Thần thoại Hàm Đan (1): Cây hòe Thần



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[ChanhKien.org]

Vào năm 2016, tại công viên Long Hồ ở Hàm Đan, tôi có nghe được một câu chuyện về cây Hòe thần. Một ông lão ngoài 60 tuổi đã kể cho tôi nghe câu chuyện này, câu chuyện mà ông được tận mắt chứng kiến khi còn nhỏ.

Theo lời ông lão kể, khi ông còn học tiểu học, cả gia đình sống ở nông thôn. Thời đó, học sinh trong trường đều tiếp thụ tuyên truyền giáo dục thuyết vô thần và văn hóa đảng, trẻ con từ rất nhỏ đã bị rót đầy đầu não những tư tưởng vô thần như: “Trước nay đều không có Sáng Thế Chủ gì hết, cũng không có Thần Tiên, hoàng đế…”. Thầy hiệu trưởng nói với đám trẻ: “Thần thoại đều do người xưa bịa ra, không có thật. Chúng ta phải phá vỡ mê tín và tin tưởng vào khoa học”.

Năm đó, ông lão học lớp ba và đã gia nhập đội Thiếu niên tiền phong và quàng khăn đỏ. Ông tin rằng lời hiệu trưởng nói là chân lý và cho rằng những người già trong làng ông rất ngu muội.

Vào thời điểm đó, trong làng có một cây hòe lớn được dân làng coi là “cây Thần”, tôn xưng là “Hòe Tiên”. Người dân trong làng buộc một vài tấm vải đỏ lên “cây hòe Thần”, và còn làm một cái sân quanh “cây Thần”, gọi là “Miếu Hòe Tiên”. Người trong thôn nếu bị cáo chồn quỷ rắn nhập vào, ví như trẻ con bị ma quỷ bắt hồn, ma quỷ phụ thể… hoặc giả như gia đình nào đó bị bệnh tật, tai họa, hoạn nạn … họ đều đến dưới gốc “cây hòe Thần” cầu khấn “cây Thần” giúp đỡ giải quyết vấn đề, bảo hộ người trong gia đình bình an. Đương nhiên các vấn đề sau đó cơ bản đều được giải quyết. Vì thế nên khói hương trong sân của “cây hòe Thần” không lúc nào ngớt, luôn có người đến thắp hương, đám trẻ con cũng thường thích chơi đùa bên trong sân này.

Khi đó vừa đúng dịp nghỉ hè, đứa trẻ đeo khăn quàng đỏ (chính là ông già kể chuyện) lại đến sân của “cây hòe Thần” chơi, nó thấy một vài đứa trẻ nhỏ hơn mình trèo lên trèo xuống trên cây chơi đùa. Có đứa vặt lá, có đứa bẻ cành, nhưng hành động của bọn trẻ không phải chịu bất kỳ hình phạt nào, không ai khiển trách chúng. “Cây Thần” cũng không di chuyển, không có bất kỳ phản ứng nào. Nhìn thấy cảnh này, đứa trẻ vô tình nghĩ đến “chủ nghĩa vô thần” được học ở trường: không có Thần tiên gì hết, tất cả các câu chuyện thần thoại đều được người xưa biên tạo để giải trí cho công chúng. Vì vậy, đứa trẻ cảm thấy rằng là một đội viên trẻ, nó nên đứng lên phá trừ mê tín.

Cậu ta nói với những đứa trẻ đang chơi trong sân: “Thầy giáo giảng rồi, trước nay đều không có Thần tiên nào hết, thần thoại đều là lừa dối, không có thật. Ngay cả “cây Thần” này chắc chắn cũng không phải cây Thần thật. Các bạn xem các bạn ngắt lá, bẻ cành, cây Thần cũng không làm gì các bạn phải không? Cái cây cũng không có động tĩnh gì phải không? Vậy nó đã không phải cây Thần thật, thì chúng ta cũng đừng coi đó là cây Thần nữa. Chúng ta là những đội viên đeo khăn quàng đỏ, chúng ta hãy bỏ những mảnh lụa đỏ treo trên cây xuống, cần phải phá trừ mê tín”.

