Từ cậu bé mắc chứng rối loạn phân ly trở thành soái ca



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Hà Bắc

[ChanhKien.org]

Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi xin chia sẻ với các đồng tu về vẻ đẹp và sự siêu thường của Đại Pháp mà bản thân đã tận mắt chứng kiến trong vài năm qua.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 2009, tôi giảng dạy tại một trường tiểu học. Hơn mười năm du học ở nước ngoài, tôi hầu như không tiếp xúc với các em nhỏ. Lần đầu tiên bước vào khuôn viên trường, trong lòng tôi đã tràn ngập niềm vui khôn tả. Lũ trẻ chạy tới chạy lui xung quanh sân trường. Tôi ngắm nhìn gương mặt tươi cười hồn nhiên của các em. Trẻ nhỏ giống như những thiên thần vậy. Đã lâu lắm rồi tôi mới có lại cảm giác thuần tịnh này.

Tôi làm chủ nhiệm lớp số Bốn trong khối lớp Một. Lần đầu bước lên bục giảng, nhìn gương mặt đáng yêu của các em, tôi chợt nhớ tới đoạn Pháp Sư phụ giảng:

“Tất nhiên, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, [thì] hiếu kính cha mẹ, dạy dỗ con cái đều cần phải [làm]; tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị. Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác; cái tâm ấy không phải là tự tư, mà là tâm từ thiện, là từ bi.” (“Bài giảng thứ sáu”, Chuyển Pháp Luân)

Tôi tin rằng Sư phụ đã an bài những đứa trẻ này đến với tôi, chúng tôi có tiền duyên với nhau. Tôi đối xử với các em thật tốt, có trách nhiệm với các em, để các em thấy được vẻ đẹp của Đại Pháp. Tôi nói với chúng: “Các bạn nhỏ, chúng ta nên chân thành, thiện lương và khoan dung, nhẫn nhịn. Ở nhà các con cần nghe lời ông bà cha mẹ, đến trường cần nghe lời thầy cô giáo. Các con cần cư xử lễ phép, kính trọng trưởng bối và biết nghĩ đến người khác. Chúng ta sẽ biến lớp số Bốn của khối Một thành một đại gia đình. Chúng ta là anh chị em của nhau. Cô là chị cả, chúng ta sẽ yêu thương và trân quý khoảng thời gian bên nhau”. Một số em gật đầu, một số em nói lời tán thưởng. Dù còn nhỏ nhưng các em đều có thể hiểu được những lời thiện lương.

Khi các em nói chuyện với tôi sau giờ học, tôi ngồi thấp xuống để ngang bằng với chúng, ngữ khí nhẹ nhàng. Học sinh lớp Một so với trẻ mẫu giáo cũng không khác biệt nhiều, vậy nên tôi vừa là cô giáo, vừa là bảo mẫu. Một số em không biết thắt dây giày thì tôi thắt giúp; một số phụ huynh quên đón con, tôi ở lại đợi cùng hoặc đưa các em về nhà; một số em đi vệ sinh xong làm bẩn quần của mình, tôi giặt quần cho các em, và gọi cho bố mẹ các em mang chiếc quần sạch đến trường để thay. Tôi cảm giác làm như vậy mới giống một người tu luyện. Các em đã trở nên ngoan ngoãn và nghe lời. Thậm chí ngay cả khi chúng cãi nhau, hễ nhìn thấy tôi, chúng liền lập tức sửa lỗi, tôi căn bản không cần bận tâm lo lắng.

1. Lần gặp đầu tiên, kết Pháp duyên

Một ngày nọ, sau giờ học, một vị phụ huynh dáng người gầy gò tên Phụng Minh (hóa danh) đến hỏi tôi: “Thưa cô giáo, Thiên Kỳ (hóa danh) có hay ngủ gật trong lớp không ạ? Cháu có hay té ngã sau giờ học không ạ?” Tôi trả lời: “Bọn trẻ thích chơi bời chạy nhảy nên té ngã là chuyện bình thường. Hiện giờ, thời tiết vẫn nóng nực, nên cháu dễ ngủ gật trong lớp”. Vị phụ huynh rời đi mà không nói gì. Hôm sau, tan học, cô ấy lại đến gặp tôi với một bảng kê và nhờ tôi ghi lại xem Thiên Kỳ đã ngủ gật bao nhiêu lần, ngã bao nhiêu lần, thè lưỡi bao nhiêu lần… Tôi bắt đầu cảm thấy lạ, vì vậy trong ngày, tôi đã quan sát Thiên Kỳ, và quả thật là cậu bé thích ngủ gật, té ngã và thè lưỡi mỗi khi nói.

Vào ngày thứ ba, sau khi tan học, vị phụ huynh kia lại đến. Cô ấy đã khóc sưng cả mắt. Tôi hỏi cô chuyện gì đã xảy ra. Cô ấy đáp: “Bệnh viện nói Thiên Kỳ bị chứng rối loạn phân ly và yêu cầu tôi ghi lại những hành vi của cháu mỗi ngày. Tôi đã có hai con gái. Sinh được một cậu con trai thật cũng không dễ dàng gì, cháu chính là lẽ sống của tôi, vậy mà giờ cháu lại bị bệnh, tôi biết sống sao đây?” Cô nói đến đó thì lại bật khóc. Tôi nói: “Xin chị đừng khóc, chị có muốn cùng tôi trò chuyện một chút không?”

