Người thời xưa dạy con tích đức, người thời nay dạy con kiếm tiền



Tác giả: Thiên Lai

[ChanhKien.org]

Người thời xưa rất thấu hiểu mối quan hệ giữa đức và tiền, người có đức thì mới có tiền tài phú quý, quyền cao lộc dày, mới có con cháu đầy đàn, dòng họ truyền đời, kế tục phồn vinh. Cho nên người thời xưa rất chú trọng tu tâm hướng thiện, chú trọng tích đức.

Lâm Tắc Từ người triều Thanh, vào thời Đạo Quang, ông được triều đình bổ nhiệm làm Khâm sai đại thần, nhận lệnh đi tới Quảng Châu để ngăn cấm thuốc phiện. Vào lúc đó, có rất nhiều người muốn hối lộ cho ông, nếu ông muốn phát tài thì có thể dễ dàng kiếm được hàng triệu lượng bạc, đủ khiến cả gia tộc ông sống không cần lo nghĩ về vấn đề ăn mặc. Nhưng Lâm Tắc Từ là bậc chí sĩ lo cho nước, lo cho dân, ông biết rằng thuốc phiện sẽ đầu độc bách tính, nguy hại khôn lường, nên ông đều cự tuyệt tiền hối lộ của những nhà buôn này, ở chấn Hổ Môn, ông đã cho tiêu hủy gần hai vạn hộp nha phiến. Vào năm kế tiếp, quân đội Anh đã uy hiếp triều đình nhà Thanh, triều đình vì để cầu hoà nên đã cách chức và điều tra Lâm Tắc Từ, đày ông ra ải biên cương. Lâm Tắc Từ phải sống trong cảnh lưu đày suốt năm năm.

Người thanh liêm như Lâm Tắc Từ, vậy con cháu của ông sẽ thế nào? Sau khi Lâm Tắc Từ qua đời, Lâm gia tuy không có của cải tích góp, nhưng cũng không vì thế mà lụi bại. Con cháu mấy đời của ông, có nhiều người học hành thành đạt, đời cháu chắt ông có người thi đỗ học vị tiến sĩ, cử nhân. Tới thời Dân Quốc, dòng dõi thi thư của Lâm gia vẫn phát triển. Viện trưởng Tòa án tối cao khi đó là Lâm Tường, chính là con cháu của Lâm Tắc Từ, hơn nữa Lâm Tường cũng có đạo đức rất cao thượng.

Sự thanh liêm và từ chối nhận hối lộ chính là tích đức làm việc thiện, cho nên con cháu đời sau của Lâm Tắc Từ mới có phúc báo lớn ngần ấy.

Trọng thần triều nhà Thanh, Tướng quân Tăng Quốc Phiên, là người quyền cao chức trọng, nắm giữ quyền hành về tài chính, nhưng ông lại có thể làm được việc không lấy tiền của quân đội đem về nhà dùng; trong tay nắm giữ tài chính quyền lực mà không hề mảy may lòng tham khoản thuế muối, ông không có ý muốn phát tài, cũng không mong muốn tích tiền tài cho con cháu của mình, vì ông lo rằng con cháu đời sau nhiễm lối sống xa xỉ, khó có thể thành tài. Dưới ảnh hưởng của Tăng Quốc Phiên, con cháu đời sau của Tăng gia đã tự lực cánh sinh, cầu tiến vươn lên, hơn nữa lại còn xuất hiện rất nhiều những nhân tài ưu tú. Có người thống kê rằng, gia tộc nhà họ Tăng, trong gần 200 năm tính từ thời Tăng Quốc Phiên trở đi, cả tám thế hệ không có một ai “phá gia chi tử”. Trong số con cháu dòng họ Tăng có gần 200 người được giáo dục bậc cao, còn có những nhân tài nổi danh, tổng cộng lên đến hơn 240 người.

Vậy thì kết cục của việc tranh giành của cải bất nghĩa sẽ như thế nào?

Cũng là một câu chuyện vào triều nhà Thanh, ở Quảng Đông có ba gia đình làm kinh doanh giàu có, họ là Ngũ Thị, Phan Thị và Khổng Thị. Ba nhà này nhờ vào chiến tranh nha phiến đã phát tài trên nạn lớn của quốc gia, kiếm được hàng trăm triệu lượng bạc. Của cải của ba nhà này có thể nói là sánh ngang với tài sản của quốc gia, bọn họ ăn mặc xa xỉ, ra vào có xe đưa xe đón, sống cuộc sống trong nhung gấm xa hoa.

Lúc đó, phàm là có bức tranh chữ cổ nổi tiếng, thì đa số đều được đóng lên đó con dấu của Ngũ Thị, Phan Thị hoặc Khổng Thị, điều đó nói lên rằng những bức tranh chữ quý giá đó đều đã từng được ba dòng họ đó sở hữu rồi. Nhưng chỉ vài chục năm sau, trong số các con cháu đời sau cả ba dòng họ này, không có bất kỳ ai thành tài, tất cả đều suy bại không chừa một ai.

