Thiển đàm về “Tư”



Tác giả: Thiên Vũ – Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[ChanhKien.org]

Gần đây có một hiện tượng liên tục diễn ra, biểu hiện là mỗi lúc tôi làm việc cùng với người nhà, kết quả đều là tương phản với cách suy nghĩ của bản thân, đương nhiên hiệu quả cũng không giống với kỳ vọng của mình. Vì lý do này nên tôi rất tức giận, cảm thấy như thể là đối phương cố ý làm ngược lại với mình, sau khi sự việc qua đi bản thân hồi tưởng lại vẫn căm phẫn bất bình. Thế nhưng sự việc này diễn ra lặp lại liền mấy ngày, tôi không cảnh giác cũng không được, để tâm bất bình lắng xuống, tôi hướng nội tìm ở chính mình xem chỗ nào chưa phù hợp với Pháp, bởi vì nhìn từ bề mặt sự việc thì cũng thấy có gì đó không đúng lắm.

Khi tôi hướng nội tìm, trong đầu xuất hiện đoạn Pháp Sư phụ giảng:

“Kỳ thực chư vị vẫn chưa biết, cái “tư” ấy quán xuyến [đến] tầng thứ rất cao.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ 1998)

Đối chiếu với Pháp và hướng nội tìm, tôi phát hiện ra chính mình đã quá cố chấp, bởi vì kết quả sự việc xảy ra khác với cách nghĩ của bản thân nên mới tạo thành việc bản thân mình cố chấp như vậy, vậy thì nguyên nhân xuất hiện kết quả này là tâm “cầu”, cái tâm hữu cầu này chính là phân hóa xuất ra trên cơ sở của “tư”, nghĩ tới đây, từng đoạn từng đoạn liên quan tới tâm hữu cầu liền hiện ra trước mắt.

Ví như mỗi khi làm gì đó, trong tư tưởng luôn luôn có một kết quả mong muốn, do đó trong quá trình làm như thể đang kiểm nghiệm lại xem kết quả mình tưởng tượng ra sao, nếu như không đạt được kết quả như mình mong đợi, lúc này sẽ sinh ra oán hận, sau đó dùng cái lý của con người để đối đãi, nghĩ xem cái gì không nên làm v.v. Dù thế nào thì cũng hướng ngoại oán trách, chứ không thử tìm ở chính mình khi hiện tượng này xuất hiện.

Sư phụ giảng:

“Nhưng tôi mong rằng mọi người sau khi vấp ngã cần tiếp thụ bài học giáo huấn chính diện, không được cứ tiếp thụ giáo huấn phản diện. Tiếp thụ giáo huấn phản diện chính là dùng nhân tâm để xét vấn đề, biến bản thân thành giảo hoạt và viên dung, thế là biến thành xấu rồi” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

Pháp của Sư phụ điểm hóa thức tỉnh đệ tử, khiến tôi thấy được tư tâm đã ẩn giấu rất lâu. Tôi tu luyện được hơn hai mươi năm mà bản thân lại không phát hiện ra, lần này nếu không phải liên tiếp lặp lại, có lẽ vẫn không đánh thức được tôi khỏi cơn mê muội.

Vì sao lại “cầu”? Bởi vì đứng trên cơ điểm duy hộ lợi ích cho bản thân, muốn đạt được kết quả mà mình muốn đạt đến, tính mục đích trong khi làm việc là rất mạnh, tiềm ý thức của tôi cứ cảm thấy tính mục đích này chính là động lực làm việc, hiện tại xem ra tư tưởng của bản thân có nhiều biến dị, thực ra vẫn là ngộ tính chưa nâng lên được, nhiều chuyện xảy ra trước đây và nhiều mâu thuẫn xảy ra đều do nguyên nhân này, nhưng tôi lại hoàn toàn không nhận ra.

