Học Pháp ngộ Đạo: Thói quen tư duy của con người là chấp trước căn bản trong tu luyện



Tác giả: Tiểu Thạch Đầu

[ChanhKien.org]

Kể từ khi chính thức đắc Pháp bước vào tu luyện năm 1997, tôi luôn nỗ lực tống khứ các chấp trước căn bản. Trong quá trình hai năm thực tu tiếp theo, tôi cứ mơ hồ cho rằng cả đời này tôi sẽ cứ bình thản lặng lẽ độc tu như vậy. Nhưng cuộc bức hại từ trên trời giáng xuống, dưới hoàn cảnh khốc liệt đã đưa tôi bước trên con đường tu luyện Chính Pháp, từng bước thực hiện sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp. Thấm thoát đã qua hơn 20 năm giảng chân tướng cứu người trong cuộc bức hại, nhìn lại quãng thời gian đó, tôi thấy mình cũng chỉ được miễn cưỡng coi như đệ tử chân tu.

Khi chưa tu luyện, tôi đã có thói quen thích suy nghĩ, khi gặp sự việc gì thì trước tiên sẽ nghĩ về nguyên nhân và hậu quả, tìm kiếm đường đi nước bước, sau khi suy nghĩ thấu đáo rồi mới làm. Nguyên nhân là vì lười biếng, ngại phải làm những việc tốn công vô ích. Vì thế tôi luôn phải nghĩ thật thấu và cố gắng tìm ra con đường ngắn nhất, tìm ra bí quyết, mấu chốt để tránh phải đi lòng vòng. Thực tế, dù là công việc chân tay hay xử lý sự vụ, tôi cũng luôn tuân theo quy tắc tìm ra mấu chốt này, trước tiên động não rồi mới động tay, hầu hết đều có thể bỏ công sức ít mà đạt hiệu quả cao. Đây cũng là thói quen tốt xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cuộc sống để sinh tồn, vì tôi vốn thể lực yếu, thể chất vốn không được bằng người khác, nếu so thể lực với người khác thì tôi sẽ thua ngay từ vạch xuất phát rồi, không vượt được ai! Nhưng lòng tự tôn của tôi lại không cho phép tôi làm những việc nhỏ mọn ngồi mát ăn bát vàng, mồm miệng đỡ chân tay, vì thế tôi nghĩ mọi cách để người khác làm nhiều hơn còn mình làm ít hơn. Dẫu sao thì không ai muốn trở thành bộ dạng mà chính bản thân mình cũng chán ghét.

Không còn cách nào, con người sinh ra trên thế gian này ai cũng đều có mặt yếu kém. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, không thể để cho người khác hiềm khích nói này nói nọ rằng mình là kẻ vô dụng, để không bị tụt lại phía sau, không có sức thì thay bằng đầu óc. Vả lại, thứ có sức sáng tạo lớn nhất trên đời này là trí tuệ, trí tuệ mới là căn bản của mọi năng lực, là nguồn năng lượng mà ta có thể tùy ý sử dụng, là ngọn nguồn tạo ra tất cả. Trong thế giới con người này, hết thảy vật chất mà con người chúng ta hưởng thụ, từ việc ăn ở đi lại, cho đến những thứ thuộc về phương diện tinh thần, có thứ nào là không do trí tuệ sáng tạo ra. Vì vậy muốn đạt được sức mạnh vô thượng thì cần phải tư duy, suy nghĩ nhiều. Con người ai ai cũng mang cái đầu trên vai, nhưng không phải chỉ dùng để ăn mà đầu não dùng để sáng tạo.

Đương nhiên sau khi đắc Pháp tu luyện thì việc suy nghĩ là để lĩnh hội Pháp. Kỳ thực làm người tu luyện, ngoài thời gian học Pháp luyện công thì thời gian còn lại là dùng để thực hành Pháp, từ đó mà đắc Pháp. Tất cả mọi sự việc chúng ta gặp phải trong công việc và cuộc sống, dù là những chuyện vụn vặt cũng đều là trực chỉ nhân tâm, chỉ cần dụng tâm lĩnh ngộ, suy nghĩ dựa trên Pháp, thì đạo pháp thiên môn đều ở trong đó. Bởi vì vạn sự vạn vật ở thế gian này đều do Pháp khai sáng ra, vạn vật đều có linh tính. Vì thế mới có câu “nhất hoa nhất thế giới, nhất bộ nhất Bồ Đề” (mỗi bông hoa là một thế giới, mỗi chiếc lá là một cây bồ đề). Mỗi gốc cây ngọn cỏ ở thế gian đều là thể hiện của một bước chuyển tiếp của cơ chế của vũ trụ tại nhân gian, từ đó ta có thể lý giải được thiên cơ vô xứ bất tại. Hết thảy đang chờ bạn đến lĩnh ngộ, bạn lĩnh ngộ được một chút thì sẽ triển hiện ra cho bạn một chút. Tức là bạn phải đi lên phù hợp với thiên cơ, hoàn thiện quá trình thiên nhân hợp nhất, đả khai trí huệ để thu được càng nhiều năng lượng vũ trụ, từ đó có thể tùy ý sử dụng, dùng vào việc chính Pháp thì là chính niệm, có thể đạt đến trạng thái siêu thường thân tại trần gian, niệm ngoài vũ trụ.