Cô kể: “Thiên Kỳ từ nhỏ đã thông minh lanh lợi. Cháu từng tham gia thi vũ đạo ở trường mẫu giáo và đạt giải. Nhưng trước kỳ nghỉ hè năm nay, chú của Thiên Kỳ trong lúc trêu đùa đã kéo chân của cháu. Tay Thiên Kỳ chống xuống đất khiến cổ tay bị gãy. Chúng tôi đã phải đưa cháu đến bệnh viện bó bột. Cổ tay cháu liền lại chỉ sau một thời gian ngắn, nhưng tính tình đã thay đổi. Cháu trở nên ham ăn ham ngủ, bao nhiêu cũng không thấy đủ. Cháu cũng trở nên thiếu lễ phép, hay cáu kỉnh, gặp việc gì không vừa ý là nổi trận lôi đình, chỉ cần thấy thích gì đó là có thể lấy đồ của người khác. Dường như cả ngày không có lúc nào cháu vui vẻ. Vì vậy, mọi người trong nhà luôn nhắc những đứa trẻ khác phải nhường nhịn và tránh làm Thiên Kỳ tức giận. Một vấn đề nữa là Thiên Kỳ tăng cân nhanh chóng. Chúng tôi đưa cháu đến bệnh viện kiểm tra toàn diện nhưng không phát hiện được gì cả. Chúng tôi cũng đến bệnh viện Nhi Bắc Kinh để làm xét nghiệm tủy xương, kết quả vẫn bình thường. Tôi cũng đưa cháu đến trung tâm điều trị giấc ngủ, nơi có nhiều trẻ cũng bị bệnh này. Những triệu chứng đều tương tự của Thiên Kỳ. Ban ngày, chúng gặp ảo giác và ảo thính. Khi chúng cảm thấy đau, chúng sẽ đánh, cấu véo, thậm chí là cắn mẹ của mình. Những bà mẹ chỉ đơn giản là chịu đựng, miễn là con mình có thể cảm thấy thoải mái một chút. Bác sĩ nói rằng bệnh của Thiên Kỳ thì bệnh viện cũng không có phương án khả dĩ. Bệnh này rất khó chữa khỏi hoàn toàn và bệnh nhân có thể phải dùng thuốc suốt đời. Chúng tôi đã đi khắp các bệnh viện lớn trong nước mà không có kết quả. Cuối cùng, bác sĩ nói chúng tôi hãy thắp hương xem quẻ thử vận may. Chúng tôi tranh thủ thời gian nghỉ hè để đến núi Tây Bắc, nghe nói rằng hương hỏa ở đó rất linh thiêng, và cũng đã hỏi thăm về Tướng Môn nổi tiếng gần đó. Cuối cùng, tất cả bọn họ đều nói điều giống nhau. 12 năm trước, ông của Thiên Kỳ đã giết một con chồn con, và bây giờ con chồn mẹ đến để báo thù, nhắm vào Thiên Kỳ. Chúng tôi hỏi lại ông nội cháu, và đó là sự thật. Với tôi, tôi không sợ chết, tôi chỉ thương con trai mình, Thiên Kỳ còn quá nhỏ… Tôi đã chuẩn bị sẵn thuốc chuột”. Cô vừa nói vừa khóc như mưa.

Tôi nghĩ rằng cô ấy đã đến bước đường cùng, nếu không đã chẳng kể chuyện này với người mới quen biết. Tôi nói với cô: “Chị đã bao giờ nghe về Pháp Luân Công chưa? Đó là một phương thức chữa bệnh khỏe người cực kỳ hữu hiệu. Có nhiều người mắc bệnh nan y mà luyện Pháp Luân Công thấy rất tốt. Phía Tây nhà tôi có một cậu bé, ngày nào cũng kêu là cảm thấy lưng nặng trĩu, đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói không có vấn đề gì, nhưng cậu vẫn cảm thấy khó thở. Sau đó, một thầy bói nói rằng vì bà ngoại của cậu bé khi còn sống rất yêu quý cậu, nên khi mất đi, bà vẫn không muốn rời xa cậu bé. Bà ấy bám lên người cậu, cho nên lưng cậu cảm thấy nặng. May mắn thay, mẹ cậu bé biết Pháp Luân Công có thể “nhất chính áp bách tà” (Chuyển Pháp Luân), liền bắt đầu luyện. Chỉ một thời gian ngắn sau, cậu bé không còn kêu lưng bị nặng nữa”.

Phụng Minh nói: “Chẳng phải Nhà nước không cho luyện Pháp Luân Công sao?” Tôi trả lời: “Đó chỉ là những lời bịa đặt tuyên truyền trên ti vi do Nhà nước kiểm soát nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. Pháp Luân Công chân chính là môn tu luyện Đại Pháp thượng thừa của Phật gia, dạy người hướng thiện. Khi chị liễu giải được chân tướng, chị sẽ hiểu Pháp Luân Công tốt đẹp và trân quý ra sao. Chị có thể thử xem”. Cô ấy bán tin bán nghi mà đồng ý.