Lúc đó, đứa trẻ kia đã tự mình ra tay, và còn chỉ huy những đứa trẻ khác cùng nhau tháo những mảnh vải đỏ treo trên “cây hòe Thần” ra và ném xuống đất.

Đó là vào giữa mùa hè, thời tiết oi bức, người trong thôn thường hay ngủ trên mái nhà. Đứa trẻ mà ban ngày phá trừ mê tín vào “cây hòe Tiên” cũng leo lên mái nhà mình ngủ. Thời đó mọi người thường ngủ sớm, buổi tối tám, chín giờ đã đi ngủ rồi. Đứa trẻ đang ngủ thì đột nhiên đau dữ dội ở cánh tay. Nó cảm thấy như có ai đó đang tóm lấy cánh tay của mình và siết chặt nó. Lúc đó, cậu ta đau đến nỗi hét to lên và choàng tỉnh.

Lúc đó khoảng 10 giờ đêm, mẹ của đứa trẻ nghe thấy tiếng khóc vội hỏi xem có chuyện gì. Khi mẹ nó đến xem, cánh tay của đứa trẻ không hề thấy sưng tấy chút nào. Đứa trẻ nói với mẹ nó rằng nó vừa ngủ thiếp đi thì đột nhiên cánh tay rất đau. Giống như ai đó đang vặn tay nó, nhưng bây giờ thì không đau nữa rồi, không sao rồi. Mẹ nó kiểm tra cánh tay và thấy không có gì bất thường, cảm thấy xung quanh cũng không có gì bất ổn nên bảo con về phòng ngủ, nhưng nó không chịu vào nhà mà vẫn tiếp tục ngủ trên mái nhà, sau đó nó lại ngủ tiếp.

Đứa trẻ mơ hồ ngủ thiếp đi một lúc, thì đột nhiên lại cảm thấy có ai đó đang vặn tay mình. Lần này, sức mạnh còn lớn hơn kéo tay nó ra phía sau mà vặn. Thằng bé đau đớn vật vã như lửa thiêu vậy. Nó đau đớn gào thét, mẹ nó nghe tiếng gào này không bình thường, bà nghĩ chắc chắn là nó bị trúng tà, hoặc là một cái gì đó như cáo, chồn, quỷ, rắn đang hành hạ nó. Bà nhanh chóng nhờ người nhà đến tìm Thần Hán [1] trong thôn, nhờ ông xem đứa trẻ rốt cuộc bị làm sao.

Thần Hán nhìn đứa trẻ rồi nói với nó: “Hôm nay cháu đã xúc phạm một cái cây đại thụ, nó đang trừng phạt cháu. Hãy cho ta biết những gì cháu đã phạm phải với cây lớn, cháu đã đi tiểu vào cái cây đó, hay làm những điều xấu gì?” Đứa trẻ lúc đó có chút xấu hổ, nó cũng không nhớ ra việc đã gỡ những dải lụa đỏ, nó nói: “Cháu không tiểu lên cây, không làm điều gì xấu”.

Thần Hán nhìn đứa trẻ và nói: “Cháu đã xúc phạm Thần cây! Cháu nghĩ kỹ xem hôm nay đã làm gì, nếu cháu không thừa nhận thì đừng nghĩ đến việc khỏi đau tay”. Trong khi nói chuyện, cánh tay và vai của đứa trẻ liên tục đau nóng ran, nó gắng chịu mới không kêu gào lên. Đứa trẻ lúc này tâm trạng vừa lo lắng vừa sợ hãi, sợ rằng cánh tay không khỏi thì làm sao? Lúc đó, nó đột nhiên nhớ lại những việc nó đã làm ban ngày trong sân “cây hòe Thần”. Nó nói với mọi người về những điều đó và nói: “Giáo viên của chúng cháu nói không có Thần, thần thoại đều là bịa đặt, giờ phải phá trừ mê tín”.

