Chùa Pháp Hỷ: Rồng đất biến thành rồng thật
Tác giả: Hành Duyên
[ChanhKien.org]
Trong truyền thuyết rồng chủ yếu có liên quan đến nước, hầu như nơi nào có nước, thì đều có rồng tồn tại. Ngay cả trong giếng cũng đều có Tỉnh Long Vương (Tỉnh là chỉ cái giếng). Nhìn từ góc độ này, rồng cũng không phải vật hy hữu. Hòa thượng chùa Pháp Hỷ từng dùng khối đất làm ra một con rồng, sau trở thành rồng thật. Về sau hòa thượng lo ngại nó đi ra ngoài sẽ gây rắc rối, nên không thể không xích lại.
1: Chùa xây rồng đất
Phía đông nam của quận Chính Dương có một ngôi chùa gọi là chùa Pháp Hỷ. Chùa này cách xa quận một trăm dặm, nằm tại phía tây sông Vị. Năm cuối Nguyên Hòa thời Đường, trong chùa có một hòa thượng liên tiếp nằm mộng gặp một con rồng trắng từ sông Vị đến, dừng lại trên cột phía Tây của điện Phật, uốn lượn ở đó thật lâu, rồi sau đó nhằm thẳng phía đông mà dời đi. Mỗi lần hoà thượng nằm mộng xong sáng hôm sau sẽ đều có mưa. Việc này đã lặp lại nhiều lần. Hòa thượng kia thấy rất kỳ lạ, bèn nói cho người khác. Người kia nói: “Phúc địa là nơi Thần linh cư trú, vốn chính là nơi rồng ở. Mà chùa cũng có rồng đến nương tựa, cho nên Thích Ca Mâu Ni có Thiên Long Bát Bộ, ý nghĩa chính là như vậy. Huống chi chùa ở nơi thanh vắng, điện thờ thanh sạch cửa lớn, làm chỗ ở của rồng, chẳng phải rất thích hợp sao? Hy vọng ông làm một con rồng đất đặt ở cây cột trong điện, dùng nó để nghiệm chứng đôi chút về giấc mơ của ông.” Vị hòa thượng kia nghe vậy liền triệu tập thợ thủ công, dùng đất để chế tác rồng. Ông ta đem hình dáng của con rồng trong mơ nói cặn kẽ cho đội thợ thủ công. Sau khi làm xong, rồng được đặt ở bên dưới cây cột phía Tây của điện Phật. Bức tượng đất này rất giống với rồng sống ở trong mây mù, vảy bờm sinh động, động thái uyển chuyển, hết sức kỳ diệu, cho dù hoạ sĩ rất giỏi, cũng không vẽ được giống như vậy.
2: Rồng đất trở thành rồng thật
Đến năm Trường Khánh đầu tiên, một người trú trong chùa này, có một hôm nằm ở ngoài cửa, thấy có một vật từ cửa sổ đi ra, nhẹ nhàng bay bổng, giống một đám mây, bay ra khỏi chùa, bay về hướng sông Vị. Đến khi trời tối, vật kia mới trở lại cửa sổ phía Tây. Nhìn kỹ, quả nhiên là một con rồng trắng. Ngày hôm sau anh ta bèn nói cho hòa thượng trong chùa. Hòa thượng thấy kỳ lạ. Lại qua vài ngày, tất cả hòa thượng trong chùa đều đến thôn làng kia xin cơm chay, đến xế trưa mới về. Vào điện mà nhìn, thì không thấy con rồng làm bằng đất kia đâu. Các hòa thượng vừa kinh ngạc vừa kỳ lạ, nói với nhau: “Đây nhất định là rồng. Dù nó làm bằng đất, vẫn còn có thể biến hóa không chừng. Đi, không biết nó đi về đâu; đến, không biết nó từ đâu đến. Quả nhiên là linh vật chăng?” Đến buổi tối, từ sông Vị bay tới đám mây đen, không bao lâu đã đến gần điện thờ. Bỗng nhiên có một vật từ trong mây nhảy ra, từ cửa sổ phía Tây bay vào. Các hòa thượng vừa kinh vừa sợ. Đến gần mà nhìn, thì thấy con rồng làm bằng đất kia đã bám lên cột phía Tây. Nhìn kỹ, bờm, râu, vảy, sừng của con rồng kia hình như tất cả đều ướt. Từ đó về sau, bèn dùng xích sắt khóa nó lại. Về sau nơi đó có hạn hán hoặc ngập úng gì mà cầu đảo nó thì hết sức linh nghiệm. (Xuất xứ từ “Tuyên Thất chí”)
3: Hội họa điêu khắc là Thần truyền
Rất nhiều người am hiểu văn hóa Thần truyền đều biết, hội họa và nghệ thuật điêu khắc, thậm chí thi từ ca phú đều là một bộ phận của văn hóa Thần truyền. Nếu đã là văn hóa Thần truyền, thì có tồn tại nhân tố phía sau nó. Dùng tốt sẽ có tác dụng hoằng dương văn hóa Thần truyền, dùng không tốt sẽ ra chuyện xấu, vi phạm yêu cầu của Thần.
Mọi người dùng đất làm ra rồng, rồng đất lại có thể biến thành rồng thật làm mưa. Những hình thức nghệ thuật khác có hiệu quả giống vậy hay không? Có người ưa thích điêu khắc những thứ bất hảo thậm chí ác, vẽ ra những bức tranh rất bất hảo, làm thơ từ bất hảo, đều tạo thành ảnh hưởng không tốt. Thậm chí còn gây thành đại họa.
Ngày đăng: 12-04-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.