Suy nghĩ về ý nghĩa của học tập
Tác giả: Tâm Ngữ
[ChanhKien.org]
Con người khi sinh ra đã phải không ngừng học tập các loại tri thức và kỹ năng, lớn hơn một chút còn phải học tiểu học, trung học, đại học và cao hơn nữa, tốt nghiệp xong lại phải làm công tác trong xã hội, trong các ngành các nghề vẫn phải không ngừng học tập. Mục đích học tập của con người là không ngừng phát triển lên tầm cao hơn. Người xưa cũng nói “học tập không có điểm dừng”, “thư sơn hữu lộ cần vi kính, học hải vô nhai khổ tố chu (Núi sách chỉ có một đường là chuyên cần, biển học không có bờ lấy khổ làm thuyền). Cho nên tôi cảm thấy con người trong cuộc đời phải không ngừng học tập.
Mọi người đều biết rằng không ngừng học tập là để có cuộc sống tốt hơn, có mức sống và địa vị xã hội cao hơn, hoặc là trong xã hội vì danh vì lợi mà trở thành kẻ mạnh trong người thường, hoặc không ngừng bồi đắp bản thân. Không ngừng học tập thì phải không ngừng phát triển lên tầng cao, lẽ nào chỉ vì hết thảy những điều trong xã hội người thường này hay sao? Những thứ ở tầng cao hơn lẽ nào chỉ là những điều này hay sao?
Nếu như nhìn nhận học tập từ góc độ chữ Hán, quay về nghĩa ban đầu của nó, chúng ta sẽ phát hiện nó có nội hàm khác. Chữ Học (学) có âm đọc là (jiào) hoặc (xué), xuất hiện sớm nhất là chữ giáp cốt, nghĩa gốc của nó là giáo dục cho trẻ em giác ngộ kiến thức vỡ lòng, đó chính là điều trong “Thuyết văn giải tự” gọi là “giác ngộ”, âm đọc đối ứng với nghĩa này là (jiào), khi đọc thành (xué) thì nghĩa gốc của nó chuyên dùng để biểu thị sự tiếp thụ giáo dục. Tức là chữ Học đại biểu cho sự tiếp thụ giáo dục, từ đó được giác ngộ.
Về chữ Tập (习), để hiểu được nghĩa gốc của nó thì ta phải xem chữ chính thể (chữ phồn thể) của chữ tập “ 習”, phần bên dưới chữ tập (習) là chữ nhật (日), tức là chữ tập (習) là chữ hội ý của chữ vũ (羽) và chữ nhật (日) tạo thành, sau đó diễn dịch thành chữ vũ (羽) và chữ bạch (白), theo tượng hình chữ cổ thông thường cho rằng giống như con chim bay dưới ánh mặt trời, một cách nói khác biểu thị con chim tập bay dưới ánh mặt trời. Cũng có nghĩa là con chim bay lên vào ban ngày hoặc tập bay vào ban ngày, mục đích cuối cùng là phải bay lên được. Nói tóm lại cuối cùng phải đạt được “bạch nhật phi thăng”. Từ diễn dịch hình tượng chữ cổ thấy rằng, chữ nhật (日) bên dưới biến thành chữ bạch (白) (trong chữ bạch 白 cũng bao hàm chữ nhật 日), một đôi cánh kết hợp với bạch nhật, tượng hình của chữ này xác thực cũng có hình ảnh “bạch nhật phi thăng”.
Cũng có nghĩa là mục đích học tập của con người là để có thể đạt được giác ngộ giống như chú chim nhỏ bay lên bầu trời. Con người không ngừng học tập, học tập không ngừng, cuối cùng khi có thể giống như chú chim bay lên bầu trời thì lúc đó đạt được thành công. Tôi nghĩ đây chính là mục đích cao hơn, hay có thể nói là mục đích cuối cùng của việc học tập của con người. Đây chính là “mức sống cao hơn”. Trong Phật giáo cho rằng con người tại tất cả các không gian đều có thể bay lên không trung, vô cùng mỹ diệu và cũng không có khổ, duy chỉ có nhân loại với cái thân thể này mới không bay lên được, mà con người sống trong không gian này là vô cùng khổ, còn phải chịu sinh lão bệnh tử. Nhưng liệu con người có thể bay lên không?
Trong lịch sử có ghi chép về những người đã bay lên, trong các tôn giáo cũng có ghi chép rằng có người có thể bay lên không trung. Ví như câu chuyện về cung vàng điện ngọc nơi Trương Tam Phong bay lên, Hoàng Đế bạch nhật phi thăng cưỡi rồng về trời v.v. Nhưng tại sao con người có thể bay lên? Trong giới tu luyện cho rằng khi đại chu thiên thông thì con người có thể bay lên. Nhưng đại chu thiên chính là tu luyện chân chính rồi, chính là luyện công chân chính rồi.
Người tu luyện nói về tinh tiến (tinh tấn), chữ tiến (進) trong tinh tiến gồm chữ tẩu (走 nghĩa là đi) và chữ chuy (隹 nghĩa là con chim đuôi ngắn), hàm nghĩa là “tẩu hướng truy”, có nghĩa là càng đi càng tốt đẹp (chữ 隹 viết gần giống chữ giai 佳 nghĩa là tốt đẹp). Dần dần đi đến tốt đẹp, càng ngày càng mỹ hảo. Chữ giai (佳) có hàm nghĩa là đạt được tiêu chuẩn ở tầng thứ con người, càng đi càng tốt đẹp tức là đạt được tiêu chuẩn làm người ở các tầng thứ khác nhau. Dùng lời của Đạo gia nói là đạt được “chân nhân”, khi đạt đến bước này, Đạo gia cũng gọi là “bạch nhật phi thăng” hoặc là “vũ hóa phi thiên” (mọc cách bay lên trời). Chữ tiến (進) trong người tu luyện tinh tiến, cũng là chữ tiến gồm chữ tẩu và chữ chuy với hàm nghĩa “tẩu hướng truy”, nhưng chữ tiến này còn có một tầng nghĩa khác, hình tượng cổ của chuy (隹) giống như con chim. “Tẩu hướng truy” có ý nghĩa giống như con chim, giống con chim ở điểm nào? Chính là có thể bay lên không trung giống như con chim. Dưới ánh mặt trời bay lên – “bạch nhật phi thăng”.
