Con đường hồi thiên



Tác giả: Chinh Hảo

[ChanhKien.org]

1. Hiểu thấu hai câu chuyện (Hạ trần)

Khi còn nhỏ, mỗi lần xem “Tây Du Ký”, tôi đều cảm thấy bất bình thay cho Sa Tăng. Trong các vai chính, xem ra Sa Tăng là người phạm lỗi nhẹ nhất, nhưng phải chịu trừng phạt rất nặng. Sa Tăng chỉ vì đánh vỡ cái ly thủy tinh của Ngọc Hoàng mà bị đánh 800 trượng và bị đày xuống hạ giới, lại cứ cách bảy ngày lại bị phi kiếm xuyên qua ngực hơn trăm lần. Lúc đó tôi nghĩ: đến mức đó sao? Thiên giới bảo vật nào chẳng có, chỉ đánh vỡ có một cái ly thủy tinh mà phải chịu sự trừng phạt nặng nề đến vậy sao? Sau này tôi đọc được một câu chuyện trên trang Chánh Kiến: Thiên giới có một đồng tử, một hôm chỉ vì đặt nhầm chỗ pháp khí của Bồ Tát mà cũng bị phạt giáng xuống trần gian, đời đời kiếp kiếp luân hồi. Lúc đó trong suy nghĩ của tôi cũng cảm thấy sự trừng phạt như vậy quá nặng. Nhưng cùng với việc buông bỏ các tâm chấp trước trong tu luyện, dần dần tiếp cận đến tầng diện tự ngã, tôi đột nhiên hiểu thấu được hai câu chuyện trên. Sư phụ nói rằng:

“Chư vị khi thấy ai không có chính hành ấy, thực ra chính là chính niệm không đầy đủ. Vì tư tưởng chỉ đạo hành động của con người; khi chính niệm của chư vị đầy đủ thì khẳng định rằng sẽ đoan chính; nói chính niệm không chính nên hành vi mới không đoan chính.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York)

Tôi lý giải thế này: Trên thiên giới những sinh mệnh ở các tầng thứ khác nhau thì tư tưởng của họ đều phù hợp với tiêu chuẩn của tầng Pháp lý ở đó; hành vi của họ thường sẽ không sai sót, hành vi xuất hiện sai sót ấy là vì tư tưởng đã phát sinh biến dị. Ví dụ như đã có quan niệm về tự ngã: vì sao pháp khí cứ phải đặt như vậy chứ? Đặt như thế này chẳng phải cũng tốt sao? Cũng chính là nói đánh vỡ cái ly thủy tinh, đặt pháp khí sai chỗ không phải là nguyên nhân thực sự khiến sinh mệnh đó bị đày xuống trần gian, mà là vì sinh mệnh này đã không còn thuần tịnh nữa, không phù hợp với tầng Pháp lý ấy nữa. Lúc đó nếu chỉ nắn chỉnh hành vi bề mặt, thế thì lần sau thứ bị đánh vỡ sẽ không phải là ly thủy tinh mà có thể là ly ngọc cẩm thạch, vậy không thể giải quyết vấn đề từ gốc rễ nữa rồi.

Trong tu luyện, chúng ta thường tưởng nhầm rằng vì nói sai câu nào đó, làm sai chuyện gì đó nên mới dẫn đến ma nạn. Không phải thế đâu, nói sai, làm sai chỉ là nguyên nhân bề mặt. Lúc đó chúng ta nên đối chiếu với Đại Pháp, truy tìm tư tưởng biến dị đằng sau làm cho chúng ta nói sai câu đó, làm sai việc đó, quy chính bản thân. Đồng hóa với Đại Pháp mới có thể giải quyết vấn đề tận gốc rễ.

2. Kính Sư tín Pháp, tu tâm bỏ chấp trước

Trong tu luyện, tôi có một nỗi khổ đó là nỗi khổ tìm ra tâm chấp trước, từ chỗ phát hiện chỗ cứng đầu cố chấp trong tư tưởng, cho đến lúc tìm được chính xác gốc rễ đằng sau tâm chấp trước ấy, cần trải qua quá trình suy xét rất gian khổ trong thời gian dài, chính vì tìm rất vất vả, nên tôi cũng rất nghiêm túc tu bỏ nó.