Hai tháng trôi qua, vị phụ huynh kia không đến gặp tôi. Dù Thiên Kỳ bị bệnh như vậy, nhưng tôi không có đối xử khác biệt với em. Trái lại, tôi quan tâm em nhiều hơn, nói chuyện nhẹ nhàng hơn. Thi thoảng Thiên Kỳ không vâng lời nhưng tôi không lớn giọng, thay vào đó là giảng giải đạo lý cho em. Em vẫn nghiện ăn nghiện ngủ. Lưỡi em bẩn và hơi thở thì rất nặng mùi. Có lúc, Thiên Kỳ có thể ngủ gật trên sách khi đang làm bài tập, và té ngã khi chạy ra khỏi lớp. Khi nói chuyện, mí mắt em dường như muốn sụp xuống, hai mắt đỏ ngầu. Tôi có thể thấy rằng em không muốn ngủ, nhưng bản thân lại không tự chủ được.

Tôi nói với học sinh trong lớp rằng Thiên Kỳ chỉ thích ngủ. Nếu ai thấy cậu bé đang ngủ thì hãy nhẹ nhàng đánh thức bạn; khi Thiên Kỳ ngã, không nên cười bạn mà hãy đỡ bạn dậy. Các em đều rất thiện lương và tôn trọng Thiên Kỳ, chúng rất vui khi giúp đỡ cậu bé. Tôi biết đằng sau đó là lực lượng của Thiện mà Sư phụ đã gia trì.

Sau ba tháng, đột nhiên một ngày nọ, Phụng Minh đến gặp tôi và nói: “Thiên Du, tôi đã minh bạch mọi điều, cũng buông xuống tất cả, nguyên lai bộ Đại Pháp này thật tuyệt vời. Tất cả những gì ti vi nói đều là giả”. Tôi cao hứng nói: “Chị đã đọc sách và bắt đầu tu luyện Đại Pháp rồi ư?” Cô ấy đáp: “Lúc chị giới thiệu Pháp Luân Công cho tôi, tôi đã không thể tập trung tìm hiểu vì còn để hết tâm trí vào bệnh tình của con trai. Trong hai tháng đầu, tôi sắc thuốc và cho Thiên Kỳ uống mỗi ngày. Thuốc đắng đến mức ngay cả tôi cũng không thể nuốt nổi chứ đừng nói đến một đứa trẻ. Hai vợ chồng tôi lại tìm đến một Tướng Môn khác để xin linh phù, nhưng cũng chỉ được một tuần, sau đó tình trạng cháu lại như cũ. Chúng tôi thật sự đau khổ, tuyệt vọng. Đột nhiên, tôi nhớ đến những gì chị nói. Sau đó, tôi tìm đến một dì cũng tu luyện Pháp Luân Công ở trong làng và mượn được cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi đọc một mạch hết quyển sách, đọc xong thì minh bạch thông suốt, chính là Sư phụ đã đem ý nghĩa của sinh mệnh mà viết ra. Rồi tôi cùng dì học năm bài công pháp. Các động tác nhẹ nhàng, khoan thai; âm nhạc du dương, tường hòa; luyện công xong cả người thư thái. Tôi đã tu luyện được một tháng rồi”. Tôi nói: “Thảo nào, khí sắc của chị hôm nay so với vài tháng trước thay đổi hẳn, như một người khác vậy”. Phụng Minh trả lời: “Đúng vậy, khi đó cả ngày tôi chỉ nghĩ đến việc đưa con đi tìm cái chết, căn bản không muốn sống tiếp. Giờ không còn như vậy nữa, tôi đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống rồi”. Tôi đáp: “Thật là tốt quá!”

Giờ ra chơi, tôi trò chuyện với học sinh và hỏi về những giấc mơ của chúng. Có em kể rằng mình tìm thấy tiền, có em kể được đi du lịch, có em không nhớ được hoặc đơn giản là không nằm mơ. Khi hỏi tới Thiên Kỳ, cậu bé nói: “Hằng đêm con đều mơ thấy ma quỷ đang cố gắng giết con, hoặc yêu quái đang đuổi theo con. Con không dám ngủ chút nào, nhưng con rất buồn ngủ. Ban ngày, con cũng có thể nghe thấy có người nói chuyện và thấy con mắt ai đó đang nhìn mình”. Tôi hỏi liệu em có hay xem hoạt hình hoặc chơi điện tử không, em nói không. Những đứa trẻ khác thấy điều này thật không thể tưởng tượng và thật đáng sợ. Tinh lực của con người là có giới hạn. Nếu điều này xảy ra trong một thời gian dài sẽ khiến người ta tàn phế, chẳng phải ma quỷ sẽ đạt được mục đích trả thù sao? Tôi nói với Thiên Kỳ: “Nếu lần sau con mơ như vậy, thì con hãy hô to ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’. Ma quỷ sẽ sợ mà bỏ chạy”. Cậu bé nói sẽ nhớ kỹ lời tôi dặn.

2. Chứng thực Pháp

Chớp mắt, các em học sinh của tôi đã lên lớp Hai. Thiên Kỳ luôn vui vẻ. Bệnh của cậu bé đã khá hơn, dù các triệu chứng chưa hoàn toàn mất hẳn. Một ngày nọ, Phụng Minh nói với tôi: “Giờ đây tôi cảm thấy thoải mái. Là mẹ của Thiên Kỳ, tôi chỉ cần làm tròn bổn phận của mình. Lo lắng cũng không ích gì. Con người là có số mệnh, sinh tử cũng không tự mình định đoạt được”. Tôi nói: “Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân: ‘một người luyện công, người khác có lợi ích’. Nếu chị tu luyện, Thiên Kỳ chỉ là được hưởng lợi theo. Sẽ tốt hơn nếu để cháu cùng tu luyện với chị. Cậu bé sẽ không chỉ khỏe mạnh hơn mà còn có thể khai trí khai huệ. Tôi đắc Pháp từ khi còn nhỏ. Luân hồi chuyển thế hàng ức vạn năm cũng chỉ vì đợi đến ngày hôm nay để được đắc Đại Pháp. Không có điều gì may mắn hơn là được tu luyện Đại Pháp và được Pháp thân của Sư phụ và Chính Thần bảo hộ, đối với Thiên Kỳ chẳng phải là càng tốt sao?”