Trong xã hội cổ đại, con người muốn vươn lên để có mức sống tốt hơn và địa vị xã hội cao hơn thì cần phải thi cử, phải không ngừng học tập, học tập không ngừng, qua các cuộc thi khoa cử, sau khi đỗ được khoa thi cao nhất thì sẽ trở thành tiến sỹ, thực hiện ước nguyện bay cao của đời người. Chữ tiến trong tiến sỹ cũng thể hiện nội hàm con người không ngừng học tập cuối cùng đạt tới giống như chú chim bay lên. Chữ tiến này tương ứng với chữ tiến trong tinh tiến (tinh tấn) mà người tu luyện nói.
Vì vậy, ở trên tầng diện cao hơn để nhìn nhận thì mục đích cuối cùng của việc con người học tập là tu luyện đắc đạo, dùng lời của Đạo gia nói chính là phản bổn quy chân, từ góc độ của Phật gia mà nói là giác ngộ, viên mãn. Nhìn từ góc độ khác việc học tập kỳ thực là một hình thức thể hiện khác của tu luyện.
Một số loài chim như chim nhạn, thiên nga, sếu khi bay lên không trung lúc thì tập hợp thành hình chữ nhất (一) lúc sau lại xếp thành hình chữ nhân (人). Tại sao lại xếp đúng theo hình chữ nhất hay chữ nhân? Đó chẳng phải thể hiện rằng con người đang bay lên trời sao? Mà chữ nhất cũng có nội hàm riêng của nó, nó có liên quan đến Đạo. Đạo gia giảng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn”. Nhất đại biểu cho trạng thái khởi đầu của sinh mệnh, Đạo gia giảng “cửu cửu quy nhất”. Phật gia giảng “cửu cửu quy chân”. Có lẽ những loài chim này muốn khải thị cho con người phải phản bổn quy chân mới có thể bay lên trời được.
Trong lịch sử Trung Quốc có những công trình kiến trúc cao lớn liên quan tới chim khá nổi tiếng như Hoàng Hạc lâu, Đại Nhạn tháp, Tiểu Nhạn tháp, Quán Tước lâu… Lịch sử của những lầu tháp nổi tiếng này quả thực cũng liên quan trực tiếp tới tu luyện. Như Đại Nhạn tháp, Tiểu Nhạn tháp là câu chuyện Huyền Trang, Nghĩa Tịnh lấy kinh cầu Pháp, trong những tháp này có lưu giữ kinh Phật, mọi người biết rằng Phật Pháp có thể giúp con người viên mãn lên trời. Nói đến Hoàng Hạc Lâu, thế nhân sẽ liên tưởng đến bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” nổi tiếng của Thôi Hạo, trong bài thơ nỗi thể hiện nhớ nhà, theo lý giải của cá nhân tôi đó là nỗi lòng của tác giả tìm đâu được danh sư để được đắc Pháp đắc Đạo quay trở về quê hương thiên quốc. Nói đến Quán Tước lâu, có người sẽ nghĩ đến bài thơ nổi tiếng ngũ ngôn tuyệt cú “Đăng Quán Tước lâu” của Vương Chi Hoán, Quán Tước lâu cũng nhờ bài thơ này mà vang danh khắp Trung Hoa, thơ trong đó có hai câu là “Dục cùng thiên lý mục, Cánh thướng nhất tằng lâu” (Dịch nghĩa: Muốn phóng mắt nhìn xa hết ngàn dặm, Hãy lên thêm một tầng lầu nữa) cũng thể hiện nội hàm liên quan đến tu luyện. Huyền Trang, Nghĩa Tịnh là những vị hoà thượng, người dịch kinh sách nổi tiếng triều Đường, Thôi Hạo, Vương Chi Hoán cũng là những thi nhân nổi tiếng triều Đường, mà triều Đường là thời kỳ thịnh thế của tu luyện. Tôi nghĩ nội hàm văn hoá của những toà danh lầu này cũng ý muốn nhắc nhở con người giống như con chim bay lên bầu trời, phản bổn quy chân.
Tôi đột nhiên nhớ tới ở New York, Mỹ có một trường đại học tên là “Đại học Phi Thiên”, vừa nghe đã cảm thấy cái tên này thật hay. Cái tên này mang lại cho người ta có cảm giác rất đơn giản, trực quan, mục đích của học tập, mục đích của việc học đại học là trực tiếp bay lên trời. Tất nhiên ở đây chỉ nói về cảm ngộ của cá nhân tôi, đại học Phi Thiên tự nó còn có nội hàm thâm sâu hơn, phong phú hơn. Tôi nghĩ, cùng với sự phát triển của xã hội, có lẽ sau này những kiến thức mà con người học được qua sách vở cũng sẽ xuyên suốt tầng Pháp lý này, xuyên suốt nội hàm tu luyện của con người, xuyên suốt đến nội hàm học tập ở tầng thứ cao hơn.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/269730
Ngày đăng: 07-09-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.