Mỗi lần có thể nghiêm túc tìm ra tâm chấp trước, tu bỏ tâm chấp trước được hay không, tôi lấy đó làm tiêu chuẩn để đo lường bản thân có thực sự kính Sư tín Pháp hay không. Tôi lý giải rằng kính Sư tín Pháp chân chính ấy là chiếu theo những gì Sư phụ nói mà làm.

Tôi đã tu bỏ quan niệm về bệnh như sau: Trước đây, tôi yêu sự sạch sẽ một cách thái quá, mỗi ngày tôi phải rửa tay không biết bao nhiêu lần vì những vi khuẩn và vi rút vốn không nhìn thấy được. Cũng chính vì vấn đề này mà tôi và người nhà nảy sinh mâu thuẫn gay gắt, tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian và cơ hội để tu luyện và cứu người. Tôi đã hạ quyết tâm thay đổi bản thân. Khi tôi bắt đầu thực sự hướng nội tìm, hướng nội tu, thì hệ thống tu luyện mà Sư phụ cấp cho tôi bắt đầu phát huy uy lực: Tôi nghĩ rằng vi rút và vi khuẩn có thể làm người ta mắc bệnh là quan điểm trong khoa học. Sư phụ nói rằng:

“Thế nhưng tôi nói với mọi người, khoa học này nó cũng là một tôn giáo. Nó là một tôn giáo hết sức hoàn thiện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu)

Chúng ta thông qua tu luyện đều biết được nguyên nhân thực sự làm người ta mắc bệnh là nghiệp lực. Vậy tôi lựa chọn tin vào Đại pháp hay tin vào khoa học? Nếu tôi lựa chọn tin vào cái tôn giáo khoa học này, thì chẳng phải không thể nghiêm túc đối đãi với vấn đề “bất nhị pháp môn” sao? Nghiêm trọng hơn là nếu tôi cảm thấy vi rút và vi khuẩn có thể khiến tôi mắc bệnh, kỳ thực là không tin Sư phụ đã giúp tôi tịnh hóa thân thể, cũng đồng nghĩa với tự đặt ra nghi vấn: ”Đại Pháp này có thật chăng? Sư phụ nói có thật chăng?” Đằng sau đó là nghi tâm đối với Sư phụ, là điều đại bất kính đối với Sư phụ.

Khi triệt để tìm ra được cái chấp trước này tôi đã tu bỏ nó từ căn bản. Sau này ngay cả khi dịch bệnh nghiêm trọng nhất cũng không ngăn được bước chân tôi đi cứu người. Làm được điều đó rồi tôi mới lĩnh ngộ được lời của Sư phụ:

“Chư vị đã biết đạo lý tương sinh tương khắc, không có sợ, thì cũng không tồn tại nhân tố làm cho chư vị sợ.” (Tinh tấn yếu chỉ ll – Tống khứ chấp trước cuối cùng)

Sư phụ thực sự muốn tốt cho chúng ta, bỏ đi chấp trước đối với bệnh rồi thì cho dù chiểu theo lý của cựu vũ trụ, cựu thế lực cũng không nắm được cái cớ để bức hại.

Tôi tu bỏ tâm oán hận như sau: Cái tâm này theo tôi đã rất lâu rồi, tôi không ý thức được nó. Sau đó nó càng ngày càng lớn dần, thậm chí đã bắt đầu thao túng tôi, không để tôi học Pháp. Chính Sư phụ đã cứu tôi. Sư phụ đã đem một câu Pháp đánh vào chốn thâm sâu trong tư tưởng của tôi:

“Con người tựa như đồ chứa đựng, cho mang chứa cái gì thì là như thế.” (Tinh tấn yếu chỉ – Hòa tan trong Pháp)

Tôi liền thức tỉnh: Mình lấp đầy oán hận, mình chẳng phải là kẻ xấu sao? Tu tới tu lui, sao mình lại tu thành một người xấu cơ chứ? Nghĩ vậy, tôi bắt đầu phân tách nó khỏi tự kỷ chân chính của mình. Vì cái tâm này lớn quá, một lúc không thể tu bỏ hết được, sau này trong quá trình tu luyện liên tục, tôi có thể thấy được nó càng ngày càng yếu đi; tiếp sau đó khi mà nó chưa hình thành, trong tư duy còn chút phân tán tôi đã có thể nắm chắc nó rồi.

