Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 3)



Tác giả: Đổng Hân

[ChanhKien.org]

3. Chuyên cần học tập là kim chỉ nam của Tam Tự Kinh

Tam Tự Kinh là kim chỉ nam cho sĩ tử chuyên cần học tập. Bộ sách giảng mọi sự vật hiện tượng thế gian rất rộng lớn và phức tạp. Nội dung Tam Tự Kinh giảng bao nhiêu phương diện? Nói tóm gọn là “chuyên cần học tập”. Điều này khác với “yêu rộng khắp” trong Đệ Tử Quy, yêu rộng khắp chỉ là một trong bảy phương diện của Đệ Tử Quy, “chuyên cần học tập” ở đây không phải là một trong số đó, Tam Tự Kinh thì toàn bộ nội dung đều giảng về “chuyên cần học tập”.

Nội dung đầu tiên giảng về nguyên nhân của chuyên cần học tập, cũng là mục đích của học tập, nguyên nhân của chuyên cần học tập là gì? “Nhân chi sơ, tính bản thiện. Tính tương cận, tập tương viễn. Cẩu bất giáo, tính nãi thiên. Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên” (Dịch nghĩa: Con người mới sinh ra, thiên tính vốn thiện lương. Tính ban đầu giống nhau, thói quen dần khác xa. Nếu chẳng được giáo dục, bản tính sẽ biến đổi. Đường lối của giáo dục, quý ở sự chuyên tâm) mấy câu này chính là nguyên nhân của chuyên cần học tập.

Nhân chi sơ, tính bản thiện, nghĩa là con người vốn là thiện lương, nếu không giáo dục, nếu không chăm chỉ học tập thì sẽ “Cẩu bất giáo, tính nãi thiên”, tức là không tiếp thu giáo dục, không học tập, cái bản tính thiện đó của con người trong quá trình bị tiêm nhiễm bởi thế tục sẽ biểu hiện càng ngày càng ít đi. Đây chính là nguyên nhân của chuyên cần học tập. Trong sách “Học Ký” cũng nói ”người không học, không biết đạo”, do đó con người ắt phải học tập để giữ gìn và duy trì bản tính thiện lương. Vì vậy, chúng ta khái quát phần này là: Bản tính của con người là thiện, bản chất của giáo dục là gìn giữ thiện.

Nội dung tiếp theo giảng về nghĩa vụ của “chuyên cần học tập”, hoặc là đối tượng “chuyên cần học tập”, ai “chuyên cần học tập”, chủ thể của “chuyên cần học tập” là ai… Trong Tam Tự Kinh có nói về “ấu” trong “ấu bất học, lão hà vi” (Dịch nghĩa: Lúc còn nhỏ không học, khi già biết làm gì) và “tử”, “thiếu thời” trong “vi nhân tử, phương thiếu thời. Thân sư hữu, tập lễ nghi” (Dịch nghĩa: Là một người con, đương khi còn nhỏ. Gần gũi thầy bạn, luyện tập lễ nghi), từ hai điểm này có thể thấy đối tượng của “chuyên cần học tập” là “trẻ em”, ở phần sau của Tam Tự Kinh có nhắc đến những tấm gương học tập đặc biệt như Tô Lão Tuyền, Lương Hạo v.v., nhưng chủ thể học tập mà sách nói đến lại là trẻ em. Ở đây, tại sao chúng ta nói là “nghĩa vụ”? Hai câu này “dưỡng bất giáo, phụ chi quá; giáo bất nghiêm, sư chi đọa” (Dịch nghĩa: Nuôi con mà không dạy, là lỗi của cha mẹ. Dạy trò mà không nghiêm, là do thầy thất trách) đã nói rõ nghĩa vụ của cha mẹ và thầy cô giáo. Ở phần sau tuy có nói nghĩa vụ của trẻ em là phải chăm chỉ học tập, nhưng Tam Tự Kinh trước tiên giảng cho phụ huynh và thầy cô giáo phải có trách nhiệm và nghĩa vụ duy trì giáo dục, đốc thúc học trò học tập, dạy dỗ nghiêm khắc. Như vậy điều đầu tiên phải giảng chính là nguyên nhân và nghĩa vụ của việc chuyên cần học tập.

Phần tiếp theo là nội dung của chuyên cần học tập, đây là phần lớn nhất, trọng tâm nhất của Tam Tự Kinh. Nội dung của chuyên cần học tập trước hết là: “Thủ hiếu đễ, thứ kiến văn” (Dịch nghĩa: Hiếu thuận trước, tri thức sau), cho nên nội dung học tập chia làm hai phần lớn: hiếu đễ và kiến văn; ở đây tôi đặt hai nội dung này cùng với nhau, đều là nội dung học tập. Tôi sẽ dùng các phương pháp khác nhau, đứng từ các góc độ khác nhau để giải thích tổng quát cho mọi người.