Tam giới ước chế nhục thân, nhưng trí huệ bắt nguồn từ linh hồn lại có thể tùy ý ngao du trong Pháp. Điều giúp ta có thể đả khai tất cả thiên cơ này là ngộ tính, thông qua ngộ tính mà đột phá tâm chấp trước đối ứng với lớp vỏ tầng vật chất của nhục thân con người. Ngay khi tống khứ chấp trước, đề cao cảnh giới sinh mệnh, giác ngộ trong khi đề cao cảnh giới thì sẽ không ngừng khôi phục trở về bản lai của sinh mệnh, đây chính là sự khai trí khai huệ mà tôi lĩnh hội được trong cảnh giới hiện nay của tôi. Như vậy, điều được sinh ra từ việc tư duy trong Pháp chính là chính niệm, khi chính niệm đầy đủ thì mới có thể chứng thực bằng hành động, mới có thể trong phản bức hại giảng thanh chân tướng cứu người, thể hiện xuất ra uy đức chính niệm chính hành khi Chính Pháp tại nhân gian, khai sáng Thần tích.

Vì vậy mỗi khi đề cao một chút trong tu luyện, tôi đều dùng Pháp lý và những yêu cầu cao hơn để nhìn lại con đường mình đã đi qua. Mỗi lần như thế tôi thường nhìn thấy một số thiếu sót, qua đó nhận thức lại rõ hơn về bản thân, dùng trí huệ hiện tại để hoàn thiện những thiếu sót trong quá khứ, như thế sẽ không ngừng khai ngộ trong Pháp. Bất kể là trước đó làm tốt hay không tốt, khi sử dụng trí huệ ở tầng thứ đã đề cao để nhìn thì đều có thể nhìn ra chỗ thiếu sót, từ đó tống khứ cái gọi là cảm giác thành tựu, khiến cho tâm thái càng thuần càng rộng lớn hơn, thể hội được chỗ huyền diệu của Pháp vô định Pháp.

Đáng tiếc là, đến nay tôi vẫn chưa thể đạt đến tu luyện trước sau như một, dũng mãnh tinh tấn, mà chỉ là lúc tinh tấn lúc không, có lúc còn hưởng thụ một chút an dật. Vì vậy những năm này tôi vẫn luôn nghĩ, mình tu bỏ chấp trước đã hơn 20 năm rồi, vậy mà chấp trước căn bản vẫn nguyên như cũ, rốt cuộc căn nguyên sâu xa ở đâu? Cho dù về phương diện ngộ tính tôi rất tự tin, nhưng về phương diện thực hành thì vẫn thiếu sót, rốt cuộc tại sao? Mãi cho đến mấy ngày gần đây tôi mới nghĩ minh bạch ra chấp trước căn bản của mình kỳ thực chính là thói quen của con người.

Ví dụ như con người phải ăn, ở, đi lại, ngủ nghỉ, đó là trạng thái sinh tồn cơ bản của con người. Từ lúc sinh ra đến nay, mấy chục năm qua ta đều sống theo quy luật này, không cảm thấy có gì lạ cả. Nhưng đã đến giai đoạn cuối cùng của Chính Pháp, khi cần tu đến viên mãn và trạng thái tiếp cận gần viên mãn, thì những thói quen và quy luật tự nhiên này lại trở thành chấp trước cơ bản ước chế Thần tính. Bởi vì cái lý của nhân gian là phản đảo, điều đó có nghĩa là tất cả thói quen suy nghĩ của con người mà chúng ta đã quen thuộc xưa nay đều trong cái lý phản đảo này. Còn thói quen tư duy của Thần thì lại ở trong Pháp. Vậy nếu muốn có những thứ của Thần thì cần phải loại bỏ những thứ của con người. Thói quen tư duy của con người sẽ hình thành chấp trước tối hậu, nó cũng là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề khó nhận biết nhất, và cũng là nguyên nhân căn bản khiến cho trong thời gian dài không thể chuyển về phía Thần, không thể khiến cho Thần tính khởi lên. Tu luyện đến cuối cùng thì ngay cả những thói quen tư duy đến giờ ngủ, đến giờ ăn đều cần phải loại bỏ, vì những trạng thái sinh tồn này ở nhân gian chính là ngược với Thiên.

Từ thủa đầu tu luyện, chúng ta đều biết rằng Đại Pháp là siêu thường, những điều siêu thường trước đây đều thể hiện tại phương diện chính niệm chính hành. Khi đến bước cuối cùng của tu luyện, thân thể của chúng ta đang dần dần được vật chất cao năng lượng thay thế, chuyển hóa đến mức ngày càng cần ít vật chất ở thế gian này, vì thế nhu cầu của con người sẽ càng ngày càng ít. Khi phù hợp với thiên nhân hợp nhất ở mức càng ngày càng cao, thì đến lúc phải đột phá những chấp trước cuối cùng, cả thân thể cũng phải đột phá sự ức chế của tam giới, đó là đạt đến thân Thần hợp nhất rồi.

