Phá trừ gián cách, thật sự hình thành một chỉnh thể



Đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[ChanhKien.org] Thời gian vừa qua tôi có phát sinh mâu thuẫn với đồng tu. Sự thay đổi thái độ của đồng tu trước và sau khi tôi đề cao tâm tính của mình, tôi càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc “lấy Pháp làm Thầy” và hướng nội tìm khi xảy ra mâu thuẫn giữa các đệ tử Đại Pháp.

Vấn đề bắt đầu khi tôi chỉ ra những điểm mà tôi cho là không ổn trong cách làm của sự việc nọ ở tổ hạng mục giảng thanh chân tướng mà tôi đang tham gia, vị đồng tu phụ trách sự việc này lý giải với tôi một cách không vui. Mấy ngày sau, khi tôi đưa ra vấn đề tương tự, vị đồng tu này đã vô cùng tức giận và phản bác lại tôi. Lúc đó chúng tôi đã chia sẻ và bàn luận về cách nghĩ của hai bên với nhau, nhưng bầu không khí vẫn chưa mấy cải thiện. Sau sự việc đó, tuy rằng tôi không bị thái độ của đồng tu dẫn động mà cảm thấy phẫn nộ bất bình, nhưng trong tâm thì lại nghĩ: “Tâm tính của vị đồng tu này sao lại tệ như vậy? Chẳng có phong thái của người tu luyện, không xứng tham gia vào hạng mục giảng thanh chân tướng thần thánh này v.v.” Thậm chí khi có cơ hội tôi còn muốn bàn luận về tâm tính của vị đồng tu này với đồng tu khác. Dần dần tôi bắt đầu có sự phản cảm đối với vị đồng tu này.

Một thời gian sau, khi đã đề cao tâm tính trong Pháp, dần dần tôi đã có thể buông bỏ được đối với sự việc này, không còn chấp trước vào tâm tính của đồng tu như thế nào nữa, tôi cũng bắt đầu nhìn nhận vị đồng tu này ở góc độ khác. Tôi nghĩ rằng; vào thời khắc khi Đại Pháp được hồng truyền, sinh mệnh nào có thể bước vào tu luyện trong Đại Pháp và trở thành đệ tử Đại Pháp đều vô cùng xuất sắc. Trong “Giảng Pháp cho các học viên Úc Châu”, Sư phụ từng giảng rằng:

Chư vị nói ‘Tôi là một người tu luyện, tôi có thể làm việc Đại Pháp’. Người này đã là rất xuất sắc rồi. (Tạm dịch)

Những sinh mệnh với mong muốn ký thác hy vọng vào lần chính Pháp này mà dám mạo hiểm xuống thế gian này đã vô cùng trân quý rồi; hơn nữa còn là đệ tử Đại Pháp mà vô tư phó xuất, luôn kiên định giảng thanh chân tướng cứu độ chúng sinh. Nghĩ như vậy, tôi liền cảm thấy trong tâm rộng mở thoáng đãng hơn, và cũng không còn có cách nghĩ không tốt đối với vị đồng tu đó nữa.

Điều kỳ diệu là sau khi tôi có suy nghĩ như vậy, vào mấy lần sau đó khi tôi đưa ra vấn đề hỏi mọi người trong tổ hạng mục, vị đồng tu này đều chủ động giải đáp, hơn nữa chúng tôi có thể nói chuyện như bình thường, tựa như chưa từng xảy ra điều gì.

Tôi thể ngộ rằng khi phát sinh mâu thuẫn, đồng thời nảy sinh cảm giác phản cảm với đồng tu, thì tại không gian khác giữa chúng tôi đã hình thành một sự gián cách. Mà sau khi đã đề cao tâm tính và đối đãi với đồng tu bằng sự từ bi, thì gián cách ở không gian khác bị phá vỡ, và biểu hiện tại không gian này là chúng tôi lại có thể nói chuyện như bình thường.

Từ đó, tôi càng hiểu rõ hơn rằng khi chúng ta nảy sinh mâu thuẫn với đồng tu, nếu không chiểu theo pháp lý mà Sư phụ đã giảng, không hướng nội tìm và đề cao tâm tính, thì rất có thể chúng ta sẽ đi sang an bài của cựu thế lực, khiến cho mâu thuẫn sẽ càng lúc càng căng thẳng hơn. Khi các đệ tử Đại Pháp nảy sinh mâu thuẫn, nếu không ngộ theo Pháp mà hình thành chấp niệm đối với đồng tu, thì cựu thế lực sẽ nhân cơ hội này để phóng đại chấp trước đó, khiến cho chủng nhân tâm không tốt càng lúc càng lớn, từ đó khiến các đệ tử Đại Pháp tranh nhau lời hơn lẽ thiệt, bài xích và không phối hợp với nhau, thậm chí nghiêm trọng hơn còn hình thành bè phái, điều này sẽ dẫn đến các đệ tử Đại Pháp tại không gian này và các không gian khác đều không thể hình thành một chỉnh thể, gây trở ngại cho sự đề cao của chỉnh thể, ảnh hưởng đến việc cứu độ chúng sinh, đây chính là mưu kế của cựu thế lực. Do đó khi phát sinh mâu thuẫn, chúng ta nên chú ý quy chính lại từng ý từng niệm của bản thân.

Nói từ một góc độ khác, chúng ta cũng không thể vì người khác đối không tốt với mình thì cũng đối xử không tốt với họ. Trong “Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004]”, Sư phụ từng giảng rằng:

Con người hiện nay, rất là xem trọng tình cảm, nhưng tình cảm lại là cái mà không thể tin cậy được. Khi đối xử tốt với mình thì vui, khi đối với không tốt thì tình cũng không còn, như vậy cái tình đó có tin cậy được không?

Đệ tử Đại Pháp là từ bi, chúng ta sẽ không vì người khác đối xử với ta không tốt, mà ta liền thay đổi thái độ, bởi vì “Từ bi là trạng thái vĩnh viễn của Thần” (Hồng Ngâm III).

Trên đây là một chút thể ngộ của tôi. Nếu có điều gì không đúng, kính mong được từ bi chỉ rõ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/5/5/52700.html
http://www.pureinsight.org/node/5395



Ngày đăng: 08-11-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.