Tôi loại bỏ tâm tật đố như sau: Một thời gian tôi rất đố kỵ với đồng tu nào luyện công nhiều, bản thể chuyển hóa được tốt, đặc biệt là mấy đồng tu lớn tuổi. Nếu thấy tóc họ đen, tôi sẽ ghé sát lại gần để xem chân tóc họ. Nếu chân tóc màu trắng, chứng tỏ là tóc nhuộm, như vậy tôi cảm thấy như nhẹ nhõm hơn vậy; nếu chân tóc màu đen, cho thấy người ta tu tốt, tôi như thể có chút thất vọng. Tôi biết đây là tâm tật đố nhưng lại không biết tu bỏ nó đi như thế nào. Một hôm, tôi chợt nhớ đến khó khăn của Sư phụ khi độ chúng ta, Sư phụ độ chúng ta vất vả như thế, chắc chắn rằng Sư phụ đều hy vọng chúng ta sẽ có thể tu thành. Vậy đồng tu tu được tốt, tôi nên vui mừng cho đồng tu mới phải. Hơn nữa, tôi không phải đến để trợ Sư sao? Sư phụ hy vọng chúng ta đều có thể tu thành, vậy thì nếu thấy đồng tu chỗ nào chưa hoàn thiện, tôi vẫn nên nghĩ cách hoàn thiện. Cứ mãi nghĩ như vậy, tôi phát hiện tâm tật đố đang dần dần tan chảy, cho đến khi biến mất. Thì ra, cái làm tan chảy tâm tật đố chính là sự từ bi.

Cùng với việc vứt bỏ tâm tật đố càng ngày càng nhiều, tôi phát hiện tất cả tâm tật đố đều có cùng một gốc rễ, đó chính là tự ngã (tư ngã). Sư phụ nói rằng:

“Nhưng khí đen không phải là nguyên nhân căn bản tạo thành bệnh, mà là vì ở trong một không gian thâm sâu hơn có con linh thể kia, [chính] là nó phát xuất ra cái trường.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng cái tôi vị tư đang sản sinh ra chấp trước. Ngược lại, chấp trước lại đang nuôi dưỡng cái tư ngã.

3. Tu bỏ sự bất thuần

Tùy theo sự đề cao trong tu luyện, tiêu chuẩn kính Sư tín Pháp cũng đề cao lên theo. Có một số thứ bất thuần mà không dễ nhận biết đang bộc lộ ra. Tôi nhận biết được sự vô tri và ngạo mạn của bản thân. Đằng sau một vài tư tưởng đã hình thành tự nhiên đều có một loại tự ngã ngạo mạn. Ví dụ: “Tôi đã loại bỏ tâm chấp trước gì đó”, tôi là một người tu trong mê, tôi có lực lượng gì mà loại bỏ được vật chất ngoan cố giống như đá hoa cương được hình thành qua mấy trăm nghìn năm đó chứ? Tôi chẳng qua giống như Ngu Công dời núi, đào bỏ từng xẻng từng xẻng đất của chấp trước. Sư phụ đã nhìn thấy sự thành tâm và quyết tâm của tôi, cuối cùng giúp tôi dời bỏ ngọn núi lớn chấp trước đó.

Ví dụ: “Tôi đã giảng chân tướng cứu được bao nhiêu người”. Bản thân tôi vẫn nhờ Sư phụ cứu, tôi có thể cứu ai chứ? Tôi chẳng qua chỉ làm chút việc bề mặt nhất, còn chân chính cứu được sinh mệnh này từ căn bản là Sư phụ.

Ví dụ: Tôi đã ngộ được Pháp lý gì? Sư phụ sớm đã nói rằng:

Pháp Luân Công là Pháp luyện người.” (Pháp Luân Công)

Là Đại Pháp nhìn thấy tôi tu bỏ được tâm chấp trước nào đó, đề cao lên rồi, liền triển hiện ra cho tôi Pháp lý mà tôi nên biết tại tầng thứ của tôi.

Tất cả đều là Sư phụ làm, là Đại Pháp làm.

Thế thì thứ chúng ta tu là gì? Tôi ngộ được rằng từ đầu chí cuối, thứ chúng ta tu là sự tôn kính đối với Sư phụ, và tín tâm đối với Đại Pháp. Sư phụ chính là dựa vào phần tôn kính này, phần tín tâm này của chúng ta mà dẫn dắt chúng ta bước về phía trước.

