Dùng tiếng hát kêu gọi chính nghĩa – Học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam tổ chức hoạt động kỷ niệm 20 năm phản bức hại
[ChanhKien.org 30-7-2019]
Vào tối ngày 19 tháng 7 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam đã tổ chức buổi thắp nến tưởng niệm trên bãi biển để kỷ niệm 20 năm các học viên Pháp Luân Công phản bức hại.
Họ cầm trên tay những ngọn nến lung linh và xếp thành hàng chữ trên bãi biển: “20-07 SOS” và “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công”, tưởng niệm các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục bị đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết, đồng thời kêu gọi những người chính nghĩa trong xã hội quốc tế cùng quan tâm và ngăn chặn cuộc bức hại tàn khốc vẫn đang tiếp diễn này.
Ngày 20 tháng 7 vào 20 năm trước, bầu trời Trung Quốc bỗng chốc tối tăm, u ám, tập đoàn tà ác của ĐCSTQ do Giang Trạch Dân đứng đầu đã phát động cuộc đàn áp lên các học viên Pháp Luân Đại Pháp, đây là tội ác được coi là khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Rất nhiều người tu luyện kiên định đã mất đi tính mạng trong cuộc bức hại này. Nhưng tà ác điên cuồng không khiến họ đầu hàng, các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới đã tham gia hành động chống lại cuộc bức hại chưa từng có này. Họ dùng hành động hòa bình, lý trí để kêu gọi lương tri của nhân loại, với nguyện vọng vô tư, chân thành để thức tỉnh dân chúng hãy cùng nhau hành động để chấm dứt cuộc bức hại.
Giang Trạch Dân xuất phát từ sự đố kỵ vô căn cứ đã phát động chiến dịch đàn áp mất hết nhân tính này, ông ta đã dùng lời dối trá, vu khống và phỉ báng để kích động lòng thù hận của những người không hiểu sự thực về Pháp Luân Công, dùng bạo lực để gây khủng bố. Nhưng bộ mặt thật của kẻ xấu xa cuối cùng đã được phơi bày ra thế giới, ngày càng có nhiều người chính nghĩa hiểu ra rằng im lặng trước cái ác cũng là phạm tội. Do đó, ngày càng có nhiều chính phủ và người dân bắt đầu hành động, khởi xướng phong trào kêu gọi công lý và chấm dứt tội ác.
Họ đã dám lên tiếng nói, lương tâm mách bảo họ rằng khi đứng giữa chính nghĩa và tội ác, mọi người đều phải lựa chọn, không ai có thể làm ngơ, im lặng đồng nghĩa với dung túng cho cái ác, một khi sự thật được phơi bày sẽ có nhiều người phải đau khổ và hối hận.
Trong hoạt động kỷ niệm lần này, các ca sĩ trẻ đã dùng tiếng hát để kêu gọi công lý, kêu gọi người dân hãy ngăn chặn và chấm dứt cuộc bức hại.
Đặng Hiếu hy vọng tiếng hát của mình sẽ giúp nhiều người hơn nữa hiểu rõ về cuộc bức hại tàn khốc vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc đại lục. Cô nói: “Tôi là một giáo viên dạy thanh nhạc ở trường tiểu học. Tôi đã từng mất niềm tin vào cuộc sống, gia đình tôi đã từng rơi vào đau khổ, buồn phiền vì người thân bị bại liệt, bố tôi vô cùng đau đớn, nhưng Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi gia đình tôi, điều kỳ diệu này đã giúp tôi tìm lại niềm hạnh phúc. Cũng nhờ tu luyện Pháp Luân Công, tôi học được cách giải quyết tất cả những rắc rối trong cuộc sống của mình. Tôi cũng giống như nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được hưởng rất nhiều lợi ích từ Đại Pháp. Nhưng các đồng tu ở Trung Quốc đại lục chỉ vì đức tin mà bị bức hại, thậm chí mất đi tính mạng. Trái tim mách bảo tôi rằng, tôi không thể chọn cách chạy trốn hay tránh né khi tôi biết các đồng tu của mình đang bị bức hại”.
Nguyễn Trang là một ca sĩ trẻ. Cô chia sẻ: “Tôi là một ca sĩ và giáo viên âm nhạc. Trước đây, tôi thường sống một cuộc sống không ổn định, giam hãm bản thân trong nỗi buồn nhỏ hẹp, chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình. Cho đến một ngày, tôi biết đến Pháp Luân Đại Pháp và biết rằng còn có một cách sống khác. Con người có thể sống cao thượng và lương thiện, làm một người tốt luôn luôn nghĩ cho người khác. Tôi đã vô cùng chấn động khi biết rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp đã kéo dài 20 năm. Tại sao cuộc bức hại tàn bạo như vậy lại xảy ra trong thế kỷ này? Họ bị bức hại chỉ vì đức tin của mình. Vì ĐCSTQ đã ngụy tạo những thông tin giả mạo để phỉ báng Pháp Luân Công trong 20 năm qua, tôi không thể chọn cách im lặng, tôi muốn dùng tiếng hát để vạch trần và phản đối cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ. Nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn đã từng nói đại ý: “Một thế giới thực sự tốt đẹp phải bắt đầu từ việc mỗi người đều là người tốt, như vậy thế giới này mới có thể trở nên hài hòa và tốt đẹp… Chính nghĩa là một loại lương tri, không phải là lương tri của cá nhân, mà là lương tri của toàn nhân loại. Chỉ những ai có lương tri mới có thể nghe được âm thanh của chính nghĩa”. Tôi muốn mọi người lương thiện đều có thể nghe được tiếng hát của tôi, mong rằng chúng ta đừng chọn cách im lặng, mà hãy lên tiếng vì chính nghĩa”.
(Đài phát thanh Hy Vọng)
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/253235
Ngày đăng: 13-11-2019
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.