Thần Hán hỏi lại đứa trẻ: “Không có Thần, vậy ai đang vặn tay cháu? Tại sao cánh tay cháu bị đau?” Mẹ của đứa trẻ cũng nhanh chóng nói: “Con ơi, không thể không tin được! Những điều này được tổ tiên chúng ta truyền qua nhiều thế kỷ, tất cả chúng ta đều tin vào Thần! Chuyện về Thần cây cũng đã được truyền qua nhiều thập kỷ. Trong làng nhà ai bị bệnh hay gặp tai hoạ đều cầu xin “cây hòe Thần” giúp giải quyết sự tình. Đó chẳng phải là có cầu tất ứng nghiệm sao con? Tại sao con lại dám phạm tội với cây hòe Tiên? Không thể không tin vào Thần đâu con ơi!”

Lúc này, Thần Hán bảo đứa trẻ mau đến chỗ “cây hòe Tiên” để xin lỗi về những gì đã mạo phạm, và phải chuẩn bị đầy đủ nào là vật phẩm cúng, nào là hương v.v. quan trọng nhất là để đứa trẻ thành thật xin lỗi cây hòe Thần. Nếu không, nó dù có thắp hương cầu cúng cũng sẽ không có hồi đáp. Thần Hán quay đầu nhìn đứa bé và nói lớn: “Dù giáo viên trong trường nói gì, chúng ta nên tin chuyện này không phải là mê tín. Hãy quay về nghe mẹ cháu kể câu chuyện về cây hòe Tiên, cháu phải thành tâm vái lạy nhận sai trước cây hòe Thần. Nếu cháu không thành tâm thì đừng nghĩ cách tay này của cháu sẽ khỏi được”.

Đứa trẻ đau tay đến nỗi không còn cách nào, nghe người lớn nói chuyện cũng thấy có đạo lý, liền trở nên tin Thần, trong tâm thừa nhận lỗi sai của mình. Suy nghĩ vừa thay đổi thì cơn đau ở cánh tay cũng biến mất. Đứa trẻ liền nói với mẹ: “Mẹ ơi, trong tâm con đã nói với cây Thần rằng con sai rồi. Mẹ đứa trẻ liền cảm tạ trời đất và cảm tạ cây Thần, cái tâm lo lắng cũng đã buông được xuống.

Ngày hôm sau, mẹ đứa trẻ mang theo các đồ cúng, giấy vàng, hương nến, dẫn theo con đến sân cây hòe Thần, dâng hương, dâng đồ cúng, giấy vàng cho cây hòe Thần, thành tâm xin lỗi cây hòe Thần, nói rằng đứa trẻ còn nhỏ, không hiểu chuyện, nghe người khác nói gì liên tin nấy; người lớn cũng có chỗ không đúng, không chú ý kể các chuyện hữu Thần cho con nghe, dẫn đến việc phạm sai lầm lớn, đắc tội nhiều với Hòe Tiên. Hiện giờ đứa trẻ đã nhận thức được chỗ sai của mình rồi, tôi đã kể cho con nghe về các chuyện Hòe Tiên hiển linh bảo vệ người trong thôn bình an, nói với con tôi rằng có thiên địa Thần linh, có cây hòe Thần, đều là thật, không phải giả, chúng tôi cần thành tâm kính bái thiên địa Thần linh, nhất tâm hướng thiện! Xin Hòe Tiên tha tội cho con tôi. Lúc đó đứa trẻ cũng thành tâm nhận sai với Cây Hòe Thần rồi, thế là lập tức cái tay của nó không còn đau nữa.

Kể từ đó, đứa trẻ này đã thực sự tin vào Thần. Trong những thập kỷ kế tiếp, ông đã kể câu chuyện về cây Hòe Thần cho những người hữu duyên mà ông gặp một cách nhiều nhất có thể, nói với mọi người rằng thực sự có Thần tồn tại, chứ không phải là giả, điều gì nên tin thì vẫn phải tin.

Một ngày nọ, khi tác giả bài này đang ở trong công viên kể cho mọi người rằng thuyết hữu Thần là có thật, mọi người nên tin vào Thần để được bình an. Lúc này, một ông lão ngoài 60 tuổi đã nói với tác giả rằng ông tin vào thuyết hữu Thần, thành tâm tín Thần sẽ được bảo hộ bình an và kể cho tác giả cùng bảy hoặc tám người tại đó câu chuyện về cây hoè Thần mà đích thân ông đã trải qua.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/254194

[1] Thần Hán: Người có phép thuật



Ngày đăng: 29-08-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.