Phụng Minh thấy cũng có đạo lý nên đã khuyến khích con trai cùng luyện công với mình. Cô thấy con trai uống thuốc lâu như vậy không đỡ, muốn giúp cậu bé dừng thuốc. Nhưng bố Thiên Kỳ đã bị đầu độc thâm sâu bởi những gì ti vi nói về Đại Pháp, vừa nghe thấy Pháp Luân Công đã sợ hãi, nay lại nghe nói đến dừng thuốc thì nhất định phản đối. May mắn thay, anh ấy đã nghe con trai kể rằng giáo viên của con là một người tu luyện Pháp Luân Công, là một người tốt, và đối xử với cháu rất tốt. Những đứa trẻ mắc bệnh này thường bị kì thị, lâu dần các giáo viên sẽ không thích chúng, chúng sẽ cảm thấy tự ti, từ đó bệnh tình ngày càng trầm trọng. Nhưng với đệ tử Đại Pháp thì không như vậy. Thay vào đó, các học viên sẽ kiên nhẫn hơn với những đứa trẻ. Triệu chứng của Thiên Kỳ đã thuyên giảm nên bố cháu rất cảm kích và luôn muốn mời tôi dùng bữa. Tôi nói: “Tôi chỉ làm những gì mình nên làm. Sư phụ của chúng tôi luôn dạy đệ tử Đại Pháp cần đối xử tốt với người khác một cách vô điều kiện. Nếu anh muốn cảm tạ, xin hãy cảm tạ Sư phụ của chúng tôi”. Anh ấy vẫn khăng khăng mời tôi đi ăn, tôi không thể từ chối nên đã lấy đó làm cơ hội giảng chân tướng cho anh ấy.

Anh ấy đã hiểu rằng Đại Pháp là tốt, tuy nhiên đối với việc không dùng thuốc mà vẫn có thể khỏi bệnh thì chưa thật tin tưởng. Vì thế, anh đồng ý cho Thiên Kỳ tu luyện nhưng vẫn cần uống thuốc. Phụng Minh hỏi tôi tiếp theo cần làm gì. Tôi nói rằng hãy hỏi Thiên Kỳ, nếu sợ thì em có thể tiếp tục uống thuốc; còn nếu em không sợ thì không cần. Thiên Kỳ nói: “Con không muốn uống thuốc nữa. Thuốc đó thật là đắng mà lại chẳng chữa được bệnh của con. Con tu luyện Đại Pháp, vừa nhẹ nhàng lại vui vẻ”. Sau đó, hàng ngày Thiên Kỳ học Pháp, luyện công, mỗi khi muốn phát hỏa liền kiên nhẫn chịu đựng. Phụng Minh vẫn sắc thuốc hàng ngày. Đợi sau khi bố đi làm, thuốc đã nguội, Thiên Kỳ tự mình đổ chúng đi. Kiên trì nửa năm như vậy, bố cậu không hề phát hiện. Sức khỏe Thiên Kỳ dần dần hồi phục. Cậu đã có thể ăn và ngủ bình thường. Lưỡi không còn bẩn và hơi thở cũng hết mùi hôi. Rất hiếm khi cậu bé mất bình tĩnh. Thay vào đó, cậu rất tốt bụng, luôn vui vẻ cho các bạn mượn vở, mượn bút khi các bạn cần. Hơn nữa, cậu thường mời các bạn đến nhà chơi. Thiên Kỳ không còn tự kỷ, mà hay nói, hay cười, biết chia sẻ đồ chơi, thức ăn cùng những điều vui vẻ của mình với người khác. Thấy vậy, Phụng Minh cảm thấy vạn phần may mắn, vô cùng biết ơn Sư phụ.

Dù đắc Pháp từ khi còn nhỏ, nhưng khi đó căn bản tôi không hiểu Đại Pháp là gì. Lớn lên, tôi mới dần dần lý giải những gì Sư phụ giảng. Để khuyến khích Phụng Minh, dẫn dắt tốt Thiên Kỳ, tôi luôn tự nhắc bản thân mình học Pháp nhiều hơn, chiểu theo tiêu chuẩn của người tu luyện mà làm các việc. Kết quả là bản thân minh bạch rất nhiều Pháp lý, thật đúng là “tống nhân mân côi, thủ hữu dư hương” (tạm dịch: bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm). Trước đây, tôi đã không tu luyện nghiêm túc. May mắn thay, khi tiếp xúc với Phụng Minh và Thiên Kỳ, tôi đã chân chính quay trở lại với Đại Pháp. Vì vậy, tôi thấy biết ơn hai mẹ con họ.