Khi tôi tìm ra tâm hữu cầu này, thân thể cũng xuất hiện biến hóa. Đầu tiên là cảm giác một thứ gì đó cần được bóc tách ra, trạng thái xuất hiện chính là thân thể dường như đang diễn ra đại chiến giữa chính và tà. Vật chất hữu cầu này đã hình thành trong thời gian dài, không muốn rời khỏi cơ thể, nó vật lộn liên tục trong trường không gian của tôi, trạng thái thể hiện ra chính là như thể không có động lực, cảm giác như là trong sa mạc mênh mông vô tận, không thấy được hy vọng đi ra ngoài, rõ ràng nhất là khi viết bài, nó vẫn liên tục can nhiễu, luôn cứ có một niệm đầu khiến tôi dừng viết, đồng thời trong lòng cũng rất bồn chồn, nôn nóng, đứng ngồi không yên. Tôi biết là mình đã tìm đúng rồi, đó là tâm mưu cầu ẩn giấu đã bộc lộ ra, nó không muốn bị giải thể, do đó biến ra một vài giả tướng để can nhiễu. Ngay khi đã rõ ràng nhìn thấu nó, tôi liên tục bài xích loại vật chất can nhiễu này, tiếp tục viết bài, giữa chừng xuất hiện mấy lần tư tưởng thôi thúc rời khỏi máy tính, nhưng tôi đều kiềm chế vững bản thân, dần dần cảm giác can nhiễu yếu đi, tâm cũng không náo động nữa, vật chất biến dị của không gian bên ngoài đã giải thể rồi.

Hôm qua tôi lại cùng người nhà bàn công việc, lần này tôi trước hết đặt tư tưởng bản thân thuần tịnh, cố gắng khiến mình không mang mục đích gì, bảo trì một tâm thái vô cầu, không ngờ bàn công việc lại rất thuận lợi. Qua sự việc lần này khiến tôi càng hiểu biết thêm, tu luyện cần có một cái tâm thuần tịnh, một trạng thái vô cầu.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện là vô điều kiện, ‘vô cầu mà tự đắc’” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2004)

Thể ngộ của tôi là, tính mục đích trong khi làm việc mạnh mẽ là bởi vì có một mong muốn đạt được dục vọng mà bản thân truy cầu. Dục vọng này hình thành từ quan điểm của bản thân, có nó rồi thì khi làm việc chính là coi dục vọng này thành động lực làm việc. Do đó trong quá trình làm việc tâm sẽ bất thuần, xen lẫn tâm truy cầu muốn thấy kết quả, cũng có thể nói là tâm lợi ích, bởi vì kết quả tốt xấu quyết định mức độ thỏa mãn dục vọng của bản thân nhiều hay ít. Như vậy xem ra căn nguyên đằng sau là cái “tư”. Cái “tư” này ở các tầng thứ khác nhau đều tồn tại, tư tâm của bạn lớn đến mức nào, thì nói một cách tương đối là sẽ xuất hiện giả tướng khác nhau tương ứng, nhưng căn nguyên của cái tư này là nhân tố của cựu vũ trụ, vậy thì cái gọi là can nhiễu thể hiện ra ở bề mặt con người, chính là do giả tướng của “tư” phái sinh ra. Lúc này nếu như học Pháp tốt, thì có thể nhìn thấu nó, nhận thức rõ nó, không bị nó dẫn động, cuối cùng giải thể nó.

Do đó trong việc phủ định cựu thế lực từ căn bản, thì tiền đề là đồng hóa với Pháp, có thể khiến bản thân hòa tan trong Pháp, tin tưởng rằng Sư phụ không có việc gì không làm được, tin tưởng Đại Pháp có uy lực vô tỷ, tin tưởng bản thân có thể được Đại Pháp thanh tẩy càng ngày càng thuần tịnh, bởi vì tân vũ trụ là vô tư vô ngã.

Một chút thể ngộ còn hạn chế, có chỗ nào thiếu sót xin đồng tu chỉ rõ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/275289



Ngày đăng: 29-06-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.