Nếu chúng ta mất đi sự tôn kính đối với Sư phụ, sự tín tâm đối với Đại Pháp, nghĩa là tương đương với bản thân chủ động rời xa Sư phụ, bước trên con đường mà cựu thế lực an bài. “Con đường là tự mình đi.” (Chuyển Pháp Luân) Lúc này Sư phụ chỉ có thể đau lòng mà nhìn chúng ta, nếu chúng ta có thể quay trở lại, Sư phụ sẽ quản; nếu chúng ta chấp mê quá nặng, thì sẽ sai lạc quá xa rồi, thậm chí nhục thân cũng sẽ bị cựu thế lực tước bỏ.

4. Tìm lại cái tâm “thuở đầu” của chúng ta

Một hôm, đồng tu hẹn tôi đi phát tài liệu, tôi đứng bên đường vừa đợi đồng tu vừa nghe Pháp, tôi nghe được một câu thế này, đối ứng trong “Chuyển Pháp Luân là:

“Tu luyện bình thường của chúng ta, là tu từ thấp lên cao, mãi cho đến khai công tu viên mãn. [Người] được gọi là ‘phản tu’ này, tuổi đã cao mà tu từ thấp lên cao sẽ không kịp, nên họ tu từ cao về thấp sẽ nhanh hơn; hiện tượng ấy cũng là thời đó tạo thành.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi định lại tại đó, từng luồng từng luồng nhiệt chạy thông suốt toàn thân, trong tâm cảm xúc lẫn lộn, tôi giống như đã đi được quãng đường rất rất xa. Có lúc tôi đi được rất nhanh, có lúc đi chậm, thường đi sai đường, có lúc lạc lối. Là Sư phụ, là Đại Pháp luôn chỉ dẫn cho tôi, Đại Pháp phá tan hết thảy rào cản mê mờ và vọng niệm, như có một cánh cửa mở toang, lúc này, tôi dường như hợp nhất làm một với cái tôi ở tại vi quan, tôi nhìn thấy một thế giới rất sâu xa và rộng lớn. Đó là tối nguyên sơ của tôi, là nơi tôi đã từ đó mà đến.

Nếu giống trong màn mở đầu của ShenYun, vào lúc mạt hậu của vũ trụ, từ nơi chân trời truyền đến lời gọi uy nghiêm từ bi của Phật Chủ. Chúng ta vì chúng sinh, không chút do dự buông bỏ hào quang của Thần, dùng sinh mệnh của Thần ký thệ ước với Phật Chủ, theo Sư phụ đi xuống, trợ Sư chính Pháp. Kể từ thời khắc đó, chúng ta đã lựa chọn Đại Pháp, cũng trở thành sinh mệnh được Đại Pháp lựa chọn; từ thời khắc đó, chúng ta có sự khác biệt căn bản với cựu thế lực. Kẻ thực sự không tôn kính Sư phụ, không tín Pháp chính là cựu thế lực.

Tôi mang theo một niệm kính Sư tín Pháp mà đến, trong quá trình tầng tầng đi xuống, bất kể tôi bị lấp lên bao nhiêu bụi bẩn của tầng tầng vũ trụ, thì một niệm ban đầu này nhờ có sự gia trì của Phật Chủ vẫn luôn lấp lánh ánh hào quang bất diệt nơi chốn thâm sâu trong sinh mệnh của tôi, trong thương khung của tôi.

Thế nên, vì sao tôi lại không giữ vững niệm ban đầu này, tu từ cao về thấp chứ?

Tôi lý giải rằng tu từ dưới lên trên là tu bỏ từng tâm chấp trước, giống như tóm lấy tất cả khí màu đen, sau cùng khiến con linh thể sinh ra khí đen đó – tự ngã (tư ngã) không có nơi ẩn náu.

Còn tu từ cao về thấp chính là lấy mặt Thần của bản thân làm chủ đạo, lập tức tóm lấy tự ngã (tư ngã) trong tay. Bởi vì từ khi vũ trụ hoại diệt trở đi, cái tư ngã như hình với bóng gắn trên bản tính của chân ngã, rất khó phân biệt được. Chúng ta thường coi nó như bản thân mình. Thậm chí nó cũng muốn tu luyện, nhưng nó tu luyện là vì sự viên mãn của bản thân nó; nó cũng giảng chân tướng, nhưng nó giảng chân tướng là vì để bản thân không bị rớt lại.