Hai mẹ con không muốn giấu diếm thêm nữa nên nói ra sự thật. Bố Thiên Kỳ đã nổi giận, kỳ thực cũng vì lo lắng cho con trai. Phụng Minh bình tĩnh giải thích: “Đại Pháp là siêu thường. Nếu không phải vậy, thì với việc không uống thuốc trong sáu tháng qua, sức khỏe Thiên Kỳ lẽ ra đã phải đi xuống. Nhưng anh cũng thấy đó, hiện giờ, Thiên Kỳ vui vẻ hoạt bát, tính khí tốt hơn. Điều đó không phải đã chứng minh rằng Pháp Luân Công thật sự có thể chữa bệnh sao?” Trước sự thật như vậy, bố Thiên Kỳ không nói được gì những vẫn lo lắng. Vài ngày sau, anh ấy đưa Thiên Kỳ lên tàu hỏa xuyên đêm đến bệnh viện Cát Lâm mà không nói gì với vợ, chỉ khi đến nơi mới gọi điện thông báo. Phụng Minh biết rằng Thiên Kỳ đang ở với bố, lại có Sư phụ bảo hộ nên sẽ không gặp nguy hiểm gì. Nhân khoảng thời gian nhàn rỗi hiếm có này, cô đến tìm chúng tôi học Pháp luyện công chung. Càng học cô càng thấy huyền diệu, càng học càng yêu thích Đại Pháp.

Tại bệnh viện Cát Lâm, Thiên Kỳ được làm điện não đồ hàng ngày cùng các loại kiểm tra lớn nhỏ khác. Sau một tuần, bố Thiên Kỳ gọi cho Phụng Minh đến thay anh chăm con, bởi anh ấy cần đến công ty giải quyết một số việc. Phụng Minh thấy ở đó có rất nhiều người cao tuổi, chỉ có một đứa trẻ có cùng những triệu chứng như Thiên Kỳ trước đây: cả ngày tinh thần hoảng hốt, nói năng lung tung. Nhưng giờ đây Thiên Kỳ đã hoàn toàn thay đổi, thuần phác, thiện lương và lễ phép. Bố Thiên Kỳ sau khi xong việc quay trở lại, thấy người khác đều đã mua thuốc, chỉ còn lại Thiên Kỳ. Bác sĩ liên tục thúc giục, nhưng bố Thiên Kỳ nói cần đợi một thời gian nữa mới cho Thiên Kỳ uống thuốc, vì giờ cháu còn nhỏ quá. Sau này, khi Thiên Kỳ lớn lên, cháu kể lại rằng: “Kỳ thực, lúc ấy bố cháu nhìn cậu bé kia, rồi lại nhìn cháu, căn bản là không muốn mua thuốc, nên đã cố ý nói dối bác sĩ. Bố cháu chỉ muốn biết liệu cháu tu luyện Đại Pháp có thực sự tốt hay không”.

Sau khi về nhà, Cường Cường (hóa danh) đến gặp Thiên Kỳ. Chúng bằng tuổi nhau, có cùng triệu chứng và quen biết nhau trước khi đến gặp bác sĩ. Cường Cường ở nhà Thiên Kỳ, tính khí hung hăng, thậm chí còn đánh cả bố của Thiên Kỳ. Thiên Kỳ dù tức giận nhưng vẫn có thể nhẫn chịu được, không chấp nhặt với người khác. Bây giờ, Thiên Kỳ tính tình tốt nhất nhà, đối xử với mọi người rất ôn hòa. Buổi tối, khi họ đến thăm nhà tôi, Cường Cường luôn nói những điều kinh khủng như tự tử hoặc giết bố mẹ mình. Tôi sợ hãi khi nghe thấy vậy, nên đã nói với cậu bé rằng trẻ em nên thuần chân, thiện lương, sao có thể đánh đánh giết giết được. Cha mẹ đối với chúng ta có ân dưỡng dục, báo đáp họ còn không kịp, cớ sao lại có thể giết họ chứ? Khi nghe tôi nói, Cường Cường đã không ngừng khóc. Cậu bé lau nước mắt và nói: “Con không hiểu. Trước đây con chưa bao giờ như thế này. Sao con lại có thể khóc chứ?” Thiên Kỳ cũng nói: “Thật là thần kỳ”. Tôi biết Sư phụ đã gia trì, tịnh hóa thân thể cho Cường Cường. Đáng tiếc là Cường Cường với Đại Pháp có duyên mà không có phận, dù Phụng Minh không ngừng nói về Đại Pháp với mẹ của Cường Cường nhưng cô ấy vẫn không tin.

Khi so sánh con mình với Cường Cường, bố Thiên Kỳ đã cảm thấy tin tưởng Đại Pháp. Vì vậy, anh ấy không nhắc đến chuyện uống thuốc nữa. Sau đó, anh còn nói với họ hàng và bạn bè: “Nếu các vị cảm thấy không khỏe thì hãy đến luyện Pháp Luân Công với vợ tôi”. Một lần, Phụng Minh tranh cãi thậm tệ với chồng. Anh ấy đã gọi cho tôi: “Cô Thiên Du à, xin hãy nhắc vợ tôi chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn có được không? Nhờ cô khuyên nhủ, hiện tại vợ tôi quá ngang ngược, không nói đạo lý”. Tôi trả lời: “Thật vậy sao? Như vậy không đúng rồi. Người tu luyện không thể nói và hành động như vậy. Tôi sẽ gọi cho cô ấy ngay lập tức”. Tôi gọi Phụng Minh, cô ấy giải thích: “Vì chồng tôi can nhiễu việc tôi học Pháp luyện công, không trân quý tôi của hiện tại, không trân quý Đại Pháp, nên tôi đã thử hành động giống như trước đây để anh ấy xem tôi trước đây hay sau khi tu luyện Đại Pháp tốt hơn. Chị chớ lo, tôi không thật sự cãi nhau với anh ấy. Tôi hiểu tiêu chuẩn tâm tính của một người tu luyện và sẽ tự kiềm chế bản thân”. Chiêu này của Phụng Minh thực sự hiệu quả, tôi nghe xong cười cả nửa ngày.