Tất cả những thói quen tư duy của con người đã trở thành chướng ngại lớn nhất. Rõ ràng không cảm thấy đói nhưng vẫn cứ ăn, rõ ràng không buồn ngủ nhưng vẫn nhắm mắt nằm yên chờ trời sáng. Tuy thế nhưng cũng không muốn ăn ít đi một chút, không buồn ngủ thì cũng không muốn dậy luyện công học Pháp. Thân thể đã dần dần vượt qua không gian vật chất này rồi, nhưng thói quen tư duy lại đang kéo mình trở lại, đến lúc này mà lại vẫn còn đòi lấy quá nhiều vật chất của thế gian, kỳ thực lại một lần nữa bị ô nhiễm bởi tư tưởng của con người rồi.

Dù Chính Pháp kéo dài đến mấy thì cũng đến lúc phải kết thúc. Con đường thành Thần dù khó đến mấy cũng sẽ đến lúc đi hết. Nguyên nhân căn bản của việc Chính Pháp hiện nay bị kéo dài ra là do hầu hết chúng ta chưa tu xuất ra được trạng thái của Thần, chưa đủ tỷ lệ đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Vốn dĩ hễ nhập môn thì lẽ ra đã có trạng thái bán Thần rồi, hãy thử xem xem liệu có bao nhiêu đệ tử có thể đạt đến tiêu chuẩn ấy! Tối đa cũng chỉ là khi học Pháp luyện công thì tâm thái còn tốt, nhưng hễ buông kinh sách xuống, ra khỏi cửa thì tư duy lại vẫn như của người thường, lại không dùng Pháp để suy nghĩ nữa, trong đầu vẫn toàn là tư tưởng của con người. Bởi vì tư tưởng không lúc nào ngơi nghỉ, nên khi luyện công cũng khó đạt đến nhất tâm bất loạn. Bởi vì không làm được nhất niệm, nên không đặt được Pháp ở vị trí thứ nhất, không hòa tan bản thân ở trong Pháp. Những nghiệp tư tưởng và các loại nhân tâm chấp trước sẽ chiếm giữ tư duy của bạn. Có người trong thói quen tư duy đó, còn hy vọng rằng thân thể phù hợp cao độ với nguyên thần thì liệu có được không? Hiển nhiên là thay vì chấp trước oán hận vào thời gian ở thế gian đằng đẵng chưa kết thúc, thì hãy cố gắng đột phá nhanh hơn những ràng buộc của con người, hãy khởi phần Thần lên!

Hãy đạt mục tiêu nhanh hơn, việc kéo dài thời gian chỉ giúp chúng ta có cơ hội nhiều hơn để dựng lập uy đức, sao không tự nguyện mà làm. Điều này chỉ có phụ thuộc vào ngộ tính mà không phụ thuộc vào công năng, triển hiện của Phật Pháp Thần thông tại nhân gian chính là trí huệ, mà trí huệ ấy trong Pháp đều có, Sư phụ đã giảng tường tận chi tiết hết ra cả rồi, muốn đắc được thì tự bản thân đi ngộ là được. Còn có một vấn đề quan trọng, ngộ tính của người khác có tốt đến đâu cũng sẽ không chiếm tài nguyên của bạn, ai ngộ thì người ấy đắc, Đại Pháp là sử dụng vô tận không bao giờ hết. Nếu lúc này mà bạn vẫn cảm giác chịu đựng về thời gian thì đều là nhân tâm, việc này nói ra rất dài, nói chung Sư phụ đã truyền cấp cho chúng ta Đại Pháp như ý, nếu chúng ta vẫn cứ mãi không như ý, hoặc vẫn còn ma nạn trùng trùng, thậm chí trường kỳ còn trong ma nạn, tôi nghĩ rằng nên xem xét lại thói quen tư duy của mình.

Cá nhân tôi hiểu rằng khi gặp sự việc gì thì hãy học cách suy nghĩ trong Pháp, dưỡng thành thói quen của Thần, đó mới là chỗ quan trọng để đề cao ngộ tính. Thực ra, Pháp mà chúng ta học chính là tư duy nên có của một vị Thần. Biến thói quen tư duy của người thành thói quen tư duy của Thần, khi chân chính hòa tan trong Pháp, thì chúng ta có thể tùy ý điều động sử dụng năng lượng trong Pháp. Có Pháp ở đây, có Sư phụ ở đây thì tất cả các chính Thần của toàn thể thể hệ vũ trụ, tất cả năng lượng đều là hậu thuẫn cho chúng ta. Thế của Chính Pháp là không thể ngăn được, nhân gian sẽ trở thành vũ đài của chúng ta, chứ không phải là vũ đài của tà ác, một chút nhân tố tà ác này thì đáng kể gì, hết thảy đều tồn tại là vì thành tựu cho chúng ta, vậy còn có khó nạn nào nữa đây!

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/26773



Ngày đăng: 18-07-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.