Tôi ngộ được một tầng hàm nghĩa của tu luyện Chính Pháp đó là: Dưới sự gia trì của Sư tôn, bản tính chân ngã giác ngộ trong Đại Pháp tu xuất chính niệm kim cương bất hoại, thản nhiên không sợ hãi tự tay giải thể hủy đi cái tư ngã cùng hết thảy những nhân tố bất thuần, những an bài biến dị mà cựu thế lực lợi dụng những nhân tố bất thuần này để làm ra và bản thân cựu thế lực; bằng sự từ bi tan chảy cả sắt thép để giải thoát hết thảy sinh mệnh có liên quan.

Tôi đã có nhận thức mới về việc làm thế nào phủ định cựu thế lực từ căn bản, Sư phụ nói rằng:

“Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi lý giải cái tôi chân chính luôn ở trên thân Sư phụ, đây là nơi cựu thế lực căn bản không chạm đến được, tất cả những an bài biến dị của cựu thế lực đối với tư ngã đều sẽ bị giải thể cùng với sự giải thể của cựu vũ trụ. Sư phụ nói rằng:

“Làm cho đến nay, chúng sinh cũng thấy được rằng hết thảy điều cựu thế lực muốn làm đều là không thể giải khai, là không có gốc.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Tôi thể ngộ được rằng cựu thế lực chỉ quản chấp trước những an bài của chúng, mà không quản đến kết cục của sự việc; cũng không quản việc sẽ hủy đi bao nhiêu sinh mệnh. Chỉ có Sư phụ của chúng ta mới là vì tương lai của vũ trụ, vì tương lai chúng sinh mà chịu trách nhiệm. Sư phụ nói:

“Đồng thời không chỉ hàng nghìn hàng vạn thứ [cần] được cấp trong môn này của chúng tôi, đã cấp toàn bộ cho chủ nguyên thần của chư vị, thực sự để bản thân chư vị đắc công.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi rốt cuộc đã tìm được bản thân mình, Sư phụ từ bi xem tôi như đệ tử dẫn dắt đã nhiều năm như vậy, đến tận lúc này, tôi mới thực sự trở thành đệ tử của Sư tôn. Phát chính niệm không còn là vì thanh trừ sự bức hại của cựu thế lực đối với bản thân, mà là để trở thành đệ tử vốn được Đại Pháp tạo thành, dùng thần thông Phật Pháp mà Sư tôn cấp cho kiên định duy hộ Đại Pháp, thanh trừ những sinh mệnh bất kính đối với Sư phụ và Đại Pháp; lúc giảng chân tướng thì bắt đầu chủ động dùng mặt Thần của bản thân, dùng Thần niệm cường đại để câu thông với phần bản nguyên nhất trong sinh mệnh của chúng sinh. Trở thành một lạp tử trong Đại Pháp, tôi đã có nguồn sức mạnh không bao giờ vơi cạn của Thần.

Giờ đây, khi quay đầu nhìn lại quá trình tu luyện của bản thân, luôn nỗ lực tu sự tôn kính đối với Sư phụ, sự tín tâm đối với Đại Pháp cũng vẫn là mang yếu tố bất thuần. Bởi vì bất kính, cho nên mới cần tu sự tôn kính; bởi vì không có tín tâm nên mới cần tu sự tín tâm. Sư phụ nói rằng:

“Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ. Ông là căn bản của khai thiên tịch địa, của tạo hóa vũ trụ, nội hàm từ cực nhỏ đến cực lớn, có triển hiện khác nhau tại các tầng thứ thiên thể khác nhau.” (Chuyển Pháp Luân)

Là sinh mệnh trong vũ trụ này, tôi có bản sự gì dám đi đo lường Đại Pháp của khai thiên tịch địa, của tạo hóa vũ trụ mà tin với không tin gì đây? Tôi có bản sự gì dám đi đo lường đối với Vương vô thượng của Vương của Vạn vương tạo ra vô số đại khung mà tôn kính hay không tôn kính đây? Là một sinh mệnh nhỏ bé được Sư phụ, được Đại Pháp tạo ra, tán tụng Sư phụ, tán tụng Đại Pháp mới là mong ước thực sự của sinh mệnh.