Tam Tự Kinh cũng đưa ra nội dung khái quát về kế hoạch học tập, những nội dung khái quát này đều đúng đắn. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn, ở đây chúng tôi cần nói rõ, vốn dĩ kế hoạch học tập là việc sắp xếp các tiết học phù hợp, nhưng ở đây thực sự giảng từ nội hàm. “Thứ kiến văn” (tri thức sau), tri thức chia làm ba loại:

• Loại thứ nhất là những tri thức thường thức trong cuộc sống hàng ngày, đó là những con số “Nhất nhi thập, Thập nhi bách, Bách nhi thiên, Thiên nhi vạn” (Dịch nghĩa: Một tới mười, mười tới trăm, Trăm tới ngàn, ngàn tới vạn), còn có ngũ hành, lục súc, thất tình, bát âm;

• Thứ hai là các sách kinh điển Nho gia như Hiếu kinh, Tứ thư, Lục kinh, Ngũ tử v.v…;

• Thứ ba là lịch sử, khái quát kiến thức lịch sử 5.000 năm của dân tộc Trung Hoa;

Cộng thêm “Thủ hiếu đễ” (hiếu thuận trước), đây chính là bốn nội dung học tập của Tam Tự Kinh.

Phần sau đó là các tấm gương học tập. Nếu như chúng ta đưa phần này vào phần học kiến thức như một phần của nội dung học tập cũng được, chính là “học theo ai”? Học theo những tấm gương chuyên cần học tập của các bậc Thánh hiền, của người làm quan, của người nghèo, người cao tuổi, tài nam, tài nữ.

Từ góc độ này, hai chữ “nghĩa vụ” có thể đổi thành “ai học”, toàn bộ nội dung của nó chính là chuyên cần học tập, nói rõ hơn chính là nói về học tập, ai phải học? Ở đây nói đến trẻ em, vậy sẽ học ai đây? Chính là học theo những tấm gương này. Xét từ góc độ bài giảng và các tiết học, thì những kiến thức thường thức là một phần lớn, sách vở kinh điển là một phần lớn, kiến thức lịch sử là một phần lớn, những tấm gương học tập cũng là một phần lớn. Nhưng ở đây xét từ nội hàm mà nói thì chính là những tấm gương học tập. Cuối cùng, kết quả học tập là gì? “Ấu nhi học, tráng nhi hành; thượng trí quân, hạ trạch dân. Dương danh thanh, hiển phụ mẫu” (Dịch nghĩa: Còn nhỏ chăm học, lớn lên thực hành; Trên gắng giúp vua, dưới vì lợi dân. Thanh danh lừng lẫy, vinh hiển mẹ cha). Đây là kết quả của học tập.

Do đó, tổng thể Tam Tự Kinh giảng về chuyên cần học tập. Sơ đồ “chuyên cần học tập” này vẽ ra nguyên nhân và nghĩa vụ của chuyên cần học tập, gồm bốn nội dung: Hiếu thuận, kiến thức thường thức, sách vở kinh điển và kiến thức lịch sử; Cuối cùng là những tấm gương chuyên cần học tập và kết quả của việc chuyên cần học tập.

Khi giảng dạy Tam Tự Kinh các thầy cô chúng ta nên hiểu rõ điều này mới có thể giảng tường tận được. Chúng ta hãy phân Tam Tự Kinh thành năm vấn đề rõ ràng. Đây chính là “Sơ đồ Tam Tự Kinh Sĩ Tử Cần học Hữu Công Đồ” chúng tôi đã nêu ở trên, Tam Tự Kinh kết thúc bằng câu “Cần hữu công, hí vô ích. Giới chi tai, nghi miễn lực” (Dịch nghĩa: Chăm chỉ dốc công, chơi đùa vô ích, Dè chừng cấm giới, nên gắng nỗ lực) vẫn là nhắc nhở một điểm phải chuyên cần học tập, toàn bộ Tam Tự Kinh giảng dạy về học tập.

Ngoài ra còn có một vấn đề khái quát nữa mà ở đây chúng tôi cũng muốn bàn thêm một chút, từ nội hàm tinh thần văn hóa truyền thống Trung Hoa có thể thấy, Tam Tự Kinh đã nêu lên hai vấn đề căn bản: Trời phù hộ người thiện và thiên Đạo đền đáp người chuyên cần. Có thể phân thành các phương diện:

• Thiện 善 (Giáo dục),

• Thiên 天 (Thường thức),

• Đạo 道 (Kinh điển),

• Hoàng 皇 (Lịch sử),

• Thánh 聖 (Thánh hiền),

• Cần 勤 (Tu dưỡng),

Đây là những vấn đề rất hay và thiết thực, sau này có cơ hội sẽ chúng ta sẽ bàn luận từng nội dung, ở đây không thể bàn kỹ.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/152889



Ngày đăng: 30-07-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.