3. Tu Thiện và Nhẫn

Vì một số lý do, tôi đã bị điều chuyển đến một ngôi trường khác. Tôi dặn dò Thiên Kỳ hãy luôn nhớ mình là người tu luyện, thời thời khắc khắc dùng Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân.

Một năm sau, Phụng Minh đưa con trai đến nhà thăm tôi. Thiên Kỳ gọi to khi nhìn thấy tôi: “Chị gái, chị đã ăn tối chưa?” Tôi sững sờ vì bình thường cháu gọi tôi là cô giáo, nay lại đột nhiên đổi cách xưng hô. Tôi trả lời: “Cô ăn tối rồi”. Khi chúng tôi học Pháp xong, hai mẹ con chuẩn bị ra về, Phụng Minh nói: “Thiên Kỳ không muốn cắt đứt duyên phận với cô. Cháu muốn ra ngoài mỗi tối để học Pháp và luyện công cùng cô. Vì vậy, cháu nói rằng sau này sẽ gọi cô là chị, như thế sẽ giống như người nhà”. Những lời nói đó làm tôi cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. Thật khó tưởng tượng được rằng những lời này là của một đứa trẻ 10 tuổi trước đây đã từng bị chứng rối loạn phân ly. Thật đúng như Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”.

Y học dù có hiện đại đến đâu, khoa học kỹ thuật dù có phát triển thế nào, thì cũng không cách nào làm cho một người trở nên ấm áp và thiện lương. Tôi mỉm cười đáp: “Được thôi, nhưng điều này liệu có làm đảo lộn tôn ti trật tự không?” Phụng Minh đáp: “Đó chỉ là cách xưng hô thôi, xin cô đừng câu nệ tiểu tiết. Thiên Kỳ cảm giác cô là chị gái của mình, và đó chỉ là suy nghĩ đơn thuần của một đứa trẻ, huống hồ mọi người đều muốn gần gũi nhau hơn”. Tôi đồng ý và hỏi: “Chẳng phải bố của Thiên Kỳ không muốn hai người đi sao? Sao lại có thể hàng ngày tới đây vậy?” Phụng Minh nói rằng có một điều kiện, chính là hàng ngày, cô phải đi bộ tới đây, không được đi xe, mà cùng Thiên Kỳ vận động. Điều này thật dễ thực hiện. Vậy là hàng ngày hai mẹ con đi bộ đến nhà tôi trong hơn nửa giờ đồng hồ, bất kể mưa gió bão bùng hay nóng bức rét lạnh.

Ngày tháng thoi đưa, Thiên Kỳ đã lên cấp Hai và học nội trú ở trường. Cậu bé chỉ có thể đến nhà tôi vào ngày nghỉ. Trong suốt kỳ nghỉ hè, hàng ngày, Thiên Kỳ đều tự mình đạp chiếc xe đạp leo núi dưới trời nắng như thiêu đốt đến nhà tôi. Khi đến nơi, lúc nào chiếc áo phông của cậu bé cũng ướt đẫm, nhưng cậu bé vẫn nói rằng không hề thấy nóng. Mùa đông, khuôn mặt Thiên Kỳ đỏ lên vì lạnh, nhưng cậu không hề e ngại. Những ngày trời tuyết không thể đạp xe, cậu bé đã đi bộ đến nhà tôi và không bao giờ phàn nàn dù chỉ một câu. Nhìn thấy sự kiên cường, nhẫn nại và nỗ lực để học Pháp của Thiên Kỳ, là một người chị, tôi tự cảm thấy thua kém, lại không biết tinh tấn nên rất xấu hổ. Vì vậy, sự có mặt của Thiên Kỳ cũng chính là để giúp đỡ, đốc thúc tôi trong tu luyện.

Một lần, khi chúng tôi học Pháp xong, Thiên Kỳ kể rằng hồi tôi mới dạy lớp cậu ấy, có lần cậu ấy nhìn thấy toàn thân tôi phát sáng trên bục giảng. Sau này khi tôi dặn cậu niệm chín chữ chân ngôn, cậu đã ít gặp ác mộng hơn, chỉ một hoặc hai tuần một lần. Khi đã học Pháp và luyện công, cậu không bao giờ còn mơ những giấc mơ khủng khiếp nữa. Thay vào đó, cậu mơ thấy tôi trong bộ dạng của một tiên nữ phi thiên bay đến và đưa cậu ấy về nhà. Cậu ấy cảm thấy được khích lệ, và đã kể với mẹ chuyện đó. Mẹ cậu nói: “Vậy thì con hãy cùng cô giáo học Pháp cho tốt, con với cô giáo là có duyên phận”.

Giờ đây, Thiên Kỳ mơ thấy Sư phụ và cảnh tượng ngày tận thế. Cậu bé mơ thấy ngôi trường của mình bị ngập lụt, các bạn học đều phải ngâm mình trong nước, chỉ một mình cậu an toàn ở trên lầu cao. Tôi nói rằng Thiên Kỳ nên cứu các bạn học của mình. Sau đó, cậu bé cố gắng giảng chân tướng cho bạn bè xung quanh.

