Tình là gì?
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp miền Đông Mỹ Quốc
[ChanhKien.org]
Từ Pháp, chúng ta biết rằng “tình” được Pháp triển hiện ra ở các sinh mệnh tầng thấp. Tam giới đều ngập trong tình. Các chấp trước của con người xét cho cùng đều bắt nguồn từ tình. Muốn tu luyện thành tựu sinh mệnh cao tầng thì cần tu khứ “tình”. Vậy rốt cuộc “tình” là gì? Dưới đây xin phép bàn một chút về một số thể ngộ tu luyện cá nhân.
Tôi thường băn khoăn với câu hỏi: Tại sao sinh mệnh càng lên cao thì nhân tố “tình” càng trở nên mỏng nhẹ, cho đến khi vượt ra ngoài tam giới thì không còn “tình” nữa? Đây là một đặc điểm trong Pháp, ý nghĩa sâu xa hơn của đặc điểm này là gì? Trong Pháp, chúng ta còn thấy một triển hiện khách quan như thế này: Sinh mệnh tầng thứ càng cao thì đồng thời “tình” của sinh mệnh ấy càng ít và chu kỳ sinh mệnh tương ứng của thân thể sẽ càng dài. Ví dụ, thân người luân hồi trăm năm một lần, thiên nhân ở thượng giới luân hồi vài trăm năm một lần, cao hơn nữa thì ngàn năm mới chuyển sinh vào lục đạo luân hồi một lần. Thần thể của những sinh mệnh đã ra khỏi tam giới cũng có chu kỳ sinh mệnh nhất định, chỉ có điều chu kỳ ấy vô cùng lâu dài, sinh mệnh càng cao thì chu kỳ càng dài, mãi cho đến vũ trụ cao nhất lớn nhất mà chúng ta biết, sau những năm tháng dài đến bất khả tư nghị cũng đã đến giai đoạn tối hậu trong chu kỳ “thành, trụ, hoại, diệt” của sinh mệnh . Và hết thảy những gì bên trong nó cũng đối mặt với giải thể, giống như thân thể người, khi nhục thân hết thọ mệnh mà tử vong, thì hết thảy những gì mang theo bên trong nhục thân cũng sẽ bị giải thể.
Cá nhân tôi thể ngộ rằng, những hiện tượng này cho chúng ta thấy mối liên hệ nội tại nhất định giữa “chu kỳ sinh mệnh” và “tình”. Chu kỳ sinh mệnh càng ngắn thì cách nhìn thời gian mà sinh mệnh đó nắm giữ càng ngắn, vòng tuần hoàn của thời gian luân hồi sẽ càng đặc, và tương ứng, “tình” sẽ kết tủa càng dày. Điều này cũng tạo ra một đặc điểm của thân người: Chú trọng những gì trước mắt và sống vì tình. Trên thực tế, từ cảnh giới của sinh mệnh cao hơn nữa mà nhìn thì những sinh mệnh vừa xuất khỏi tam giới cũng có tình của con người. Nhưng so với sinh mệnh nội trong tam giới mà xét, thì đó đã là “từ bi” vượt rất xa cái “tình” rồi, có thể hiểu rằng đây cũng là biểu hiện bất thuần của bản thân cảnh giới tầng thứ sinh mệnh trong tam giới.
Từ trong Pháp, chúng ta biết rằng mặc dù cựu vũ trụ đã an bài cái gọi là Chính Pháp để tự cứu mình, nhưng cựu vũ trụ không có trí tuệ và năng lực để giải quyết vấn đề này từ căn bản, chỉ có Sư phụ đang thực sự Chính Pháp, hơn nữa đang truyền Đại Pháp để cứu độ chúng sinh. Một khâu cực kỳ trọng yếu trong đó là các đệ tử Đại Pháp tu thành viên mãn, khi ấy, tân vũ trụ đối ứng với họ sẽ sở hữu năng lực bất hoại bất diệt, có thể tự động tu bổ.
Cá nhân tôi thể ngộ rằng, một khi không còn “diệt” của “thành, trụ, hoại, diệt” nữa, thì sẽ chân chính đột phá được chu kỳ thời gian của sinh mệnh (thường gọi là “tuổi thọ”) theo đúng nghĩa. Khi thời gian không gặp nhau ở hai đầu “thành” và “diệt”, thì cách nhìn thời gian đối ứng cũng sẽ trở thành vĩnh cửu thực sự. Không có chế ước về “thọ”, sinh mệnh trong quá trình tự điều chỉnh và quy chính sẽ luôn ở trong trạng thái từ bi thuần khiết nhất, không thụ nhận bất kỳ nhân tố bất thuần nào giống như “tình”, thứ vốn được tạo ra do sự ô nhiễm bào mòn qua những năm tháng dài lâu. Cựu vũ trụ cũ không có năng lực giải quyết “tình”, vốn là nhân tố bất thuần tích lũy theo thời gian, làm mòn sinh mệnh, và cuối cùng cũng định sẵn là không thể thoái khỏi quy luật chu kỳ sinh mệnh “thành, trụ, hoại, diệt”. Trong vũ trụ mới, những điều này đều sẽ được cải biến, vì thiên thể vũ trụ đối ứng với sinh mệnh mà chúng ta tu thành sẽ bất hoại bất diệt, sẽ không tồn tại hình thức chu kỳ sinh mệnh “thành, trụ, hoại, diệt”; tương ứng, cũng sẽ không có bất kỳ sự tích tồn nào của vật chất bại hoại “tình” nữa. Nói cách khác, với sự tồn tại vĩnh hằng không giới hạn của sinh mệnh, nhân tố “tình” sẽ hoàn toàn không còn sót lại chút gì.
Vậy thì xoay ngược lại nhìn, nếu một người thân ngập trong “tình” muốn thoát khỏi ràng buộc của tình, thì điều cốt yếu là phải mở rộng cách nhìn thời gian trong tu luyện. Khi chúng ta bị tác động bởi các chấp trước, hoặc khi chúng ta trong mâu thuẫn không thể vượt quan, thì thường là chúng ta đang mắc kẹt trong một khoảng thời gian tương đối ngắn mà xem xét vấn đề, hoặc nhất thời nóng nảy, hoặc nhất thời hồ đồ. Nếu chúng ta có thể tỉnh táo đặt những tình huống dường như không thể vượt qua, dường như xẻo tim khoan xương, dường như bối rối hồ đồ này, vào góc nhìn thời gian rộng lớn vô hạn của thiên thể vũ trụ mà nhìn xét, thì sẽ thăng khởi được chính niệm trong Pháp, sẽ biết được nên đối đãi như thế nào. Rốt cuộc, điều mà một người tu luyện Đại Pháp chân chính cần thành tựu chính là một vũ trụ mới vĩnh hằng, triệt để thoát khỏi sự ràng buộc của thời gian. Vậy thì, trong quá trình tu khứ tình, cách nhìn thời gian của người tu luyện càng hạn hẹp thì càng khó tu khứ tình, cách nhìn thời gian càng rộng lớn thì càng dễ tu khứ tình.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/248068
Ngày đăng: 08-04-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.