5. Trân quý

Tôi biết rõ bản thân cách yêu cầu của Sư phụ còn xa lắm, Sư phụ cấp tất cả những thứ hoàn thiện cần trong tu luyện cho mỗi đệ tử chân tu; nhưng chúng ta vẫn phải trong thực tu mà đưa thực hiện nó, tôi không biết làm thế nào để tu xuất sự từ bi có thể tan chảy cả sắt như vậy. Sư phụ nhìn thấy tôi có nguyện vọng đề cao, liền ban cho tôi đôi mắt huệ nhãn, để tôi nhìn thấy thiên cơ được lưu giữ trong 5000 năm văn hóa truyền thống mà Sư phụ đang dẫn dắt các đệ tử khai sáng; Sư phụ cấp cho tôi một huệ tâm, để tôi từ trong thiên cơ ẩn giấu đi cảm ngộ sự từ bi hồng đại của Sư phụ.

Ví dụ: Tô Thức có câu: “Trường hận thử thân phi ngã hữu. Hà thời vong khước doanh doanh” (Giận nỗi thân này chẳng phải của ta. Bao giờ mới quên được công danh lợi lộc). Còn có câu rằng: “Bất do tự chủ” (Không làm chủ được), đều là đang nhắc nhở con người, con người luôn luôn mê muội, không phải đang sống vì tự kỷ chân chính, người được khải ngộ cần tìm được tự kỷ chân chính của mình.

Ví dụ: Từ “phóng tâm” (buông tâm, yên tâm) là để nói với con người rằng quan hệ nhân duyên và mức độ lớn nhỏ của nghiệp lực quyết định họa phúc được mất của nhân sinh, thứ mà con người đều chấp trước truy cầu, rất nhiều lúc là nhọc tâm vô ích, vì thế mà tạo nghiệp lực lại phải tự mình đi bồi hoàn. Người được khải ngộ phải buông xuống hết thảy tâm. Điều này cho đến nay vẫn còn khải ngộ cho tôi. Sư phụ nói rằng:

“Chư vị có biết viên mãn của đệ tử Đại Pháp là một việc vĩ đại nhường nào không? Tất cả mọi việc quanh thân của chư vị thì Sư phụ đều quản cho chư vị, cần chư vị nhọc tâm về điều gì nữa?” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Nghĩ đến đoạn Pháp này, tôi thấy thật xót xa, từ xưa đến nay, triều nào đại nào có vị Sư phụ nào nói lời như thế với đệ tử, tôi còn điều gì mà không buông tâm được chứ? Tôi còn cái tâm chấp trước nào không thể bỏ xuống được đây? Sư phụ nói:

“Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ.” (Chuyển Pháp Luân)

Một lời mà to lớn đến thiên thể vũ trụ, nhỏ đến thế gian con người, không gì không xuyên thấu bởi trí huệ và tâm huyết của Sáng Thế Chủ. Sư phụ còn nói:

“Tẩu hồi truyền thống lộ thông thiên“ (Quay về truyền thống là con đường rộng mở lên trời) (Hồng Ngâm V – Tái tạo)

Thì ra, trong 5000 năm văn hóa Thần truyền, từng câu từng lời, đều chứa đựng mật mã hồi thiên (trở về thiên thượng), ký thác lời kêu gọi, kỳ vọng tha thiết của Phật Chủ, kỳ vọng chúng sinh đang mê lạc tìm được đường về nhà. Tôi đã lý giải được một tầng hàm nghĩa của từ bi: Vì chúng sinh mà trải con đường trở về Thiên thượng.

Tôi thực sự biết cần phải trân quý. Trân quý vạn sự vạn vật trong không gian này, trân quý mỗi một sinh mệnh đang tồn tại trên thế gian này, cũng bao gồm cả sự trân quý đối với thân người của mình. Tại thời kỳ mạt Pháp mạt kiếp, nhờ thân người mà đắc được Pháp do Phật Chủ đích thân truyền độ, đây là phúc phận to lớn mà Sư phụ ban cho chúng ta! Làm tốt ba việc mới là sự trân quý tốt nhất đối với thân người này.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/277040



Ngày đăng: 04-12-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.