Sư phụ giảng:

“Có một số trẻ nhỏ là có lai lịch, là đến để đắc Pháp.” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân [1994], Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải)

Tôi ngộ rằng bị bệnh là hình thức để Thiên Kỳ tiến vào tu luyện, bệnh tật chỉ là cầu nối, nếu không, với điều kiện thuận lợi của gia đình họ, sẽ thật khó để bước vào Đại Pháp.

4. Thiện hữu Thiện báo

Bố của Thiên Kỳ về thôn để ứng cử làm cán bộ. Phụng Minh không thể ngăn anh ấy lại. Cuối cùng, anh ấy đã trúng cử. Phụng Minh nói: “Vì anh đã được bầu, anh nên làm việc chăm chỉ để đem lại lợi ích cho mọi người. Anh không thể giống như các quan chức của Trung Cộng, những kẻ cực kỳ tham ô hủ bại. Hiện nay, mọi người đang thoái đảng, anh không thể gia nhập nó”. Bố Thiên Kỳ nói: “Anh hiểu”. Sau đó, khi có cơ hội vào đảng, anh ấy thực sự đã từ bỏ.

Năm 2015, đệ tử Đại Pháp toàn thế giới bắt đầu khởi kiện Giang Trạch Dân. Phụng Minh và tôi đã viết thư khởi kiện Giang. Tôi hỏi cô, liệu cô có sợ gặp phiền phức không. Cô ấy nói: “Tôi không sợ. Gia đình tôi thiếu chút nữa là tan cửa nát nhà, nhưng Đại Pháp đã cứu chúng tôi. Hiện nay Đại Pháp bị hàm oan, tôi cần đứng lên nói lời công đạo. Nếu Giang Trạch Dân không phát động cuộc bức hại thì nhiều người hơn nữa sẽ biết Pháp Luân Công là tốt và được thụ ích. Tôi muốn tố cáo Giang”. Cuối tháng Sáu, cả hai chúng tôi đã gửi thư đi. Cuối tháng Tám, cảnh sát bắt đầu tìm kiếm những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Bố Thiên Kỳ biết một người làm trong chính phủ. Người trong Sở cảnh sát đã nói trước với bố Thiên Kỳ rằng Phụng Minh có tên trong danh sách đen. Bố Thiên Kỳ đã xóa tên của Phụng Minh và tôi đi. Hơn nữa, anh ấy còn nhờ Phụng Minh nhắc nhở các đồng tu của mình chú ý an toàn. Cho đến nay, không có ai đến gặp chúng tôi, chúng tôi cũng không bị sách nhiễu bởi cái gọi là chiến dịch “gõ cửa” hay “xóa sổ”. Tôi thực sự thấy vui mừng cho bố của Thiên Kỳ và cũng rất biết ơn anh ấy. Anh ấy đã làm một điều tuyệt vời, một việc đại Thiện.

Khi những sóng gió của việc truy tố Giang qua đi, bố của Thiên Kỳ đã từ chức. Anh ấy nói càng ở trong nội bộ Trung Cộng càng minh bạch rằng những gì Trung Cộng làm thật sự là vô nhân tính. Chúng tôi cũng minh bạch lý do tại sao anh ấy lại làm trong chính quyền vài tháng đó. Kỳ thực, anh ấy đã được an bài để bảo vệ chúng tôi khỏi bị sách nhiễu. Hiện tại, anh ấy đang toàn tâm toàn ý điều hành công ty của mình. Vì ảnh hưởng của dịch bệnh, các công ty xung quanh đều bị suy thoái, nhưng việc kinh doanh của anh ấy không bị ảnh hưởng mà còn phát đạt. Đây thực sự là biểu hiện chân thực của Thiện hữu Thiện báo tại thế gian.

5. Thiên Kỳ đã trưởng thành

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, Thiên Kỳ bước vào cấp Ba. Giờ đây, cậu đã là một chàng trai cao 1,9 mét, anh tuấn, nói chuyện hòa nhã lễ độ. Ngay khi cậu vào lớp Mười, cô chủ nhiệm đã chọn Thiên Kỳ làm lớp trưởng và đội trưởng đội thể thao. Cậu bé nói với tôi rằng không muốn nhận chức vụ này, vì có thể sẽ rất mệt và dễ đắc tội với các bạn trong lớp. Tôi nói: “Đó có thể là an bài của Sư phụ. Đó chính là môi trường tu luyện của em. Em cần dùng tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp để yêu cầu bản thân mọi lúc mọi nơi”. Thiên Kỳ nói rằng lực nhẫn nại của cậu đã gia tăng. Khi các bạn khác phải trực nhật nhưng lại không muốn làm những công việc bẩn thỉu, Thiên Kỳ sẽ làm chúng mà không hề oán thán. Một ngày nọ, có người bạn cùng lớp nói rằng một bạn nữ trong lớp thích Thiên Kỳ và muốn kết giao với cậu, nhưng Thiên Kỳ đã khéo léo từ chối. Cậu nói rằng bây giờ mục tiêu của mình là tập trung vào việc học và không muốn nghĩ đến những việc khác.

