu hiện xuất ra tâm từ bi hòa ái đây? Vẫn là còn nghi hoặc không lý giải được, Sư phụ nhìn thấy tôi không ngộ, Ngài dùng Pháp một lần nữa điểm hóa, thức tỉnh tôi, từ đó khiến tôi lĩnh ngộ được tính trọng yếu của động tác luyện công. Mỗi một động tác đều không thể xem nhẹ, mỗi một động tác đều có tác dụng độc lập riêng biệt của nó.
“Tâm sinh từ bi, nét mặt mang ý an hòa“, là từ trong Pháp thể hiện xuất lai, là cảnh giới khi tâm tính người tu luyện đề cao lên đạt được, cũng là một loại an hòa mà khi người tu luyện cải biến bản thể thì trên nét mặt và biểu hiện mới biểu lộ ra được. Đó không phải là những biểu hiện mà con người cố làm ra được, những biểu hiện con người cố làm ra sẽ khiến cho cảm giác đó được biểu hiện theo cách “da cười mà thịt không cười“, sẽ gây nên một cảm giác không tự nhiên, không thoải mái.
Hôm nay viết ra thể hội này hi vọng có thể khởi tác dụng “phao chuyên dẫn ngọc” (tức là ném gạch đi, đưa ngọc quý về, đại ý là đưa ra ý kiến còn nông cạn, hy vọng độc giả có thể từ đó mà có được kiến giải thâm sâu hơn). Tôi cũng hy vọng những đồng tu mà động tác luyện công chưa chuẩn sẽ chú ý hơn, chúng ta đến lúc cuối cùng thì nhân-thân-tâm đều phải đạt được phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn của Pháp, thì mới có thể đạt được “Thân thần hợp nhất“ (Đại Viên Mãn Pháp), mới có thể theo Sư phụ trở về nhà.
Trên đây là thể hội luyện công của cá nhân tôi, nếu có gì chưa đúng thỉnh đồng tu từ bi chỉ chính.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/278558
Ngày đăng: 02-12-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.