Vào thời đó, ở Thượng Hải có một thương gia họ Trần giàu có, có thể nói là ông vua trong ngành xây dựng nhà ở. Tài sản Trần gia lên tới 40 triệu đồng bạc, hai người con trai của ông ta, mỗi người được phân chia 20 triệu đồng bạc. Lúc đó có một nửa đồ đồng cổ nổi tiếng Trung Quốc là thuộc sở hữu của Trần gia. Từ đó có thể tưởng tượng được mức độ xa hoa của họ. Nhưng mà, bảy năm sau, giá đất ở Thượng Hải đột nhiên rơi rớt thảm hại, nhà họ Trần đầu cơ thất bại, dẫn tới phá sản. Đồ cổ, vàng bạc châu báu, nhà cửa đất đai của Trần gia, hầu như tất cả tài sản đều bị ngân hàng tịch thu để bán lấy tiền.

Trong “Lễ ký – Đại học” có một câu nói: “Hoá bội nhi nhập giả, diệc bội nhi xuất”. Đại ý nói: Nếu một người có được tiền tài bằng những thủ đoạn bất chính, đi ngược với đạo lý, thì tiền tài kiếm được ấy cũng sẽ ra đi theo cách thức không tốt và không hợp với lẽ thường.

Thời xưa giảng rằng, những gia đình danh giá thường xem trọng đức hạnh, phẩm chất, có nội hàm đạo đức thâm sâu. Đức mà vài đời tổ tiên tích lại đủ để con cháu bao nhiêu đời sau hưởng phúc phận. Đó là điều mà con người ngày nay vốn bị thấm sâu trong quan niệm vô thần không thể nào tưởng tượng được.

Con người thời nay đi ngược hẳn với người xưa, họ đã vứt bỏ cái đức vốn là thứ căn bản nhất quyết định tương lai và vận mệnh của con người. Điều họ chú trọng là tiền, thứ mà người xưa coi là đồ cặn bã. Họ cho rằng có tiền rồi sẽ có cuộc sống hạnh phúc, sẽ có vị trí cao hơn người khác, vì vậy có thể vì tiền mà không từ thủ đoạn nào, từ bé đã dạy dỗ trẻ nhỏ các loại kỹ năng kiếm tiền. Người có tiền sẽ tích giữ nhiều tiền cho con cái, người làm quan sẽ lợi dụng số tiền tham ô để chu cấp tốt nhà cửa cho con cái. Rất nhiều người coi điều này là tốt cho con cái, mà coi nhẹ việc giáo dục đạo đức mang tính căn bản. Có thể giữ gìn được của cải không? Rất nhiều người mơ hồ về điều này, chỉ có thể mặc cho số phận, lúc này mới nghĩ đến “mặc cho số phận”.

Trong mắt người xưa, điều này là những hành vi làm lụi bại gia tộc, nhưng con người thời nay lại coi điều này là phương thức làm giàu, phương thức mưu cầu quan chức để noi theo. Nhắc đến Chu Vĩnh Khang, mọi người đều biết rằng, ông ta đã bị kết án tù chung thân, ông ta dựa vào bức hại Pháp Luân Công mà thăng đến chức thường uỷ Bộ chính trị Trung Cộng, bí thư Ủy ban trung ương chính trị và pháp luật, ông ta dựa vào làm việc xấu mà thăng chức, lại dựa vào làm tận mọi chuyện xấu để duy trì địa vị. Ông ta còn được xưng là “Duy ổn Sa Hoàng” (Sa hoàng duy trì ổn định), dưới chính sách tàn khốc của ông ta, biết bao nhiêu người không có nơi để khiếu kiện, lên cấp trên kêu oan mà bị bắt, bị kết án; biết bao nhiêu nhân sĩ do bất đồng ý kiến, luật sư đứng ra bảo vệ quyền lợi bị bức hại; bao nhiêu học viên Pháp Luân Công bị bức hại vào cảnh gia đình ly tán; bao nhiêu học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng để kiếm lợi phi pháp. Thời ông ta tại vị, quê nhà của ông ta xe cộ đắt tiền vào ra nườm nượp, bố của ông ta trên mặt đầy vẻ hãnh diện. Vì bị ác báo nên sau khi bị bắt và kết án, quê nhà liền trở thành “môn tiền lãnh lạc an mã hi” (tức là chỉ người tới rất thưa thớt, dường như không có ai lai vãng), ngoài ra, vợ và con của ông ta cũng lần lượt bị xử tội, con dâu ông ta hiện nay cũng bắt đầu bị truy tố, đây không phải chuyện nực cười sao? Đây thật sự chính là báo ứng.

Tiền và quyền mà tách rời khỏi “đức” thì không thể dài lâu được, mà còn là tai họa; Tiền và quyền mà có quan hệ mật thiết với đức thì phúc báo mới bền lâu.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/266338



Ngày đăng: 30-05-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.