Có một bài kiểm tra cuối kỳ, năm em học sinh đạt kết quả cao nhất sẽ được lựa chọn chỗ ngồi của mình. Một em học sinh xếp sau vị trí thứ năm muốn đổi chỗ với Thiên Kỳ. Thiên Kỳ đã nhẫn nại đồng ý. Người bạn này thậm chí còn muốn đổi lấy vở của Thiên Kỳ, phần thưởng vốn dành cho học sinh có thành tích xuất sắc và là một niềm vinh dự. Làm sao có thể dễ dàng cho đi như vậy chứ? Đột nhiên, Thiên Kỳ nhớ ra Sư phụ đã từng giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Người luyện công các anh không muốn gì cả; hỏi anh muốn gì?’ Anh ta nói: ‘Điều người khác không muốn, tôi muốn’. Thực ra anh ta không ngốc chút nào hết, rất tinh minh. Chính về mặt lợi ích thiết thân của cá nhân, thì đối đãi như vậy; anh ta giảng tuỳ kỳ tự nhiên.”

Vì vậy, Thiên Kỳ đã không cảm thấy khó chịu và đổi cho cậu bé kia. Nghe vậy, tôi thật sự rất vui và cảm thấy bội phục cậu. Đã nhẫn rồi lại nhẫn nữa, thật khó để làm được. Đây đúng là:

“Tỉ học tỉ tu” (“Thực tu”, Hồng Ngâm).

Không phân biệt là người vào trước hay sau, già hay trẻ, tu luyện chính là xem chúng ta có thể làm được đến mức nào.

Khi công việc kinh doanh bận rộn, vợ chồng Phụng Minh không thể về nhà. Thiên Kỳ sẽ giặt giũ và nấu ăn trong những ngày nghỉ. Cậu có thể nấu những món cơ bản để khi bố mẹ trở về có thể thưởng thức những bữa ăn ngon miệng. Sau khi lệnh phong tỏa do dịch bệnh được dỡ bỏ vào năm ngoái, một người bạn tốt của Thiên Kỳ phải về Vũ Hán làm việc, và họ phải rời đi vào sáng sớm ngày hôm sau. Thiên Kỳ buổi tối mới biết được, cũng không có xe đạp, cậu đã chạy bộ đến chỗ tôi và nói: “Bạn của em đã minh bạch chân tướng, những vẫn chưa có bùa hộ mệnh”. Ngay sau đó, cậu lại chạy đến nhà bạn mình, đến nơi đã gần 11 giờ, vừa thở hổn hển vừa nói: “Khi bạn gặp hiểm nguy, xin hãy niệm chín chữ chân ngôn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’, bạn sẽ được bình an”. Bạn của Thiên Kỳ rất cảm động. Năm nay gia đình của người bạn ấy ăn Tết ở đó, vốn dĩ không định quay lại, nhưng cậu ấy đã nhất định trở về vì nhớ Thiên Kỳ. Nếu không có Đại Pháp, thì sự việc như vậy không thể xảy ra đối với một người mắc chứng rối loạn phân ly. Giờ đây, Thiên Kỳ đã có một gia đình ấm áp, lại có được tình bạn đáng quý. Y học và khoa học kỹ thuật hiện đại đối với một số bệnh vốn bó tay không có cách chữa trị, nhưng tu luyện Đại Pháp lại có thể giải quyết những vấn đề mà bệnh viện và khoa học không thể làm được ấy, điều này không thừa nhận cũng không được.

Sư phụ giảng:

“Khí công là khoa học, là khoa học cao hơn.” (“Bài giảng thứ sáu”, Chuyển Pháp Luân)

Vào kỳ nghỉ, bố Thiên Kỳ yêu cầu cậu chơi bóng rổ hàng ngày để nâng cao thể chất và kết giao với bạn bè. Thiên Kỳ học Pháp cùng tôi vào buổi chiều. Sau khi học Pháp xong, cậu chơi bóng rổ trong một giờ đồng hồ, rồi luyện công vào buổi tối. Như vậy cậu vừa học Pháp vừa hoàn thành yêu cầu của bố. Bây giờ, Thiên Kỳ hiểu rất nhanh những gì được giảng trong sách, chúng tôi giao lưu chia sẻ với nhau mà không có chướng ngại. Đôi khi, tôi còn hỏi cậu những Pháp lý mà mình chưa hiểu rõ. Một lần, tôi đi qua sân bóng rổ mà Thiên Kỳ đang chơi. Tôi dừng lại và quan sát cậu từ xa. Thiên Kỳ thấy tôi, vội chạy lại và nói sẽ lập tức kết thúc trận đấu. Tôi đáp mình không vội, chỉ đi ngang qua thôi. Thiên Kỳ liền quay trở lại chơi nốt hiệp đấu. Nhìn cậu chạy như bay trên sân, thật khó tin rằng đó chính là cậu bé hay buồn ngủ và té ngã trước kia.

6. Cảm ân Sư phụ, cảm ân Đại Pháp

Hồng ân của Sư phụ đã cho phép tôi chứng kiến những khoảnh khắc phi thường, những con người phi thường; vẻ đẹp của Đại Pháp đã cho phép tôi được tham dự vào rất nhiều thời khắc cảm động; sự siêu thường của Đại Pháp đã tạo nên rất nhiều thần thoại tại nhân gian. Đệ tử không thể bày tỏ hết lòng cảm ân của mình đối với Sư phụ, chỉ có dũng mãnh tinh tấn mới báo đáp được hồng ân vô hạn và từ bi khổ độ của Sư phụ.

Tạ ơn Sư phụ tôn kính!

Cảm ơn các bạn đồng tu!

Dịch từ:

https://www.zhengjian.org/node/268070

https://www.pureinsight.org/node/7656



Ngày đăng: 09-10-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.