Bồ câu – sứ giả truyền chân tướng
Tác giả: Cam Lộ
[ChanhKien.org]
Chim bồ câu luôn được mọi người xem là tượng trưng cho “cát tường”, “hòa bình”, “bình an” và “tín nghĩa”. Chim bồ câu có một khả năng dù có bay xa đến đâu nó cũng bay về được tổ, chính vì thế nó mới trở thành sứ giả truyền tin, cũng có người cho rằng chim bồ câu tượng trưng tình yêu. Trong «Cáp Kinh» viết rằng: Nếu vợ chồng với nhau không hòa hợp, có thể nuôi chim bồ câu để tăng thêm sự gắn kết quan hệ vợ chồng. Đôi chim bồ câu không rời xa nhau, cùng bay cùng hót, phụ hoạ cho nhau, như vợ chồng cầm sắt hoà minh (đàn cầm và đàn sắt hoà âm với nhau), sống chết có nhau.
Bồ câu đưa thư
Thời xưa khi mà phương tiện liên lạc của con người chưa phát triển lắm, chim bồ câu thường được sử dụng để gửi thư. «Sơn Hải Kinh» có ghi chép: Tây Vương Mẫu sai chim xanh đưa thư vào cung Hán Vũ Đế. Thời thiếu niên Trương Cửu Linh viết thư cho người thân bạn bè thường dùng bồ câu đưa tin, vì vậy Trương Cửu Linh gọi chim bồ câu là “phi nô” (nô lệ bay). Ngư dân Ai Cập cổ ra khơi đánh cá thường mang theo chim bồ câu để gửi tín hiệu cấp cứu và tin tức của ngư dân. Vào thế kỷ 13, các đội tàu thương mại châu Phi khi tàu sắp đến thường thả chim bồ câu để thông báo cho các đối tác thương mại trên bờ.
Người La Mã cổ đại thường thả chim bồ câu vào lúc mở đầu hoặc cuối các cuộc thi đấu thể thao để ăn mừng và tuyên bố chiến thắng. Đại hội thể thao đầu tiên trên thế giới sử dụng chim bồ câu để truyền thông điệp là Thế vận hội Olympic Hy Lạp cổ đại, những chú chim bồ câu mang theo tên của những người chiến thắng đi khắp nơi. Một người đàn ông tên là Taurus Scenes đã nhuộm một con chim bồ câu thành màu tím và cho nó bay đến nhà để báo tin cho cha anh về chiến thắng.
Chim bồ câu báo hiệu bình an
Ở phía nam thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có “giếng bồ câu”. Theo «Kỳ Phụ Thông Chí» ghi chép: Thời Xuân Thu chiến quốc Sở Hán tương tranh, Hán Cao Tổ Lưu Bang bị Hạng Vũ truy sát nên phải trốn trong giếng, quân lính đuổi theo thấy hai con chim bồ câu đậu trên miệng giếng. Quân lính tưởng không có ai trong giếng nên đã không tìm kiếm nữa, Lưu Bang nhờ thế mà thoát thân.
Trong «Cựu Ước – Sáng Thế Ký» có viết: sau trận đại hồng thủy, Noah thả một con chim bồ câu ra xem hồng thủy đã rút hết chưa, Thượng đế đã cho chim bồ câu tìm được cành ô liu, ngụ ý rằng hồng thủy đã rút lui, hòa bình đang đến và nhân gian có hy vọng. «Augustine của Hà Mã» ghi chép: “Cành ô liu, biểu tượng của hòa bình vĩnh cửu, được chim bồ câu mang về khi nó trở lại tàu Noah”.
Chim bồ câu nhỏ hiểu rõ sứ mệnh
Hôm nay có con chim bồ câu trắng nhỏ bay đến nhà người tu Pháp Luân Công, người nhà đệ tử Đại Pháp lấy gạo, nước, đậu và những thứ khác để cho chim bồ câu ăn, chim bồ câu trắng nhỏ không ăn cũng không uống, đôi mắt long lanh rúc vào vòng tay đứa cháu nhỏ. Đệ tử Đại Pháp lấy phong bì đỏ có chân tướng bên trong, bước đến bên bồ câu trắng và nói: “Chim bồ câu nhỏ, hãy nhớ Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Lời chưa kịp nói xong thì con bồ câu trắng đã nhảy ra khỏi tay cháu trai và ngậm chiếc bao lì xì trong mỏ, vì lớp bao lì xì quá dày nên bồ câu trắng không thể ngậm được. Đứa cháu lấy tờ chân tướng trong bao lì xì ra, bồ câu trắng nhìn thấy tờ chân tướng liền cắp vào mỏ, sau đó “soạt” một cái bay ra ngoài cửa sổ. Khi các đệ tử Đại Pháp và người nhà đến cửa sổ nhìn theo con chim bồ câu trắng, chim bồ câu trắng nhỏ đã biến mất trong những đám mây trắng… Chim bồ câu trắng truyền chân tướng Pháp Luân Công cho những người cần đọc.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/275009
Ngày đăng: 30-08-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.